Bơm cánh quay - Thử nghiệm chấp nhận tính năng thủy lực - Cấp 1 và cấp 2 - Phần 2

08 tháng 12 2018

3.9

Vận tốc trung bình (mean velocity) U

Vận tốc trung bình dọc trục của dòng chảy bằng lưu lượng thể tích chia cho diện tích tiết diện ngang của đường ống dẫn

U =

(7)

trong đó:

U là vận tốc trung bình của dòng chảy, m/s;

A là diện tích mặt cắt ngang của đường ống dẫn chất lỏng, m2.

CHÚ THÍCH: - Trong thực thế cần lưu rằng, trong trường hợp này Q có thể thay đổi bởi các nguyên nhân khác nhau qua mạch.

3.10

Vận tốc cục bộ (local velocity)

Vận tốc của dòng chất lỏng tại điểm bất kỳ.

3.11

Cột áp (head) H

Năng lượng trên đơn vị khối lượng của dòng chất lỏng chia cho gia tốc trọng trường g, tính bằng biểu thức

H =

(8)

trong đó:

H là cột áp, m;

E là năng lượng, J (hay W.s);

m là khối lượng chất lỏng, kg;

g là gia tốc trọng trường, m/s2.

3.12

Mặt phẳng quy chiếu (reference plane)

Mặt phẳng nằm ngang bất kỳ, được sử dụng như mặt phẳng chuẩn để xác định độ cao.

3.13

Độ cao trên mặt phẳng nền (height above reference plance)

Khoảng cách từ điểm quan tâm đến mặt phẳng nền (xem Hình 3 và Hình 4).

CHÚ THÍCH: Độ cao mang dấu dương nếu điểm quan tâm nằm bên trên mặt phẳng quy chiếu và mang dấu âm - nếu nằm dưới.

3.14

Áp suất đo (gauge pressure)

Áp suất tương đối so với áp suất khí quyển, đọc trên thiết bị đo áp suất (áp kế).

CHÚ THÍCH: - Áp suất đo mang dấu dương, nếu lớn hơn và âm - nếu nhỏ hơn áp suất khí quyển.

- Tất cả áp suất trong tiêu chuẩn này là áp suất đo được trên áp kế hay thiết bị đo áp suất, ngoại trừ áp suất khí quyển và áp suất hơi chất lỏng là áp suất tuyệt đối.

3.15

Cột áp động (velocity head) Hv

Năng lượng động học đơn vị khối lượng của dòng chất lỏng, tính theo biểu thức

Hv =

(9)

trong đó:

U là vận tốc trung bình của dòng chảy, m/s.

g là gia tốc trọng trường, m/s2.

3.16

Cột áp toàn phần (total head)

Cột áp toàn phần tại mặt cắt phân đoạn đường ống dẫn chất lỏng bất kỳ, tính theo biểu thức

Hx = zx +  +

(10)

trong đó:

Hx là cột áp toàn phần tại phân đoạn x, m;

zx là cột áp địa hình (tính từ tâm mặt cắt ngang tới mặt phẳng nền), m;

px là áp suất đo tại vị trí của tâm mặt cắt ngang, Pa.

CHÚ THÍCH: - Cột áp toàn phần tuyệt đối Htd tại phân đoạn, tính theo công thức

Htd = zx +  +  +

(11)

trong đó: pkq là áp suất khí quyển (môi trường bao quanh), Pa.

3.17

Cột áp toàn phần cửa vào (inlet total head) H1

Cột áp toàn phần tại mặt cắt phân đoạn cửa vào của bơm H1, tính theo công thức

H1 = z1 +  +

(12)

3.18

Cột áp toàn phần cửa ra (outlet total head) 2

Cột áp toàn phần tại mặt cắt phân đoạn cửa ra của bơm H2, tính theo công thức

H2 = z2 +  +

(13)

3.19

Cột áp toàn phần của bơm (pump total head) H

Hiệu số học của cột áp toàn phần cửa ra H­2 và cột áp toàn phần cửa vào H1.

CHÚ THÍCH: - Nếu hệ số nén chất lỏng trong bơm nhỏ không đáng kể, tính theo công thức

H = H2 - H1

(14)

- Nếu hệ số nén chất lỏng trong bơm là đáng kể, tỷ trọng r trong công thức (14) phải được thay thế bằng giá trị trung bình

rm =

(15)

trong đó: rm và r1, r2 là khối lượng riêng trung bình của chất lỏng và tại cửa vào/ cửa ra tương ứng của bơm, kg/m3; Khi đó cột áp toàn phần của bơm được tính theo công thức:

H = z2 - z1  

(16)

3.20

Năng lượng riêng (specific energy) y

Năng lượng đơn vị khối lượng của chất lỏng, tính theo biểu thức

y = gH

(17)

trong đó: y là năng lượng riêng, J/kg.

3.21

Tổn thất cột áp cửa vào (loss of head at inlet)

Hiệu của cột áp chất lỏng toàn phần tại điểm đo và cột áp chất lỏng toàn phần tại mặt cắt cửa vào của bơm.

3.22

Tổn thất cột áp cửa ra (loss of head at outlet)

Hiệu của cột áp chất lỏng toàn phần tại mặt cắt cửa ra và cột áp chất lỏng toàn phần tại điểm đo.

3.23

Hệ số tổn thất do ma sát trong đường ống (pipe friction loss coefficient)

Hệ số tổn thất cột áp do ma sát trong ống dẫn.

3.24

Cột áp hút dương tối thiểu (net positive suction head) NPSH

Cột áp toàn phần tuyệt đối ở cửa vào cao hơn cột áp tương đương của áp suất hơi bão hòa ph, phụ thuộc vào mặt phẳng cơ sở NPSH, tính theo công thức

NPSH = H2 - zD  

(18)

trong đó: zD là khoảng cách từ mặt phẳng nền đến mặt phẳng cơ sở NPSH (Hình 2, Hình 3).

CHÚ THÍCH: Cột áp hút dương tối thiểu phụ thuộc vào mặt phẳng cơ sở NPSH, trong khi cột áp toàn phần lại phụ thuộc vào mặt phẳng quy chiếu.

3.25

Mặt phẳng chuẩn cột áp hút dương tối thiểu (NPSH datum plane)

Đối với bơm nhiều cấp (nhiều tầng):

Mặt phẳng nằm ngang qua tâm đường tròn, đi qua các điểm ngoài của cạnh tới phía trước của bánh công tác (các cánh bơm);

3.26

Mặt phẳng cơ sở cột áp hút dương tối thiểu (DPNPSH datum plane)

Mặt phẳng chuẩn nằm ngang, tại đó xác định cột áp hút dương tối thiểu DPNPSH (xem Hình 1):

a) Đối với bơm nhiều cấp (nhiều tầng)

Mặt phẳng nằm ngang qua tâm đường tròn, đi qua các điểm ngoài của cạnh tới phía trước của bánh công tác (các cánh bơm);

b) Đối với bơm trục đứng hoặc xiên hai cửa hút

Mặt phẳng qua tâm đường tròn nằm phía trên (ở vị trí cao hơn).

3.27

Cột áp hút dương tối thiểu có thể đạt được (avalaible NPSH) NPSHA

Đối với bơm trục đứng hoặc xiên hai cửa hút:

Mặt phẳng qua tâm đường tròn nằm phía trên (ở vị trí cao hơn).

 

Hình 1 - Mặt phẳng cơ sở (mặt phẳng nằm ngang) DPNPSH

CHÚ THÍCH: Nhà chế tạo phải chỉ dẫn vị trí của mặt phẳng cơ sở NPSH để có thể xác định nhanh và đúng các điểm chuẩn trên bơm (Hình 1).

Xem lại: Bơm cánh quay - Thử nghiệm chấp nhận tính năng thủy lực - Cấp 1 và cấp 2 - Phần 1

Xem tiếp: Bơm cánh quay - Thử nghiệm chấp nhận tính năng thủy lực - Cấp 1 và cấp 2 - Phần 3