Zalo QR
7.2.1.8. Hệ thống theo dõi vùng cách nhiệt
Nếu khoảng cách nhiệt được bố trí tách biệt khỏi bồn chứa chính (ví dụ bể vách) thì cần phải lắp đặt hệ thống theo dõi. Hệ thống này có vai trò:
- Phân tích khí xả nhằm phát hiện hơi sản phẩm (vách bị rò);
- Thanh lọc khí trơ qua khoảng hơi cách nhiệt để đảm bảo trong suốt quá trình vận hành bình thường của bể nồng độ khí được duy trì ở mức thấp hơn 30 % so với giới hạn cháy dưới;
- Kiểm soát độ chênh lệch áp suất giữa khoảng hơi cách nhiệt và bồn chứa chính nhằm đảm bảo không gây hư hại cho vách. Hệ thống này phải được thiết kế “an toàn vận hành”.
7.2.2. Bảo vệ áp suất và độ chân không
7.2.2.1. Quy định chung
Với những bể chứa các sản phẩm có độc tính, không được thiết kế hệ thống xả khí ra môi trường.
Với những bể chứa các sản phẩm không có độc tính, giữa áp suất vận hành và áp suất thiết kế của bể phải có một độ chênh lệnh phù hợp nhằm tránh tình trạng xả khí không cần thiết.
Công suất xả (áp suất và chân không) được thiết kế dựa trên các diễn tiến của quá trình vận hành bình thường và bất thường. Cũng cần chú ý tới sự hư hỏng của các thiết bị được liên kết với nhau, ví dụ các nhà xưởng gia công, hệ thống thông gió hay cửa chớp,...
CHÚ THÍCH 1: Thông thường các van xả áp và chân không riêng biệt với nhau. Tuy nhiên có thể sử dụng kết hợp cả 2 loại trên.
Với bể chứa tổ hợp, hệ thống xả áp được thiết kế nhằm điều tiết lượng hơi phát sinh từ sự cố rò rỉ bể chứa trong.
CHÚ THÍCH 2: Một lỗ nhỏ đường kính 20 mm ở lớp đầu tiên của vỏ bể là phù hợp cho kích thước của hệ thống xả áp.
7.2.2.2. Van xả áp
Số lượng van yêu cầu được tính toán dựa trên tổng lượng hơi sản phẩm thoát ra và các điểm đặt xác định. Bên cạnh đó, cũng cần lắp đặt một van dự phòng phục vụ cho mục đích bảo trì.
Ống dẫn vào sẽ xuyên qua nắp treo (nếu có thể), do vậy ngăn chặn hơi lạnh xâm nhập vào khoảng ấm giữa nắp ngoài của bể và nắp treo trong quá trình xả áp.
7.2.2.3. Van xả chân không
Số lượng van yêu cầu được tính toán dựa trên tổng lượng không khí đi vào và các điểm đặt xác định. Bên cạnh đó, cũng cần lắp đặt một van dự phòng phục vụ cho mục đích bảo trì.
Van xả chân không cho phép không khí đi vào khoảng hơi ngay dưới nắp bể.
7.2.3. Phòng cháy
Cần phải quan tâm đến vấn đề phòng chống cháy. Các nguy cơ gây cháy có thể là:
- Cháy cục bộ;
- Cháy tại van xả;
- Cháy tại các thiết bị gần kề (kể cả bể chứa).
7.3. Tác động (tải trọng)
7.3.1. Quy định chung
Các tải trọng thông thường và tải trọng đặc biệt được liệt kê từ 7.3.2 tới 7.3.3.
7.3.2. Tải trọng thông thường
7.3.2.1. Tải trọng thường xuyên
Khối lượng bản thân của các bộ phận bê tông, thép, thành phần cách nhiệt, ống dẫn, khớp nối và các thành phần cố định khác. Các tác động cục bộ của dự ứng lực như vùng neo và ứng suất phá hủy bê tông, xem EN 1992-1-1:2004.
7.3.2.2. Tải trọng tạm thời
7.3.2.2.1. Tải trọng của sản phẩm
Tải trọng thủy tĩnh của sản phẩm trong bể.
7.3.2.2.2. Tải trọng đặt lên
Tải trọng đặt lên nắp bể có thể là:
- Tải trọng phân bố đều 1,2 kPa trên phần diện tích nắp bể đưa ra;
CHÚ THÍCH 1: Tải trọng này không tính đến tác động của tải trọng tuyết và tải trọng do sự giảm áp bên trong.
- Tải trọng phân bố đều 2,4 kPa tác động lên bục lên xuống và lối đi bộ;
- Tải trọng tập trung 5 kN tác động lên khoảng diện tích 300 mm x 300 mm tại điểm bất kỳ trên bục lên xuống hay lối đi bộ.
CHÚ THÍCH 2: Tải trọng phân bố đều lên nắp treo có giá trị nhỏ nhất là 0,5 kPa trong suốt quá trình xây lắp và bảo trì.
CHÚ THÍCH 3: Tại một số nơi, nhiệt độ môi trường có thể thấp hơn nhiệt độ thiết kế của bể, hiện tượng ngưng tụ có thể xảy ra bên trong của nắp bể chứa ngoài. Điều này có thể ảnh hưởng tới nắp treo và tùy thuộc vào thiết kế của mái, có thể dẫn đến việc tích tụ sản phẩm dạng lỏng bên trong khoảng vành khuyên của bể vách kép.
7.3.2.2.3. Tải trọng gió
Cần tham khảo các dữ liệu quốc gia hoặc EN 1991-1-4 để thiết lập các giá trị thích hợp cho tải trọng gió.
7.3.2.2.4. Tải trọng tuyết
Cần tham khảo các dữ liệu quốc gia để thiết lập các giá trị phù hợp cho tải trọng tuyết.
7.3.2.2.5. Áp suất cách nhiệt
Cả bể chứa trong và ngoài đều phải được thiết kế chịu áp lực gây ra bởi hệ thống cách nhiệt (bao gồm cả bột peclit(1).
7.3.2.2.6. Áp suất bên trong theo thiết kế
Chủ đầu tư phải mô tả chi tiết về áp suất bên trong phục vụ cho việc thiết kế bể.
7.3.2.2.7. Áp suất âm theo thiết kế (chân không)
Chủ đầu tư phải mô tả chi tiết về áp suất âm phục vụ cho việc thiết kế bể.
7.3.2.2.8. Tải trọng lún
Bể chứa và bệ đỡ phải được thiết kế đảm bảo chịu được độ lún toàn phần và độ lún chênh lệch lớn nhất theo tính toán có thể xảy ra trong suốt tuổi thọ của bể.
7.3.2.2.9. Các mối nối ống
Tải trọng của các mối nối phải được mô tả chi tiết bởi chủ đầu tư hay xác định chính xác bởi nhà thầu nếu các mối nối đó thuộc phần thiết kế của họ.
7.3.2.2.10. Tải trọng thi công
Tất cả các tải trọng có thể có trong suốt quá trình thi công được quy định trong EN 1991-1-6.
7.3.2.2.11. Quá trình thử nghiệm thủy tĩnh và khí nén
Quá trình thử nghiệm thủy tĩnh và khí nén được quy định trong EN 14620-5.
7.3.2.2.12. Hiệu ứng nhiệt
Cần phải chú ý tới ảnh hưởng của nhiệt trong tất cả các giai đoạn xây dựng, thử nghiệm, làm lạnh, vận hành bình thường hay bất thường, làm ấm hệ thống.
7.3.2.2.13. Động đất OBE
Bể chứa phải được thiết kế có tính đến quá trình dịch chuyển nền móng gây ra bởi dịch chuyển đất nền OBE (xem thêm 7.1.4).
CHÚ THÍCH: Theo EN 1998-1:2004, OBE được xem là tương đương với Trạng thái hạn chế hư hỏng (Damage Limitation State). Theo DD ENV 1998-4:1998, OBE được xem là tương đương Trạng thái giới hạn về sử dụng.
Dịch chuyển nền OBE là dịch chuyển được mô tả bởi phổ phản ứng 5 % tắt dần, có 10 % khả năng vượt quá trong vòng chu kì 50 năm (vòng lặp lại trung bình 475 năm).
Khi kết cấu bể và các thành phần được thiết kế bảo đảm được giá trị. tắt dần khác 5 %, phổ phản ứng OBE được điều chỉnh dựa theo các hệ số điều chỉnh nêu trong EN 1998-1:2004, 3.2.2.2 (3). Giá trị tắt dần hợp lý thường được dựa vào các giá trị của hiện tượng tắt dao động nêu trong DD ENV 1998-1:1998, 1.4.3. Các giá trị tắt dần áp dụng cho ảnh hưởng của các tác động xung dọc có giá trị giống như áp dụng cho tác động xung ngang.
Hệ số điều chỉnh tắt dần (được dựa theo EN 1998-1:2004, 3.2.2.2 (3) gồm cả tắt dần hệ thống cấu trúc đất nền) có giá trị giới hạn là 0,7.
Hệ số ứng xử không đàn hồi q (theo DD ENV 1998-4:1998) có giá trị thiết lập là 1.
7.3.3. Tác động gây sự cố
7.3.3.1. Rò rỉ bồn chứa chính
Với loại bể có bồn chứa phụ, bồn chứa phụ này phải được thiết kế đảm bảo chứa được toàn bộ lượng chất lỏng của bồn chứa chính. Giả thiết lượng chất lỏng chảy vào bồn chứa phụ một cách từ từ. Bồn vách cũng có thể được tính toán tương tự. Ngoài sự cố tràn thông thường với lượng lớn sản phẩm, các sự cố tràn nhỏ gây ra hiện tượng “điểm lạnh” cũng phải được khảo sát.
7.3.3.2. Rò rỉ từ các cấu kiện ống
Cần chú ý tới nguy cơ rò rỉ tại các vị trí khớp nối ống hay van và các tác động của chúng tới nắp hay vỏ bể.
CHÚ THÍCH: Có thể giả thiết trường hợp lót đệm (gioăng) bị hỏng khi dự tính sự cố rò rỉ.
Các khu vực tại đó có thể xảy ra hiện tượng rò rỉ phải được thiết kế đảm bảo an toàn trong việc tiếp xúc với chất lỏng hoặc phải được bảo vệ bằng các hệ thống thu và thoát sản phẩm dự phòng.
7.3.3.3. Động đất SSE
Bể chứa phải được thiết kế tính đến dịch chuyển đất nền SSE (xem thêm 7.1.4).
CHÚ THÍCH: Theo EN 1998-1:2004 và DD ENV 1998-4:1998, SSE tương đương Trạng thái giới hạn cực hạn (Ultimate Limit State).
Dịch chuyển nền SSE là dịch chuyển được mô tả bởi phổ phản ứng tắt dần 5 %, có 1 % khả năng vượt quá trong vòng chu kì 50 năm (vòng lặp lại trung bình 4 975 năm), có ngoại lệ sau:
Trường hợp ngoại lệ: Nếu tung độ của phổ phản ứng SSE tắt dần 5 % này trong giai đoạn cơ bản của trạng thái xung của hệ thống móng bể chất lưu vượt quá tung độ tương ứng của phổ dịch chuyển nền SSE tất định nêu trong đoạn dưới đây, dịch chuyển nền SSE lúc này sẽ được coi là dịch chuyển nền tất định nêu trong đoạn dưới đây.
Dịch chuyển nền SSE tất định sẽ là giá trị 84 % cao nhất với phổ phản ứng 5 % tính từ các đợt động đất đặc trưng trên các vệt động đất được biết là vẫn còn hoạt động trong khu vực. Phương pháp tất định chỉ được phép áp dụng đối với các khu vực có chấn động động đất cao dọc các đường bao cao nguyên, những nơi mà vị trí địa lý và đặc điểm của các vệt nứt động đất chính vẫn còn hoạt động đã được xác định trong các nghiên cứu địa chất và động đất.
Bất kì phương pháp nào được sử dụng để xác định phổ dịch chuyển đất nền SSE tắt dần 5 %, phổ đó cũng không được lớn hơn 2 lần phổ OBE tắt dần 5 %.
Khi cấu trúc bể và các thành phần được thiết kế bảo đảm được giá trị tắt dần khác 5 %, phổ phản ứng SSE được điều chỉnh dựa theo các hệ số điều chỉnh nêu trong EN 1998-1:2004, điều 3.2.2.2 (3). Giá trị tắt dần hợp lý thường được dựa vào:
- Áp dụng các giá trị của hiện tượng tắt dao động nêu trong ENV 1998-1:1998, điều 1.4.3. Các giá trị tắt dần áp dụng cho ảnh hưởng của các tác động xung dọc có giá trị giống như áp dụng cho tác động xung ngang;
- Tương tác cấu trúc đất nền: với các mô hình đối lưu, các hệ số tắt dần về cơ bản là độc lập với vật liệu chế tạo bể và các ảnh hưởng của quá trình tương tác cấu trúc đất nền. Hệ số này có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 0,5 %.
Hệ số điều chỉnh tắt dần (được dựa theo EN 1998-1:2004, điều 3.2.2.2 (3) gồm cả tắt dần hệ thống cấu trúc đất nền) có giá trị giới hạn là 0,63.
Hệ số ứng xử không đàn hồi q (theo DD ENV 1998-4:1998) có giá trị không lớn hơn 1 trừ khi được điều chỉnh theo EN 1998-1:2004 và DD ENV 1998-4:1998.
7.3.3.4. Cháy nổ bên ngoài
Chủ đầu tư phải mô tả chi tiết mức độ và phạm vi của các sự cố cháy nổ bên ngoài hệ thống.
7.3.4. Liên kết các tác động
Các tác động thông thường nêu trên được tổ hợp theo EN 1991-1 sao cho tất cả các tổ hợp tải trọng xảy ra trong các giai đoạn xây dựng, thử nghiệm, làm lạnh, vận hành bình thường và làm ấm bể được kể đến trong thiết kế. Chỉ có một tác động gây sự cố kết hợp với một liên kết tương ứng của tác động bình thường trong bất kỳ trường hợp tải đơn nào.
8. Kiểm tra và bảo trì
Nhà thầu cần phải chỉ ra các hạng mục yêu cầu đặc biệt lưu ý sau này sao cho chương trình kiểm tra và bảo trì được chuẩn bị phù hợp.
(1) Loại thủy tinh được đốt nóng và nén ép thành dạng bột dùng làm vật liệu cách nhiệt, cách âm và cách điện
Xem lại: TCVN 8615-1:2010 - Phần 1: Quy định chung - Phần 4
Xem tiếp: TCVN 8615-1:2010 - Phần 1: Quy định chung - Phần 6