Zalo QR
6.2.2. Cụm làm kín Loại 2
Điều mục này cung cấp thiết kế chi tiết cho cụm làm kín Loại 2, như được mô tả trong Điều 4. Thông tin cụ thể được cung cấp ở đây là các thông tin thêm về các đặc điểm thiết kế chung cho cụm làm kín được liệt kê trong 6.1.
6.2.2.2. Buồng làm kín và tấm nắp đệm (Loại 2)
6.2.2.2.1. Nếu được quy định, hoặc theo yêu cầu của 6.1.2.14, một hệ thống dòng làm kín chức năng như sắp xếp theo chu vi hoặc sắp xếp nhiều cửa phải được cung cấp cho cụm làm kín Cấu trúc 1 và Cấu trúc 2 cùng với một chi tiết mềm dẻo quay. Việc bố trí dòng chức năng phải được bố trí đề tối đa hóa sự đồng đều và độ làm mát của những bề mặt làm kín. Đối với hệ thống nhiều cửa, cửa có đường kính nhỏ nhất 3 mm (1/8 in) phải được sử dụng. Các đường dẫn dòng chức năng làm kín phải được thiết kế để chúng có thể được làm sạch (xem Hình 22).
CHÚ THÍCH: Các hệ thống dòng chức năng được phân bố không được quy định cho cụm làm kín có chi tiết mềm dẻo tĩnh kép hoặc đơn bởi vì điều này trở lên phức tạp và giá thành cao. Hơn nữa, bề mặt cụm làm kín có chi tiết mềm dẻo tĩnh đơn trong vị trí buồng làm kín nơi mà sự hoà hợp hiệu quả nhất diễn ra, và yêu cầu về sự phân bố của dòng chức năng giảm đi.
6.2.2.2.2. Những mối nối ăn khớp giữa tấm nắp đệm cụm làm kín, buồng làm kín, buồng làm kín chặn và vỏ bơm phải được lắp một miếng đệm giữ để ngăn ngừa sự phun trào. Độ nén điều khiển được của miếng đệm (ví dụ, một vòng O hoặc một miếng đệm xoắn ốc) phải được lắp cùng với sự tiếp xúc kim loại với kim loại giữa tấm nắp đệm và bề mặt buồng làm kín. Việc thiết kế mối nối ăn khớp phải tránh được sự đùn ra của miếng đệm vào bên trong buồng làm kín mà tại đó nó có thể bị tương tác với chất lỏng làm mát cụm làm kín. Nơi mà giới hạn khoảng cách hoặc giới hạn về thiết kế khiến cho yêu cầu này không thực tế, một thiết kế tấm nắp đệm thay thế phải được đề nghị với sự chấp thuận của khách hàng (xem Hình 23).
CHÚ THÍCH: Để giảm nhỏ nhất độ không đồng tâm, tiếp xúc kim loại với kim loại là yêu cầu để giữ đường vuông gốc giữa những bề mặt làm cụm làm kín và trục.
6.2.2.3. Ống lót cụm làm kín dạng hộp (Loại 2)
6.2.2.3.1. Các kích cỡ cụm làm kín tiêu chuẩn phải ăn khớp với trục có độ lớn 10 mm.
6.2.2.3.2. Nếu các then truyền động được cung cấp, các then phải được đảm bảo gắn chặt với trục (xem Hình 24).
CHÚ THÍCH: Các then được định vị trên trục sâu vào trong những hộp làm kín truyền thống không thể dễ chạm đến được để lắp ráp cụm làm kín.
Hình 24 - Lắp các then truyền động vào trục
6.2.3. Các cụm làm kín Loại 3
6.2.3.1. Thông tin chung (Loại 3)
Điều mục nhỏ này cung cấp thiết kế chi tiết cho Cụm làm kín Loại 2, như được mô tả trong Điều 4. Thông tin cụ thể được cung cấp ở đây là các thông tin thêm về các đặc điểm thiết kế chung cho cụm làm kín được liệt kê trong 6.1.
6.2.3.2. Buồng làm kín và tấm nắp đệm (Loại 3)
Một hệ thống dòng chức năng cụm làm kín được phân bố như là một Cấu trúc theo chu vi hoặc Cấu trúc nhiều cửa phải được cung cấp cho cụm làm kín Cấu trúc 1 và Cấu trúc 2 của Loại 3 cùng với các bộ phận mềm dẻo quay. Việc bố trí dòng chức năng phải được định vị để lớn nhất sự đồng đều và độ làm mát của bề mặt cụm làm kín. Đối với hệ thống nhiều cửa, phải sử dụng các cửa có đường kính nhỏ nhất 3 mm (1/8 in). Các đường dẫn dòng chức năng phải được thiết kế để chúng có thể được làm sạch (xem Hình 22).
CHÚ THÍCH: Trong rất nhiều trường hợp, hoạt động làm kín hiệu quả phụ thuộc vào hệ thống dòng chức năng phân bố tạo ra sự giải phóng nhiệt lớn nhất khỏi bề mặt làm kín để đảm bảo việc hình thành màng hiệu quả và tránh biến dạng nhiệt không đối xứng của các chi tiết làm kín. Hệ thống dòng chức năng phân bố không được quy định cho các cụm làm kín có chi tiết mềm dẻo tĩnh đơn hoặc kép vì điều này trở lên phức tạp và giá thành cao. Hơn nữa, những bề mặt cụm làm kín có chi tiết mềm dẻo tĩnh đơn trong vị trí buồng làm kín nơi mà sự hoà hợp hiệu quả nhất diễn ra, và yêu cầu về sự phân bố của dòng chức năng giảm đi.
7. Hệ làm kín cụ thể
7.1. Cụm làm kín Cấu trúc 1
7.1.1. Ống lót làm kín
Ống lót làm kín phải là một chi tiết riêng.
7.1.2. Buồng làm kín và tấm nắp đệm
7.1.2.1. Trừ trường hợp có quy định:
a) một ống lót tiết lưu bằng cacbon được cố định phải được lắp đặt trong tấm nắp đệm cho các cụm làm kín Loại 1.
b) một ống lót tiết lưu không đánh lửa được cố định phải được lắp đặt trong tấm nắp đệm cho các cụm làm kín Loại 2, và:
c) một ống lót tiết lưu hạn chế khe hở (tùy động) bằng các bon được cố định phải được lắp đặt trong tấm nắp đệm cho những cụm làm kín Loại 3.
Các ống lót tiết lưu phải có khả năng chống lại một cách tích cực sự phun trào trào áp suất để giảm nhỏ nhất sự rò rỉ nếu cụm làm kín bị hỏng. Các thiết bị điều khiển sự rò rỉ thay thế có thể được cung cấp nếu được quy định.
Các ống lót tiết lưu có thể được định cỡ để cho phép sự tăng nhiệt của trục.
CHÚ THÍCH: Vật liệu ống lót tiết lưu bằng các bon phù hợp cho nhà máy hóa chất và những sản phẩm tinh luyện, tuy nhiên nó nhạy cảm hơn với hư hỏng do va đập so với một ống lót kim loại không đánh lửa. Các cụm làm kín Loại 2 được thiết kế để lắp ráp với buồng làm kín TCVN 9733 (ISO 13709) và phải được sử dụng trong các thiết bị tinh luyện nhất - PTFE (và những vật liệu kết hợp grafit - PTFE) là vật liệu mong muốn ít hơn, bởi vì những đặc tính giãn nở nhiệt và thiết bị nhớ.
7.1.2.3. Trừ trường hợp được quy định, dòng chức năng, thông gió, và ống thoát nước phải được cung cấp và được nút kín. Các nút cho mối nối bằng ren phải phù hợp 6.1.2.18.
7.2. Cụm làm kín Cấu trúc 2
7.2.1. Quy định chung
7.2.1.1. Trừ trường hợp được quy định, cụm làm kín trong phải là cụm làm kín tiếp xúc ướt (2CW-CW, hoặc 2 CW-CS). Cụm làm kín phải có đặc điểm cân bằng (đảo ngược) nội tại được thiết kế và Cấu trúc để chống lại độ chênh lệch áp suất đảo chiều tới 0,275 MPa (2,75 bar) (40 psi) mà không có bộ phận nào bị đẩy hoặc mở ra.
CHÚ THÍCH: Áp suất buồng làm kín chặn thông thường thấp hơn áp suất buồng làm kín bên trong. Buồng làm kín chặn thường được kết nối thông qua lỗ định cỡ tới hệ thống thu hồi hơi nước trong trường hợp đó nó phải hoạt động ở áp suất của hệ thống đã được nối vào. Rất hiếm khi gặp trường hợp hệ thống thu hồi hơi nước có thể đạt đến mức áp suất kế 0,275 MPa (2,75 bar) (40 psi) thậm chí trong điều kiện xấu nhất.
CHÚ THÍCH: Các thiết kế cụm làm kín trong không tiếp xúc sử dụng một phần bề mặt nâng, ví dụ như là những rãnh và sóng, chúng có thể cung cấp sự vận hành đáng tin cậy trong điều kiện vận hành với chất lỏng hoặc chất khí. Nó khó để cung cấp lượng dự trữ loại bỏ bay hơi đầy đủ khi làm kín làm sạch cao các dung dịch áp suất bay hơi hoà trộn, hoặc những chất lỏng áp suất bay hơi cao với các thiết kế bề mặt tiếp xúc ướt. Một cụm làm kín trong không tiếp xúc có thể đưa ra phương án về làm kín sự hoà trộn chất khí/ chất lỏng bởi cho phép sản phẩm phát nhanh vào một chất khí thông qua bề mặt cụm làm kín. Sử dụng hiệu quả cụm làm kín trong không tiếp xúc như chất khí. Mức độ rò rỉ từ thiết kế không tiếp xúc thường cao hơn thiết kế tiếp xúc ướt.
7.2.1.3. Trừ trường hợp được quy định, cụm làm kín chặn tiếp xúc phải được sử dụng với các hệ thống đệm chất lỏng và phải được sử dụng với một cụm làm kín chặn không tiếp xúc nếu không có hệ thống đệm chất lỏng.
Nếu được nhà sản xuất cụm làm kín khuyến nghị và được khách hàng chấp thuận, một thiết kế bề mặt cụm làm kín chặn có tiếp xúc có thể được cung cấp cho điều kiện làm việc với hệ thống đệm khí.
Các bề mặt cụm làm kín trong và ngoài là một thiết kế có tiếp xúc, nếu một hệ thống đệm chất lỏng được cung cấp. Đối với hệ thống đệm khí, có thể sử dụng thiết kế bề mặt cụm làm kín chặn tiếp xúc hoặc không tiếp xúc.
CHÚ THÍCH: Các cụm làm kín chặn không tiếp xúc sử dụng một kiểu dáng bề mặt (rãnh, sóng,...) để tạo ra việc nâng của các bề mặt cụm làm kín. Liên quan đến các cụm làm kín chặn tiếp xúc vận hành khô, các thiết kế bề mặt không tiếp xúc phải tuân thủ:
a) có cấp độ ăn mòn thấp hơn trong quá trình vận hành:
b) mức độ chịu được nhiều hơn trong một môi trường đệm khí khô hoàn toàn, và:
c) được thiết kế tốc độ bề mặt cao hơn và độ chênh lệch áp suất cao hơn;
Các thiết kế cụm làm kín chặn có tiếp xúc thông thường có sự rò rỉ bay hơi và chất lỏng thấp nhất. Các thiết kế cụm làm kín chặn có tiếp xúc khô đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất được giới hạn áp suất cho chế độ làm việc liên tục thường dưới giá trị 0,07 MPa (0,7 bar) (10 psi) ghi trên áp suất kế. Tuy nhiên các thiết kế phù hợp trong môi trường khí của sản phẩm bay hơi trong chế độ vận hành liên tục có sự chênh lệch áp suất kế tới 0,275 MPa (2,75 bar) (40 psi) để cho phép sự biến đổi áp suất trong hệ thống thu hồi bay hơi. Ăn mòn ma sát và ăn mòn do cọ sát phụ thuộc vào tốc độ của trục, áp suất buồng làm kín chặn và đặc tính của hơi cần làm kín. Việc sử dụng khí Nitơ khô hoàn toàn như là một khí đệm có thể dẫn tới việc ăn mòn bề mặt cacbon nhanh.
CHÚ THÍCH: Trong rất nhiều trường hợp, việc lắp đặt 2 CW- CS không sử dụng khí đệm bên ngoài. Nếu khí đệm không được sử dụng, buồng làm kín chặn được lắp đầy bởi chất lỏng công tác trong trạng thái hóa hơi.
7.2.2. Ống lót cụm làm kín
7.2.2.1. Tại những vị trí có thể, ống lót của cụm làm kín phải được thiết kế là một chi tiết. Các thiết kế cụm làm kín mà trong đó có sự kết hợp với ống lót phụ tại lỗ đầu trục của ống lót cụm làm kín tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp của bộ phận làm kín bên trong là có thể chấp nhận. Ống lót phụ phải được định vị theo hướng dọc trục trên ống lót cụm làm kín bằng một vai trục và được truyền động bởi một vít cố định (xem Hình 25).
7.2.2.2. Nếu được khuyến nghị bởi nhà sản xuất và được chấp thuận bởi khách hàng, thiết kế về ống lót phụ thay thế có thể được cung cấp. Để đảm bảo sự tin cậy của cụm làm kín khi vận hành, sự ăn khớp của ống lót phụ và ống lót làm kín phải đáp ứng các yêu cầu của Điều 6.
CHÚ THÍCH: Việc lắp ống lót phụ tại lỗ đầu trục của ống lót cụm làm kín kép cho phép cụm làm kín trong có thể được lắp đặt tại lỗ đầu trục. Giảm thời gian và độ phức tạp liên quan đến cụm làm kín dạng hộp. Việc này cũng làm cho cụm làm kín có cơ cấu đẩy phía trong và phía ngoài có thể có cùng kích cỡ.
Nếu được quy định như kết quả của điều kiện xử lý và nếu độ dài bổ sung cho cấu trúc cụm làm kín là có sẵn, một ống lót tiết lưu bằng cacbon cố định phải được lắp đặt trong tấm nắp đệm và chống lại sự phun trào áp suất.
Ống lót tiết lưu được trang bị cụm làm kín kép hiếm khi được yêu cầu, tuy nhiên có thể được sử dụng trong điều kiện làm việc nhiệt độ thấp khi mà việc làm nóng được sử dụng để tránh đóng băng.
CHÚ THÍCH: Khoảng cách hướng trục được giới hạn giữa bề mặt buồng làm kín và thân ổ trục thường làm cho việc sử dụng một ống lót tiết lưu với cụm làm kín Cấu trúc 2 là không thực tế.
Xem lại: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 9
Xem tiếp: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 11