Zalo QR
6.12.4. Thiết bị có nhiệt độ thấp
6.12.4.2. Để tránh sự gãy giòn, các vật liệu của cấu trúc cho thiết bị làm việc ở nhiệt độ thấp phải phù hợp với nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất phù hợp với các mã số và các yêu cầu cụ thể khác. Khách hàng và nhà sản xuất phải thống nhất các phòng ngừa cần thiết cụ thể liên quan đến các điều kiện có thể xảy ra trong khi vận hành, bảo dưỡng, vận chuyển, lắp đặt, kiểm tra và thử nghiệm.
Sự phù hợp của vật liệu cho ứng dụng ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ gây gẫy giòn bị ảnh hưởng bởi việc lựa chọn phương pháp sản xuất cũng như quy trình hàn. Ứng suất tính toán cho phép của các vật liệu kim loại được công bố trong các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn ASME BPVC và ANSI, được dựa vào độ bền kéo nhỏ nhất. Một vài tiêu chuẩn không khác giữa vật liệu thông thường và cán nóng không nặng, nửa nặng, nặng đầy đủ, một vài tiêu chuẩn cũng không tính đến liệu mà vật liệu này được sản xuất dưới quy trình kỹ thuật hạt mịn hoặc hạt thô. Do đó nhà cung cấp nên thận trọng khi lựa chọn vật liệu, phương pháp sản xuất và các quy trình hàn cho các bộ phận có dự định làm việc ở nhiệt độ dưới 40 °C (100 °F).
6.12.4.4. Độ dày điều chỉnh được sử dụng để xác định về yêu cầu thử nghiệm va đập phải lớn hơn các giá trị sau đây:
a) độ dày danh nghĩa của mối hàn tiếp lớn nhất;
b) phần danh nghĩa lớn nhất đối với bộ phận chứa áp suất, ngoại trừ:
1) các phần kết cấu đỡ như là chân hoặc là chốt;
2) các phần được làm dày hơn để tăng độ cứng để giảm độ võng của trục;
3) các phần kết cấu được yêu cầu để gắn hoặc lắp thêm các bộ phận cơ khí như áo nước hoặc buồng làm kín.
c) một trong bốn chiều dày bản đế bao gồm bề dày bản đế của vỏ bơm tách dọc trục (với sự thừa nhận rằng ứng suất bản đế không phải là ứng suất màng).
6.12.4.5. Nếu ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1 được quy định (xem 6.12.4.3), phải áp dụng các ứng dụng sau đây:
a) Tất cả thép chịu áp được sử dụng ở nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất dưới -29 °C (-20 °F) phải có một thử nghiệm va đập Chapy V đối với kim loại gốc và mối hàn, trừ thì chúng được miễn theo ASME BPVC, phần VIII, đoạn 1, UHA-51.
b) Các bộ phận chịu áp bằng thép cacbon và thép hợp kim thấp sử dụng ở nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất quy định giữa -30 °C (-20 °F) và 40 °C (100 °F) phải yêu cầu thử nghiệm va đập như sau.
6.13. Tấm nhãn và mũi tên quay
6.13.1. Một tấm nhãn phải được gắn an toàn ở vị trí dễ nhìn dễ đọc trên thiết bị và trên bất kỳ chi tiết chính nào của thiết bị phụ trợ.
6.13.2. Tấm nhãn phải được ghi với các thông tin sau, bằng các đơn vị phù hợp với các tờ dữ liệu:
a) số chi tiết của khách hàng;
b) số mẫu và kích cỡ của nhà cung cấp;
c) số hiệu bơm;
d) lưu lượng định mức;
e) định mức đầu;
f) áp lực thử thủy tĩnh vỏ;
g) tốc độ;
h) số nhận biết của nhà sản xuất ổ đỡ (nếu áp dụng);
i) áp suất làm việc cho phép lớn nhất (MAWP);
j) tiêu chuẩn nhiệt độ cho MAWP.
6.13.3. Ngoài việc ghi thông tin trên tấm nhãn, số hiệu bơm phải được đánh dấu rõ ràng và cố định trên vỏ bơm
6.13.4. Mũi tên quay phải được đúc liền gắn vào chi tiết chính của thiết bị quay ở vị trí dễ nhìn dễ đọc.
6.13.5. Tấm nhãn và mũi tên quay (nếu được gắn vào) phải được làm bằng thép không rỉ austenic hoặc bằng hợp kim đồng-niken (tương tự với Monel15)). Chốt gắn phải được làm bằng vật liệu giống như tấm nhãn hoặc mũi tên quay. Không được phép dùng phương pháp hàn để gắn tấm nhãn hoặc mũi tên quay.
7. Các phụ kiện
7.1. Bộ dẫn động
7.1.1. Bộ dẫn động phải có kích cỡ phù hợp với các quy định về mức vận hành lớn nhất, bao gồm ổ trục, cụm làm kín cơ khí, bánh răng ăn khớp ngoài, và tổn thất khớp nối, nếu áp dụng và phải phù hợp với các đặc tính kỹ thuật, như đã đề cập trong các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, tờ dữ liệu và đơn đặt hàng. Bộ dẫn động phải phù hợp để thỏa mãn vận hành theo điều kiện sử dụng và điều kiện hiện trường được quy định.
7.1.2. Bộ dẫn động phải có kích cỡ ăn khớp đáp ứng được với các thông số làm việc thay đổi, ví dụ như các thay đổi về áp suất, nhiệt độ, hoặc tính chất về quy định của bôi trơn chất lỏng, cũng như các quy định đặc biệt về khởi động.
7.1.3. Trừ trường hợp được quy định, đối với các bộ phận hệ thống dẫn động phải có khối lượng lớn hơn 250 kg (500 Ib), chân đế của thiết bị phải được gắn vít hãm thẳng đứng.
7.1.4. Động cơ phải có công suất danh định ghi trên tấm nhãn, trừ việc bảo dưỡng(nếu có thể), ít nhất phải tương đương với tỷ lệ phần trăm của công suất tại điều kiện bơm định mức được cho trong Bảng 12. Tuy nhiên, công suất tại các điều kiện định mức phải không được vượt quá công suất danh định ghi trên tấm nhãn của động cơ. Công suất định mức nhỏ nhất có thể chấp nhận của động cơ là 4 kW (5 hp). Nếu yêu cầu này làm tăng kích thước không cần thiết của động cơ, cần xem xét một đề xuất thay thế phải được sự chấp thuận của khách hàng.
Bảng 12 - Công suất định mức cho dẫn động động cơ
Công suất định mức ghi trên tấm nhãn |
Tỷ lệ phần trăm công suất định mức của bơm % |
|
kW |
hp |
|
< 22 22 đến 55 > 55 |
< 30 30 đến 75 > 75 |
125 115 110 |
a) đặc tính dòng điện;
b) điều kiện khởi động (bao gồm điện áp có thể bị sụt giảm khi khởi động);
c) loại vỏ bọc;
d) mức áp suất âm thanh;
e) phân loại vùng, dựa theo IEC 60079 hoặc API RP 500;
f) loại vật liệu cách điện;
g) hệ số làm việc được yêu cầu;
h) nhiệt độ môi trường và độ cao so với mặt biển;
i) tổn thất truyền động;
j) cảm biến nhiệt độ, cảm biến rung và thiết bị làm nóng, nếu được yêu cầu;
k) giới hạn rung cho phép;
l) đáp ứng theo TCVN 6627-1 (IEC 60034-1), TCVN 6627-2-1 (IEC 60034-2-1), ANSI/API Std 541; API Std 547 hoặc IEEE 841.
7.1.6. Trừ trường hợp được quy định, động cơ phải có khả năng làm tăng tốc độ của bơm đến tốc độ định mức ở 80 % điện áp chống lại việc van xả bị đóng.
Một vài bơm được trang bị mạch phân dòng, trong trường hợp đó phải áp dụng điều kiện vận hành thay thế.
7.1.7. Trừ trường hợp được quy định, động cơ của bơm trục đứng phải có trục kiên cố. Nếu ổ chặn của bơm nằm trong động cơ, động cơ phải đạt dung sai của trục và đế cho phép được cho trong Hình 36.
CHÚ DẪN:
a Trục đến bộ dẫn động bề mặt ăn khớp vuông góc và mặt bằng phẳng 25 mm (0,001 in) TIR
b Độ cong vênh lớn nhất của trục với các rô to quay tự do 25 mm (0,001 in) TIR
c Độ đảo trục đối đa 125 mm (0,005 in) TIR
Tất cả các phép đo phải được tính toán với lắp ráp bộ dẫn động ở vị trí thẳng đứng.
Hình 36 - Bộ dẫn động bơm trục đứng - Dung sai được yêu cầu cho trục dẫn động và đế
7.1.8. Các ổ trục trong hệ thống dẫn động được thiết kế cho tải trọng hướng trục hoặc hướng tâm truyền từ bơm phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Lựa chọn kỹ các ổ lăn để có tuổi thọ định mức cơ bản, phù hợp với TCVN 4173 (ISO 281), tương đương với ít nhất 25.000 h vận hành liên tục tại điều kiện định mức của bơm.
b) Lựa chọn kỹ các ổ lăn để có tuổi thọ định mức cơ bản tương đương với ít nhất 16.000 h khi chịu tải trọng lớn nhất (chịu tải hướng trục hoặc hướng tâm hoặc cả hai) khoảng hở bên trong bơm tăng gấp hai lần giá trị thiết kế và khi vận hành bất cứ điểm nào giữa dòng chảy ổn định liên tục tối thiểu đến dòng định mức. Các động cơ đứng công suất 750 kW (1.000 hp) và lớn hơn được trang bị ổ bi cầu hoặc bi đũa phải có tuổi thọ làm việc ít hơn 1600 h trong điều kiện làm việc xấu nhất để tránh hiện tượng trượt khi vận hành bình thường. Trong trường hợp đó, nhà cung cấp phải đưa ra loại ổ có tuổi thọ ngắn hơn trong bản đề xuất.
c) Với các động cơ đứng và bánh răng góc nghiêng phải, ổ chặn phải không được dẫn động ở đầu trục và phải hạn chế di chuyển trục đến 125 mm (0,005 in).
d) Các ổ bi dãy đơn, rãnh sâu phải có khe hở hướng tâm bên trong phù hợp với ISO 5753 nhóm 3 (lớn hơn khe hở hướng tâm “N" (Bình thường). Các ổ bi dãy đơn hoặc dãy kép không được xẻ rãnh.
e) Các ổ chặn phải được thiết kế để chịu được lực dọc lớn nhất mà bơm có thể phát ra trong khi khởi động, tắt máy hoặc vận hành ở bất kỳ tốc độ nào.
f) Chọn lựa kỹ càng các ổ chặn thủy lực sao cho không hơn 50 % mức định suất ổ trục của nhà sản xuất hai lần các khe hở bên trong được quy định tại 6.7.4
7.1.9. Trừ trường hợp được quy định, các bộ dẫn động tua-bin hơi nước phải tuân theo ANSI/API Std 611. Bộ dẫn động tuabin hơi nước có kích thước để tiêu thụ liên tục 110 % công suất định mức của bơm trong các điều kiện hơi nước bình thường.
7.1.10. Trừ trường hợp được quy định, bánh răng phải tuân theo API Std 677.
7.2. Khớp nối và vỏ bảo vệ
7.2.1. Trừ trường hợp được quy định, nhà cung cấp cung cấp và các đơn vị chịu trách nhiệm và lắp ráp khớp nối và vỏ bảo vệ giữa các bộ dẫn động và thiết bị bị dẫn.
7.2.2. Trừ trường hợp được quy định, cung cấp các chi tiết kim loại mềm dẻo và các loại đệm của khớp nối sản xuất theo AGMA 9000 loại 9. Thêm vào đó, các khớp nối phải tuân theo:
a) Các chi tiết mềm dẻo phải làm bằng vật liệu chống ăn mòn.
b) Khớp nối phải được thiết kế để giữ được miếng đệm trong trường hợp một chi tiết mềm bị đứt.
CHÚ THÍCH 1: Nếu một màng chắn mềm bị đứt, việc sử dụng các bu-lông hoặc vít bằng chi tiết mềm để giữ tấm đệm không thôi sẽ không thể hỗ trợ hoàn toàn được vì chúng là chi tiết mòn trong trường hợp có sai sót xảy ra.
c) Ống bọc khớp nối phải là thép.
d) Khoảng cách giữa bơm và các đầu trục dẫn động (khoảng cách giữa các đầu trục, hoặc DBSE) phải lớn hơn chiều dài hộp làm kín cho tất cả bơm ngoại trừ loại OH hoặc ít nhất 125 mm (5 in) và phải cho phép tháo bỏ được khớp nối, thân ổ trục, ổ trục, làm kín và rô to, nếu có thể mà không gây ảnh hưởng đến bộ dẫn động, ống bọc khớp nối bộ dẫn động, ống bọc khớp nối bơm hoặc đường ống hút và xả. Với các loại BB và bơm VS, kích thước, DBSE, phải luôn lớn hơn tổng chiều dài làm kín, I, đã liệt kê trong Bảng 7, và phải được bao gồm trên tờ dữ liệu bơm (Phụ lục N).
CHÚ THÍCH 2: Kích thước DBSE thường tương ứng với chiều dài trên danh nghĩa của tấm đệm khớp nối.
e) Phải hỗ trợ việc gắn thiết bị cân chỉnh không cần yêu cầu tháo dỡ miếng đệm hoặc tháo gỡ khớp nối.
CHÚ THÍCH 3: Một cách thực hiện việc này là cung cấp ít nhất 25 mm (1 in) trống giữa ống bọc khớp nối và thân ổ trục nơi đặt giá đỡ cân chỉnh.
f) Vận hành các khớp nối ở tốc độ trên 3800 r/min phải tuân thủ các yêu cầu của ISO 10441 hoặc ANSI/API Std 671/ISO 10411 để kiểm tra cân bằng các chi tiết và hệ thống khi lắp ráp.
7.2.5. Cung cấp thông số trên các trục, kích thước rãnh then (nếu có), và chuyển động của đầu trục do khe đầu trục và các ảnh hưởng nhiệt cho người cung cấp khớp nối.
7.2.6. Các khớp nối mềm phải được khóa vào trục. Các then, rãnh then và chỗ lắp phải tuân theo AGMA 9002, Hạng Thương Mại. Các rãnh then trục khớp nối phải phù hợp với một then có tiết diện mặt cắt ngang chữ nhật. Các then và rãnh then dạng trượt phải không được cung cấp. Các then phải được sản xuất và điều chỉnh để giảm thiểu việc mất thăng bằng.
7.2.7. Định mức các khớp nối và khớp nối đến trục mạch vữa ít nhất là về năng suất lớn nhất của bộ dẫn động, bao gồm các yếu tố bảo dưỡng bộ dẫn động.
7.2.8. Đối với các trục có đường kính lớn hơn 60 mm (2,5 in) và nếu cần thiết phải tháo dỡ ống bọc khớp nối để bảo dưỡng cụm làm kín cơ khí, ống bọc phải được lắp ráp bằng một chốt côn. Chốt côn đối với khớp nối lắp bằng then phải có đường kính 1 in 16 (60 mm/m (0,75 in/ft). Các cách lắp ghép khác và loại then khác phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà cung cấp. Các ống bọc khớp nối với các lỗ khoan hình trụ phải được cung cấp cùng then trượt với trục và vít định vị lắp trên then.
Phải sử dụng quy trình bảo dưỡng và lắp ráp phù hợp để đảm bảo rằng các khớp nối lắp bằng then côn là lắp chặt. Then trượt lắp trên các lỗ khoan hình trụ cho phép điều chỉnh vị trí đường tâm trục của khớp nối trong một khoảng nhất định mà không cần nhiệt.
7.2.9. Các ống bọc khớp nối được thiết kế để lắp chặt với trục phải có các lỗ khoan đục nhánh có đường kính nhỏ nhất 10 mm (0,38 in) để hỗ trợ việc gỡ bỏ.
7.2.10. Nếu được quy định, các khớp nối phải được lắp ráp bằng thủy lực.
15) Moneltm là một ví dụ về sản phẩm phù hợp sẵn có thương mại. Thông tin được đưa ra để thuận tiện cho người sử dụng tiêu chuẩn này và sản phẩm không cần xác minh bởi ISO.
Xem lại: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 13
Xem tiếp: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 15