Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 2

12 tháng 12 2018

3.20. Hệ mặt-đối-lưng (face-to-back configuration)

Cụm làm kín kép trong đó một bề mặt ăn khớp được lắp ráp giữa hai chi tiết đàn hồi và một chi tiết đàn hồi được lắp ráp giữa hai vòng làm kín ăn khớp.

3.21. Hệ mặt-đối-mặt (face-to-face configuration)

Cụm làm kín kép trong đó cả hai vòng làm kín ăn khớp được lắp đặt giữa chi tiết đàn hồi này.

3.22. Sự bay hơi (flashing)

Sự thay đổi đột ngột trạng thái chất lỏng từ lỏng sang khí.

CHÚ THÍCH: Trong cụm làm kín động lực học, điều này có thể xuất hiện khi năng lượng ma sát được tăng thêm vào chất lỏng khi nó chảy qua giữa các bề mặt làm kín sơ bộ, hoặc khi áp suất chất lỏng giảm xuống dưới áp suất hơi của chất lỏng do sự tổn thất áp suất xảy ra qua các bề mặt làm kín này.

3.23. Hydrocacbon bay hơi (flashing hydrocarbon)

Hydrocacbon lỏng có áp suất hơi tuyệt đối lớn hơn 0,1 MPa (1 bar) (14,7 psi) ở nhiệt độ bơm, hoặc một chất lỏng sẽ dễ dàng sôi ở điều kiện môi trường xung quanh.

3.24. Chi tiết mềm dẻo (flexible element)

Sự tổ hợp các chi tiết dịch chuyển dọc trục có liên quan đến trục /ống lót hoặc buồng làm kín.

3.25. Graphit mềm dẻo (Aexible graphite)

Vật liệu cacbon graphit tinh khiết được dùng làm các miếng đệm làm kín tĩnh (cụm làm kín thứ cấp) trong kết cấu cụm làm kín cơ khí, chịu được nhiệt độ từ lạnh đến nóng.

3.26. Ống lót tự lựa (floating bushing)

Bạc lót mà lắp ôm quanh trục hoặc ống lót, có khe hở đủ lớn quanh đường kính ngoài vì vậy nó có thể di chuyển hoặc “tự lựa” hướng kính.

3.27. Chất đàn hồi bị flo hóa FFKM (FFKM perfluoroelastomer)

FFKM

Vật liệu vòng đệm làm kín O đàn hồi bền hóa học phù hợp điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao.

3.28. Chất đàn hồi flo FKM (FKM fluoroelastomer)

FKM

Loại vật liệu vòng đệm làm kín O đàn hồi thường được sử dụng trong các cụm làm kín cơ khí.

3.29. Dòng chức năng, danh từ (Flush, noun)

Chất lỏng mà được đưa vào bên trong buồng làm kín về phía chất lỏng công tác gần như chạm vào các bề mặt làm kín và thường được sử dụng để làm mát và bôi trơn các bề mặt làm kín.

3.30. Sơ đồ dòng chức năng (flush plan)

Hệ ống dẫn, các phương tiện và các thiết bị điều khiển được thiết kế để định tuyến chất lỏng liên quan đến các cụm làm kín.

CHÚ THÍCH: Các sơ đồ đường ống phụ thay đổi với từng ứng dụng, kiểu và cấu trúc làm kín.

3.31. Tấm nắp đệm (gland plate)

Tấm nắp đầu mút mà liên kết bộ phận tĩnh của một cụm làm kín cơ khí đến buồng làm kín hoặc buồng làm kín chặn.

3.32. Ống lót có vấu (hook sleeve)

Ống lót được thiết kế có với một bậc hoặc vấu ở đầu của sản phẩm, được đặt bao quanh trục để bảo vệ trục không bị mài mòn và ăn mòn.

CHÚ THÍCH: Bậc này thường được tiếp giáp với bánh công tác để cố định bánh công tác và tại đây được bố trí miếng đệm làm kín giữa trục và bậc (vấu) này.

3.33. Cụm làm kín trong (inner seal)

Cụm làm kín (cấu trúc 2 và cấu trúc 3) mà được lắp vào vị trí gần nhất với bánh công tác của bơm trong buồng làm kín.

3.34. Cụm làm kín lắp trong (internally-mounted seal)

Hệ làm kín trong đó cụm làm kín được lắp đặt trong phạm vi các ranh giới của buồng làm kín và tấm nắp đệm.

3.35. Cơ cấu tuần hoàn trong (intemal circulating device)

Vành bơm (pumping ring)

Cơ cấu đặt trong buồng làm kín để tuần hoàn chất lỏng buồng làm kín qua bộ làm mát hoặc bình chứa chất lỏng ngăn/chất lỏng đệm.

3.36. Nồng độ rò rỉ (leakage concentration)

Việc đo nồng độ của một hợp chất hữu cơ dễ bay hơi hoặc sự phát thải ổn định khác trong môi trường tức thời xung quanh cụm làm kín này.

3.37. Tốc độ rò r (leakage rate)

Thể tích hoặc khối lượng của chất lỏng chuyển qua giữa các bề mặt làm kín lọt qua một cụm làm kín trong một khoảng thời gian cho trước.

3.38. Hyđrô cacbon nhẹ (light hydrocarbon)

Chất lỏng hyđrô cacbon mà dễ dàng sôi ở điều kiện nhiệt độ môi trường.

CHÚ THÍCH: Định nghĩa điển hình này bao gồm nguyên chất và hỗn hợp các phân lớp của pentan (C5) và các chất lỏng nhẹ hơn.

3.39. Vòng ăn khớp (mating ring)

Chi tiết hình vành hoặc hình đĩa, được lắp hoặc trên một ống lót hoặc trong một vỏ máy sao cho nó không di chuyển dọc trục so với ống lót hoặc vỏ máy, mà nó tạo ra bề mặt làm kín ăn khớp cho vòng làm kín.

3.40. Nhiệt độ cho phép lớn nhất (maximum allowable temperature)

Nhiệt độ liên tục lớn nhất mà nhà sản xuất đã thiết kế thiết bị (hoặc bất kỳ chi tiết nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi vận hành chất lỏng cụ thể ở áp suất làm việc lớn nhất cụ thể.

CHÚ THÍCH 1: Thông tin này do nhà sản xuất cụm làm kín cung cấp.

CHÚ THÍCH 2: Nhiệt độ cho phép lớn nhất thường được thiết lập dựa trên việc xem tính chất vật liệu. Đó có thể là vật liệu của vỏ hoặc một giới hạn nhiệt độ phụ thuộc vào miếng đệm làm kín hoặc vòng đệm kín O. Giới hạn chảy và giới hạn bền phụ thuộc nhiệt độ. Mức chịu ứng suất của một chi tiết có thể phụ thuộc vào áp suất làm việc. Như vậy, khoảng dung sai từ giới hạn bền của vật liệu và ứng suất làm việc phụ thuộc vào cả hai nhiệt độ làm việc của vật liệu đó và mức chịu ứng suất của chi tiết đó. Nếu nhiệt độ giảm xuống, độ bền của vật liệu tăng lên và mức chịu ứng suất của chi tiết có thể tăng. Đây là lý do để kết hợp nhiệt độ cho phép lớn nhất với áp suất làm việc quy định lớn nhất.

3.41. Áp suất làm việc cho phép lớn nhất (maximum allowable working pressure)

MAWP

Áp suất liên tục lớn nhất mà nhà sản xuất đã thiết kế thiết bị này (hoặc bất kỳ phần nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi vận hành chất lỏng cụ thể này ở nhiệt độ làm việc lớn nhất được quy định.

Xem thêm áp suất làm kín danh định tĩnh (3.69), áp suất làm kín danh định động lực học (3.19).

3.42. Áp suất làm kín động lực học lớn nhất (maximum dynamic sealing pressure)

MDSP

Áp suất cao nhất mong muốn tại cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) trong bất kỳ điều kiện vận hành cụ thể nào và trong khi bật và tắt máy.

CHÚ THÍCH: Để xác định áp suất này, phải chú ý đến áp lực hút lớn nhất, áp lực hơi, và ảnh hưởng của những thay đổi khe hở trong bơm. Đây là một điều kiện làm việc và do khách hàng quy định.

3.43. Nhiệt độ vận hành ln nhất (maximum operating temperature)

Nhiệt độ vận hành lớn nhất mà cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) được phép hoạt động.

CHÚ THÍCH: Đây là một diều kiện làm việc do khách hàng quy định.

3.44. Áp suất làm kín tĩnh lớn nhất (maximum static sealing pressure)

MSSP

Áp suất cao nhất, không kể áp suất có trong quá trình thử thủy tĩnh mà cụm làm kín (hoặc các cụm làm kín) có thể chịu được khi bơm ngừng hoạt động.

CHÚ THÍCH: Đây là một điều kiện làm việc và do khách hàng quy định.

3.45. Hydro cac bon Không bay hơi (non-flashing hydrocarbon)

Kiểu làm kín trong đó các bề mặt đối tiếp được thiết kế để cố ý tạo ra các lực phân chia khí động hoặc thủy động để duy trì một khe cách ly đặc trưng giữa vòng làm kín và vòng ăn khớp.

CHÚ THÍCH: Các cụm làm kín không tiếp xúc được thiết kế đặc biệt sao cho luôn có một khe hở vận hành giữa bề mặt tĩnh và bề mặt quay.

3.46. Hydrocacbon không bay hơi (non-flashing hydrocarbon)

Hydrocacbon lỏng mà áp suất bay hơi của nó tại bất kỳ nhiệt độ vận hành quy định nào nhỏ hơn áp suất tuyệt đối là 0,1 MPa (1 bar) (14,7 psi), hoặc chất lỏng sẽ không sôi ở điều kiện nhiệt độ môi trường.

3.47. Điều kiện làm việc không có hydrocacbon (non-hydrocarbon service)

Quá trình làm việc trong đó chất lỏng như nước có tính chua, nước cấp cho nồi hơi, natri hyđrôxit, axit và amin không chứa hyđrô cácbon hoặc chất lỏng có lượng hyđrô cácbon tương đối nhỏ.

3.48. Cụm làm kín không tự đy (non-pusher seal)

Cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp không cần phải trượt dọc trục để bù cho độ mài mòn và sự lệch vị trí.

CHÚ THÍCH: Một cụm làm kín không dịch chuyển thường là hộp xếp bằng kim loại Loại B hoặc Loại C.

3.49. Thử nghiệm có quan sát (observed test)

Thử nghiệm sản phẩm được quan sát theo yêu cầu của khách hàng, người được nhà sản xuất thông báo việc thử nghiệm, nhưng không phải là một khâu của quá trình sản xuất.

3.50. Vòi giải phóng nhiệt (orifice nipple)

Vòi giải phóng nhiệt được làm từ phôi thanh cứng có một lỗ giải phóng nhiệt được khoan qua nó để điều chỉnh lưu lượng giải phóng nhiệt.

CHÚ THÍCH: Vòi giải phóng nhiệt thường được thấy trên các hệ thống Sơ đồ 11.

3.51. Vòng đệm O (O-ring)

Vòng đệm kín đàn hồi có một tiết diện ngang hình O (hình tròn), mà có thể được sử dụng làm cụm làm kín thứ cấp hoặc được sử dụng làm miếng đệm làm kín.

3.52. Cụm làm kín ngoài (outer seal)

Cụm làm kín (Cấu trúc 2 và cấu trúc 3) được đặt xa bánh công tác của bơm nhất.

3.53. Chất lỏng cao phân tử (polymerizing fluid)

Chất lỏng đang trong quá trình thay đổi, hoặc có khả năng thay đổi từ thành phần hóa học này sang thành phần hóa học khác với các tổ hợp chuỗi dài hơn với các đặc tính khác nhau thường trở nên nhớt hơn và/hoặc dính hơn.

3.54. Cửa (port)

Đường dẫn chất lỏng, được bố trí điển hình trên tấm nắp đệm.

3.55. Vỏ chịu áp suất (pressure casing)

Tổ hợp của tất cả các chi tiết chịu áp tĩnh của cụm làm kín bao gồm buồng làm kín, tấm nắp đệm cụm làm kín, và bình chứa chất lỏng ngăn/đệm và các chi tiết kèm theo khác, nhưng không bao gồm vòng làm kín và vòng ăn khớp.

3.56. Giới hạn nhiệt độ sản phm (product temperature margin)

Sự chênh lệch giữa nhiệt độ bay hơi của chất lỏng tại áp suất buồng làm kín và nhiệt độ thực tế của chất lỏng.

CHÚ THÍCH: Đối với chất lỏng sạch, nhiệt độ bay hơi là nhiệt độ bão hòa ở điều kiện áp suất buồng làm kín; đối với chất lỏng pha trộn, nhiệt độ bay hơi là nhiệt độ điểm bắt đầu sôi ở điều kiện áp suất buồng làm kín.

3.57. Nhà sản xuất bơm (pump manufacturer)

Đơn vị thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và cung cấp dịch vụ bơm.

CHÚ THÍCH: Nhà sản xuất bơm cũng có thể mua hệ thống làm kín và thực hiện lắp đặt.

3.58. Khách hàng (purchaser)

Đơn vị giao đơn đặt hàng và thông số kỹ thuật cho nhà cung cấp.

3.59. Cụm làm kín tự đẩy (pusher seal)

Cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp được lắp ráp giữa vòng làm kín trên chi tiết mềm dẻo và ống lót hoặc tấm nắp đệm cụm làm kín trong đó cụm làm kín thứ cấp này trượt dọc trục để bù cho độ mài mòn và sự không thẳng hàng của kết cấu.

3.60. Môi chất làm nguội, danh từ (quench, noun)

Chất lỏng trung tính, thường là nước hoặc hơi được đưa vào phía hở ra khí quyển của cụm làm kín để làm chậm sự hình thành các chất rắn mà có thể làm ảnh hưởng đến sự chuyển động của cụm làm kín hoặc các mục đích khác.

3.61. Cụm làm kín (seal)

Tổ hợp vòng ăn khớp, vòng làm kín, cụm làm kín thứ cấp, chi tiết đàn hồi dọc trục và phần chống đỡ cho phép trục quay xuyên qua hộp tĩnh mà không xảy ra sự rò rỉ nào.

3.62. T lệ cân bằng của cụm làm kín (seal balance ratio)

Tỉ lệ giữa diện tích mặt làm kín chịu lực gây ra do áp suất thủy lực trong buồng làm kín với tổng diện tích mặt làm kín.

Xem Hình 10.

CHÚ THÍCH: Đôi khi được tính bằng phần trăm.

3.63. Buồng làm kín (seal chamber)

Tổ hợp hoặc được lắp bên trong hoặc được tách rời vỏ bơm tạo ra vùng giữa trục và vỏ bơm mà cụm làm kín trục được lắp trong đó.

3.64. Bề mặt làm kín (seal face)

Mặt hoặc đầu của vòng ăn khớp hoặc vòng làm kín tạo ra bề mặt làm kín trên vòng đó.

Xem lại: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 1

Xem tiếp: Bơm - Các hệ thống làm kín trục cho bơm quay và bơm ly tâm - Phần 3