Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 17

13 tháng 12 2018

CHÚ DẪN :

X Nhiệt độ, oC

Y Áp suất tuyệt đối, MPa

  1. Các điều kiện điểm cơ bản
  2. Chu kỳ nhiệt độ
  3. Chu kỳ áp suất

Hình 30 - Các thông số thử nghiệm kiềm (NaOH)

CHÚ DẪN :

X Nhiệt độ, oC

Y Áp suất tuyệt đối, MPa

  1. Các điều kiện điểm cơ bản
  2. Chu kỳ nhiệt độ
  3. Chu kỳ áp suất

Hình 31 - Các thông số thử nghiệm dầu khoáng cho ứng dụng giữa - 7°C (20 oF) và 150 °C (300 °F)

CHÚ DẪN :

X Nhiệt độ, oC

Y Áp suất tuyệt đối, MPa

  1. Các điều kiện điểm cơ bản
  2. Chu kỳ nhiệt độ
  3. Chu kỳ áp suất

Hình 32 - Các thông số thử nghiệm dầu khoáng cho ứng dụng giữa 150 °C (300 °F) và 260 °C (500 °F)

10.3.1.2.7. Đối với mỗi kiểu cụm làm kín và chất lỏng thử nghiệm, các đường kính cân bằng định mức của các cụm làm kín được thử nghiệm phải là 50 mm (2 in) đến 75 mm (3 in) và 100 mm (4 in) đến 127 mm (5 in). Đối với các cụm làm kín bên ngoài phạm vi tiêu chuẩn này, phải xem xét đến việc thử nghiệm chất lượng.

CHÚ THÍCH: Hầu hết các ứng dụng cụm làm kín phải theo tiêu chuẩn này. Việc thử nghiệm các kích cỡ cũng xem xét đến phạm vi kích cỡ được xác định. Các tính năng kích cỡ vận hành và các kích cỡ thử nghiệm phải được xem xét tương tự.

10.3.1.2.8. Đối với cụm làm kín Cấu trúc 1, chứng minh tính năng của cụm làm kín phù hợp với 10.3.1.3.

10.3.1.2.9. Đối với cụm làm kín Cấu trúc 2, sử dụng các dòng chất lỏng đệm (2CW-CW):

a) Chứng minh tính năng của Cấu trúc có cụm làm kín trong không có cụm làm kín ngoài và chất lỏng đệm phù hợp với 10.3.1.3;

b) Chứng minh tính năng của Cấu trúc có cụm làm kín ngoài và chất lỏng đệm phù hợp với 10.3.1.3.

10.3.1.2.10. Đối với các cụm làm kín Cấu trúc 2, sử dụng một cụm làm kín chặn có hoặc không có bơm xả khí đệm (2CW-CS, 2NC-CS):

a) Đối với Cấu trúc sử dụng cụm làm kín trong tiếp xúc (2CW-CS), chứng minh tính năng của cụm làm kín trong, không có cụm làm kín ngoài và bơm xả khí đệm phù hợp với 10.3.1.3;

b) Chứng minh tính năng của Cấu trúc có cụm làm kín bên trong và cụm làm kín ngoài, nhưng không có bất kỳ bơm xả khí đệm phù hợp với 10.3.1.3;

c) Sau khi hoàn thành bước b), chứng minh tính năng cụm làm kín chặn phù hợp với 10.3.1.3.5.

10.3.1.2.11. Đối với Các cụm làm kín Cấu trúc 3 sử dụng dòng chất lỏng ngăn (3CW-F8, 3CW-FF, 3CW-BB):

a) Chứng minh tính năng của Cấu trúc có cụm làm kín trong không có cụm làm kín ngoài và dòng chất lỏng chất lỏng ngăn phù hợp với 10.3.1.3;

b) Chứng minh tính năng của Cấu trúc có cụm làm kín ngoài và chất lỏng ngăn phù hợp với 10.3.1.3.

10.3.1.2.12. Đối với các cụm làm kín Cấu trúc 3, sử dụng dòng ngăn khí (3NC-BB, 3NC-FF, 3NC-PB):

a) Dòng ngăn khí được sử dụng trong quá trình thử nghiệm chất lượng phải là nitơ;

b) Chứng minh tính năng của cấu trúc phù hợp với 10.3.1.3;

c) Chứng minh tính năng của cấu trúc tại áp suất ngăn khí khác nhau phù hợp với 10.3.1.3.6.

10.3.1.3. Quy trình thử

10.3.1.13.1. Trình tự thử phải phù hợp với 10.3.1.3.2 đến 10.3.1.3.11 và thể hiện trong Hình 33. Trình tự thử bao gồm các giai đoạn động lực học, tĩnh và tuần hoàn. Ba giai đoạn thử này phải tiến hành liên tục mà không phải tháo cụm làm kín.

10.3.13.2. Giai đoạn động lực học trong khi thử nghiệm chất lượng phải tiến hành liên tục nhỏ nhất là 100 h với tốc độ 3 600 r/min dưới các điều kiện điểm cơ bản được cho trong Bảng 8.

10.3.13.3. Giai đoạn tĩnh trong khi thử nghiệm chất lượng phải tiến hành nhỏ nhất là 4 h ở tốc độ 0 r/min (tắt máy) dưới các điều kiện điểm cơ bản cho trong Bảng 8. Không được phép quay trục trong khi thử nghiệm tĩnh.

10.3.13.4. Giai đoạn tuần hoàn của thử nghiệm chất lượng phải được tiến hành ở nhiệt độ và áp suất cho trong Bảng 8 và được thực hiện như sau:

a) vận hành cụm làm kín tại điều kiện áp suất và nhiệt độ điểm cơ bản và tốc độ 3 600 r/min cho đến khi thiết lập cân bằng;

b) Giảm áp để tất cả chất lỏng trong buồng làm kín để bay hơi hoặc giảm đến áp suất kế 0 MPa (0 bar) (0 psi) đối với các chất lỏng không bay hơi (tăng áp suất hoặc thử nghiệm dầu). Thiết lập lại áp suất cơ bản;

c) Giảm nhiệt độ chất lỏng trong buồng làm kín để giảm tối thiểu nhiệt độ thử nghiệm tuần hoàn được cho trong Bảng 8. Thiết lập lại các điều kiện điểm cơ bản;

d) Tăng nhiệt độ chất lỏng trong buồng làm kín để tăng lớn nhất nhiệt độ thử nghiệm tuần hoàn được cho trong Bảng 8. Thiết lập lại các điều kiện điểm cơ bản. Đối với việc thử nghiệm dầu khoáng, sau khi đạt được điều kiện cơ bản, tăng áp suất chất lỏng trong buồng làm kín để tăng lớn nhất nhiệt độ thử nghiệm tuần hoàn được cho trong Bảng 8. Thiết lập lại các điều kiện điểm cơ bản;

e) Tắt dòng chức năng của cụm làm kín trong 1 min nếu có thể;

f) Dừng thử nghiệm (0 r/min) trong ít nhất 10 min;

g) Thiết lập các điều kiện điểm cơ bản và vận hành ở tốc độ 3 600 r/min;

h) Làm lại các bước từ b) đến g), bổ sung thêm 3 lần;

i) Làm lại các bước từ b) đến e);

j) Thiết lập lại dòng chức năng và cho phép thử nghiệm cụm làm kín đạt các điều kiện cân bằng (bao gồm phát thải hyđrô cacbon) ở điểm cơ bản; và

k) Dừng thử nghiệm (0 r/min). Duy trì các điều kiện điểm cơ bản nhỏ nhất trong 10 min.

Bảng 8 - Các thông số thử nghiệm chất lượng cụm làm kín

Các điều kiện thử nghiệm chất lượng

Chất lỏng thử nghiệm

Thử nghiệm chất lỏng ngăn/đệm đối với cụm làm kín kép

Điểm cơ bản Động lực học và tĩnh

Phạm vi theo dải

Áp suất a MPa

Nhiệt độ b

Áp suất a MPa

Nhiệt độ b

Nước

glicol/nước

0,4

80 °C (180 °F)

0,1 đến 0,4

20 °C đến 80 °C

(70 °F đến 180°F)

Propan

Dầu điêzen

1,8

30 °C (90 °F)

1,1 đến 1,8

30°C (90°F)

20 % NaOH

glicol/nước

0,8

20°C (70 °F)

0,1 đến 0,8

20 °C đến 80 °C

(70°F đến 180°F)

Dầu khoáng sử dụng 20 °C (70 °F) đến 90 °C (200 °F)

Dầu điêzen

0,8

20°C(70°F)

0,1 đến 1,7 (Kiểu B và C) 0,1 đến 3,5 (Kiểu A)

20 °C đến 90 °C (70 °F đến 200 °F)

Dầu khoáng sử dụng 150°C (300°F) đến 400 °C (750 oF)

Dầu khoáng

0,8

400 °C (750 °F)

0,1 đến 1,7 (Kiểu B và C) 0,1 đến 3,5 (Kiểu A)

150°C đến 400°C (300 °F đến 750 °F)

a Phạm vi dung sai áp suất phải là ± 2 %.

b Phạm vi dung sai nhiệt độ phải là ± 2,5 °C (4,5 oF).

10.3.1.3.5. Cùng với các yêu cầu trong 10.3.1.2.10, phải thử nghiệm Cấu trúc 2 của cụm làm kín chặn vận hành khô mà không phải tháo rời cùng với cụm làm kín trong ở các điều kiện điểm cơ bản như sau (xem Hình 34).

a) Vận hành liên tục giai đoạn nén khí ít nhất là 100 h ở tốc độ 3 600 r/min trong khí propan ở áp suất kế của 0,07 MPa (0,7 bar) (10 psi) và nhiệt độ cung cấp giữa 20°C (68 °F) và 40 °C (104 °F). Phải đo các chất thải bằng EPA, Phương pháp 21.

b) Khi hoàn thành bước a), tăng áp cụm làm kín, sử dụng nitơ, không khí và tiến hành thử nghiệm phù hợp quy trình thử nghiệm không khí cho trong 10.3.4. Việc giảm áp có thể vượt quá các yêu cầu trong 10.3.4 nhưng phải ghi lại mỗi phút, và không được phép quay trục trong quá trình thử nghiệm.

c) Khi hoàn thành bước b), làm đầy khu vực buồng làm kín chặn bằng dầu điêzen tại nhiệt độ giữa 20 °C và 40 °C (68 °F và 104 °F) và tăng áp đến áp kế của 0,28 MPa (2,8 bar) (40 psi). Khởi động lại, duy trì áp suất và vận hành ít nhất là 100 h ở tốc độ 3 600 r/min. Ghi lại tốc độ rò rỉ.

d) Khi hoàn thành bước c), thử nghiệm cụm làm kín tĩnh trong nhiên liệu điêzen ít nhất trong vòng 4 h ở tốc độ 0 r/min (tắt máy) ở áp suất kế của 1,7 MPa (17 bar) (246 psi); Không được phép quay trục trong khi thử nghiệm tĩnh và phải báo cáo tốc độ rò rỉ.

CHÚ THÍCH: Trong khi thử nghiệm chất lượng của cụm làm kín Cấu trúc 2, cụm làm kín chặn vận hành ở áp suất thấp trong hơi nước hoặc chất lỏng rò rỉ từ cụm làm kín trong. Áp suất kế của 0,28 MPa (2,8 bar) (40 psi) chỉ để tham khảo nhằm giả định áp suất dầu ống loe lớn nhất.

10.3.1.3.6. Đối với các cụm làm kín Cấu trúc 3, sử dụng khí ngăn, tính năng của Cấu trúc tại áp suất khí ngăn phải được thể hiện như sau (xem Hình 35).

a) Giữ áp suất khí ngăn tại áp suất kế bằng không trong ít nhất 1 h (đây là thử nghiệm tĩnh).

b) Ghi lại áp suất khí đệm, khởi động lại và vận hành cho đến khi cân bằng được thiết lập; ghi lại bất kỳ sự rò rỉ chất lỏng cũng như mức tiêu thụ khí ngăn.

c) Trong khi cụm làm kín vận hành, tách ngay lập tức khí ngăn lân cận để cụm làm kín vận hành trong thời gian 1 min.

CHÚ THÍCH: Mục đích của việc này là để mô phỏng các điều kiện khi cung cấp khí đệm khác nhau.

d) Ghi lại áp suất khí ngăn, vận hành cho đến khi cân bằng được thiết lập và ghi lại bất kỳ sự rò rỉ chất lỏng cũng như mức tiêu thụ chất lỏng ngăn.

e) Dừng cụm làm kín (0 r/min). Với bảng điều khiển khí được khóa, duy trì các điều kiện điểm cơ bản đối với cụm làm kín chất lỏng (bên trong) trong 10 min và ghi lại bất kỳ mức tăng áp trong hệ thống ngăn.

CHÚ THÍCH: Điều mục này tiếp tục thử nghiệm cụm làm kín tăng áp Cấu trúc 3 sau 10.3.1.3.4 và có khả năng làm rối loạn và các sự có khởi động.

10.3.1.3.7. Ghi lại các phương pháp đo yêu cầu nhỏ nhất các dữ liệu được nêu trong Phụ lục I.

10.3.1.3.8. Các phép đo nhiệt độ và áp suất là các giá trị được lấy đại diện cho phần lớn thể tích của buồng làm kín chất lỏng.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ của chất lỏng buồng làm kín được đo là giá trị trung bình giữa các nhiệt độ đầu ra và đầu vào.

10.3.1.3.9. Nồng độ rò rỉ của chất lỏng thử nghiệm hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) phải được đo với máy phân tích hơi hữu cơ phù hợp với Phương pháp 21 EPA (Phụ lục A, Tiêu đề 40, Phần 60 của mã US theo các yêu cầu của Liên Bang). Cho phép thời gian để máy phân tích hoàn thành phép đo.

CHÚ THÍCH: Phương pháp đo nồng độ khí thải VOC ở môi trường xung quanh cụm làm kín này, không đo tốc độ rò rỉ VOC.

10.3.1.3.10. Tất cả phạm vi của thiết bị đo phải được ưu tiên lựa chọn để điểm vận hành thông thường nằm giữa phạm vi thiết bị đo.

Xem lại: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 16

Xem tiếp: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 18