Zalo QR
B.5. Liên kết thành bể với nắp
Liên kết thành bể - nắp thường là một cấu trúc liền khối.
B.6. Nắp
Việc sử dụng nắp bê tông thường là có lợi trong trường hợp áp suất thiết kế cao (ví dụ lớn hơn 14 kPa).
Nắp thường được làm bằng bê tông cốt thép. Lớp lót bằng thép bên trong được sử dụng để đảm bảo nắp bể kín hơi. Lớp lót này có thể sử dụng làm ván khuôn cho bê tông và làm việc như một kết cấu liên hợp. Trong trường hợp này, lớp lót được neo vào bê tông bằng các đinh tán.
Nắp bể bê tông có thể được đổ liên tục hoặc chia thành nhiều phần. Nó cũng có thể được đổ làm nhiều lớp, tùy thuộc vào độ dày. Phương pháp thi công đảm bảo hoàn thiện nắp bể phẳng và không rạn nứt. Cũng cần phải chú ý đến các vấn đề như tốc độ trộn, khả năng vận chuyển, nhân công, độ nghiêng dốc của nắp bể.
Trong quá trình đổ bê tông, có thể cần tạo áp suất không khí bên trong bể để đỡ được khối lượng hỗn hợp bê tông cho tới khi nó đạt đủ cường độ.
B.7. Thiết kế móng
B.7.1. Yêu cầu chung
Có thể sử dụng các loại móng sau:
- Móng nông (móng bè hay dầm vòng);
- Móng cọc.
B.7.2. Móng nông
B.7.2.1. Móng bè
Khi đất nền có những đặc tính cần thiết để chịu được toàn bộ tải trọng thiết kế, có thể sử dụng các bản bê tông cốt thép đặt trực tiếp trên đất nền. Các bản này có kích thước phù hợp để đảm bảo phân bố tải trọng đều lên nền đất. Một số vị trí trên bản cũng được làm dày hơn để chịu tải trọng lớn, ví dụ vị trí ngang dưới vỏ và thành bể. Trong thiết kế bản móng, cũng cần phải có các dự phòng cho các tác động của hiện tượng lún cục bộ không đều, co ngót sau khi khô, từ biến và biến dạng cho nhiệt xảy ra trong quá trình vận hành và trong các điều kiện bất thường.
B.7.2.2. Hệ dầm vòng
Khi đất nền có thể chịu được tải trọng tác dụng lên bể và các thành phần của nó với độ lún cho phép, loại móng đơn có thể được sử dụng. Móng được tăng cường bởi các dầm vòng có cấu trúc độc lập được thiết kế để nâng đỡ vỏ và/hoặc các thành bể, và tạo ra khả năng neo giữ chống lại hiện tượng đẩy trồi.
Cũng cần phải chú ý tới thiết kế mặt tiếp xúc giữa dầm vòng và đế móng, để tránh hiện tượng biến dạng của các tấm bạc lót, có thể sử dụng một bản chuyển tiếp.
CHÚ THÍCH: Có thể phải cấu tạo thêm thanh dầm vòng rời lắp trong bể để tạo ra một gối đỡ chịu lực được cách ly cho vỏ của bồn chứa trong. Nó bổ sung cho các dầm vòng của móng chính.
Nếu điều kiện đất nền không cho phép lớp đất phía trên đỡ móng, thì phải thiết kế móng được đỡ hệ cọc.
B.7.3. Móng cọc
Cọc hay trụ chống được sử dụng để khai thác khả năng nâng đỡ từ những tầng đất nền dưới sâu hơn. Việc sử dụng cọc thông thường do tính kinh tế, sự đa dạng về thể loại, đường kính, độ dài, tạo thuận lợi để tối ưu hóa giải pháp thiết kế móng.
Việc thiết kế đế móng phải xét đến sự thay đổi về độ cứng của cọc. Phương pháp thi công cọc và sức chịu tải của cọc phải được xác định từ một chương trình sản xuất thử và chương trình thi công, thử nghiệm. Cũng cần phải tính toán kỹ lưỡng thiết kế của đế móng và hệ thống cọc nhằm chịu được tải trọng phân bố lại trong trường hợp một (hay một số) cọc bị hỏng.
CHÚ THÍCH 1: Cần lưu ý khả năng bản đáy bị làm lạnh do bồn chứa chính bị rò rỉ. Vì vậy hiện tượng co ngót của các tấm phải được tính đến. Sự co ngót này giảm dần về phía tâm của bản móng.
CHÚ THÍCH 2: Cần quan tâm tới liên kết giữa hệ thống cọc và đế móng (đài cọc). Nếu đất nền phù hợp, các cọc với tiết diện nhỏ ở gần nhau liên kết cố định với đế móng. Với cọc đường kính lớn được đổ tại chỗ, có thể sử dụng liên kết cố định cho các cọc gần tâm của bể, và sử dụng liên kết dạng trượt cho các cọc còn lại.
CHÚ THÍCH 3: Trong trường hợp sử dụng cọc, lực ngang (ví dụ tải trọng của chất lỏng khi được phun vào bể) là yếu tố có ảnh hưởng lớn.
CHÚ THÍCH 4: Với bể chứa kép hay bể chứa hoàn chỉnh, các lực ngang và các momen do tải trọng đặc biệt gây ra cũng có thể được truyền sang bản móng.
Cũng có thể tính đến việc sử dụng bản móng được nâng cao. Cần tập trung vào việc sử dụng hệ thống cách chấn (chống lại động đất) hoặc tránh sử dụng các phần tử sinh nhiệt.
Phần đế dưới bể nên có độ nghiêng ra phía rìa của bể, trong trường hợp chất lỏng bị tràn thì nó sẽ được chảy ra ngoài.
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] EN 10002-1, Metallic materials - Tensile testing - Part 1: Method of test at ambient temperature
[2] EN 10045-1, Metallic materials - Charpy impact test - Part 1: Test method.
[3] EN 10080, Steel for the reinforcement of concrete - Weldable ribbed reinforcing steel - General.
[4] EN 10088-1, Stainless steels - Part 1: List of stainless steels.
[5] EN 14620-4,5, Design and manufacture of site built, vertical, cylindrical, flat-bottomed steel tanks for the storage of refrigerated, liquefied gases with operating temperatures between 0oC and -165 oC - Part 4: Insulation components - Part 5: Testing, drying, purging and cool-down.
[6] ISO 4624, Paints and varnishes - Pull-off test.
[7] ASTM D1647, Standard test methods for resistance of dried films of varnishes to water and alkali.
[8] ASTM E96, Standard test methods for water vapour transmission of materials.
[9] AWWA D110, Wire and strand-wound, circular, prestressed concrete water tanks.
[10] NFPA 59A, Standard for the production, storage and handing of Liquefied Natural Gas (LNG).
[11] Durable bonded post-tensioned bridges, Concrete Society Report TR47.
[12] Corrosion protection of unbonded tendons, FIP Recommendation 91:1986.
[13] Cryogenic behaviour of materials for prestressed concrete, FIP State of the art report 904/128:1982.
[14] F.S Rostasy, Assessment of mechanical properties of structural materials for cryogenic applications, FIP Special report SR 88/2, June 1988.
[15] F.H. Turner, Concrete and cryogenics, Cement and Concrete Association, 1979.
[16] A.S.G. Bruggeling, Prestressed concrete for the storage of liquefied gases. London, E and F Spon: 1981.
[17] Preliminary recommendations for the design of prestressed concrete containment for the storage of refrigerated liquefied gases, FIP guide to good practice 912/134:1982.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Thuật ngữ và định nghĩa
4. Yêu cầu chung
5. Độ kín hơi
6. Vật liệu
6.1. Yêu cầu chung
6.2. Bê tông
6.3. Thép dự ứng lực và thép cốt
7. Thiết kế
7.1. Yêu cầu chung
7.2. Hệ số riêng đối với các tác động và các tổ hợp tải trọng
7.3. Độ chống thấm
8. Các quy định chi tiết
8.1. Yêu cầu chung
8.2. Dự ứng lực
8.3. Thiết kế thành bể
8.4. Tấm lót nắp bể bằng thép
8.5. Mạch ngừng thi công
8.6. Vị trí cáp sợi căng
8.7. Lớp bê tông bảo vệ
8.8. Diện tích cốt thép tối thiểu
8.9. Đê ngăn bằng bê tông cốt thép
9. Thi công và trình độ tay nghề
9.1. Yêu cầu chung
9.2. Kiểm soát vết nứt
9.3. Ván khuôn và thanh neo
9.4. Con kê
9.5. Bảo dưỡng
9.6. Dung sai cho phép
10. Lót và phủ
10.1. Yêu cầu chung
10.2. Lớp lót
10.3. Lớp phủ
10.4. Hệ thống bảo vệ chống nhiệt (Thermal Protection System - TPS)
Phụ lục A (Tham khảo)
Phụ lục B (Tham khảo)
Thư mục tài liệu tham khảo
Xem lại: TCVN 8615-3:2010 - Phần 3: Các bộ phận bê tông - Phần 3