Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 2

12 tháng 12 2018

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Lắp ghép theo phương hướng trục (axially split)

Sự ghép cùng chiều với ghép nối chính song song với đường tâm trục.

3.2. Vùng vận hành cho phép (allowable operating region)

Vùng thủy lực của bơm mà tại đó bơm được phép vận hành, dựa trên sự rung trong phạm vi giới hạn trên của tiêu chuẩn này hoặc sự tăng nhiệt độ hoặc một giới hạn khác, theo quy định của nhà sản xuất.

3.3. Bơm ống (barrel pump)

Bơm trục ngang kiểu vỏ kép.

3.4. Chất lỏng ngăn (barrier fluid)

Chất lỏng cung cấp từ bên ngoài tại áp suất lớn hơn áp suất buồng làm kín bơm, được đưa vào cụm làm kín cấu trúc 3 (cụm làm kín cơ khí kép được tăng áp) để tách hoàn toàn chất lỏng trong bơm với môi trường bên ngoài.

3.5. Điểm hiệu suất tốt nhất (best efficiency point)

BEP

Lưu lượng mà tại đó bơm đạt được hiệu suất cao nhất với đường kính bánh công tác danh định.

CHÚ THÍCH: Lưu lượng tại đó hiệu suất cao nhất tại đường kính bánh công tác lớn nhất được sử dụng để xác định tốc độ đặc trưng và tốc độ hút đặc trung. Lưu lượng tại đó hiệu suất cao nhất với đường kính bánh công tác nhỏ hơn sẽ giảm tương ứng với giá trị lưu lượng tại đường kính bánh công tác lớn nhất.

3.6. Chất lỏng đệm (buffer fluid)

Chất lỏng được cung cấp từ bên ngoài,  có áp suất thấp hơn áp suất buồng làm kín bơm, được sử dụng như là chất bôi trơn và/hoặc để cung cấp chất làm loãng trong cụm làm kín cấu trúc 2 (cụm làm kín cơ khí kép không được tăng áp).

3.7. Phần tử kiểu hộp (cartridge-type element)

Lắp ráp của tất cả các bộ phận của bơm ngoại trừ vỏ bơm.

3.8. Độ cứng vững cổ điển (classically stiff)

Được đặc trưng bởi tốc độ tới hạn khô thứ nhất lớn hơn tốc độ liên tục lớn nhất của bơm một lượng bằng:

20 % đối với rô to được thiết kế để chỉ vận hành trong điều kiện ướt

30 % đối với rô to được thiết kế có khả năng vận hành trong điều kiện khô

3.9. Tốc độ tới hạn (critical speed)

Tốc độ quay trên trục tại đó hệ thống đỡ ổ trục rô to ở trạng thái cộng hưởng.

3.10. Độ nâng chuẩn (datum elevation)

Độ nâng đạt được tại giá trị của cột áp hút thực (Xem 6.1.8).

Xem cột áp hút thực (3.33).

3.11. Thiết kế (design)

Thông số được tính toán của nhà sản xuất.

CHÚ THÍCH: "Thiết kế” là một thuật ngữ có thể được sử dụng bởi nhà sản xuất thiết bị để mô tả các thông số khác nhau như công suất thiết kế, áp suất thiết kế, nhiệt độ thiết kế, hoặc tốc độ thiết kế. Thuật ngữ này chỉ được sử dụng bởi nhà sản xuất thiết bị và không được sử dụng trong bộ thông số kỹ thuật dành cho khách hàng.

3.12. Vỏ kép (double casing)

Dạng kết cấu bơm mà trong đó vỏ bơm chịu áp tách khỏi các phần tử của bơm được chứa trong vỏ bơm.

CHÚ THÍCH: Ví dụ các phần tử bơm bao gồm ống loe, màng, phễu và ống xoắn bên trong vỏ bơm.

3.13. Bộ phận của bộ truyền động (drive-train component)

Phần tử của thiết bị được sử dụng theo chuỗi để truyền động bơm.

VÍ DỤ: Động cơ, bánh răng, tua bin, động cơ đốt trong, chất lỏng dẫn động, ly hợp

3.14. Tốc độ tới hạn khô (dry critical speed)

Tốc độ tới hạn của rô to được tính toán với giả thiết rằng không có ảnh hưởng của chất lỏng, và rô to chỉ được đỡ ở các ổ trục; và các ổ có độ cứng tuyệt đối

3.15. Phần tử (element)

Bó (bundle)

Cụm rôto và các bộ phận tĩnh bên trong của bơm ly tâm.

3.16. Tua bin phục hồi năng lượng thủy lực (hydraulic power recovery turbine)

HPRT

Hệ thống tua bin được thiết kế để phục hồi năng lượng từ dòng chất lỏng.

3.17. Ổ trục thủy động học (hydraudynamic bearing)

Ổ trục sử dụng nguyên lý bôi trơn thủy động học.

3.18. Bơm giống nhau (identical pump)

Bơm có cùng kích cỡ, thiết kế thủy lực, số tầng, tốc độ quay, khe hở, kiểu cụm làm kín trục (bề mặt trục hoặc hoặc ống lót ngăn áp), kiểu ổ trục, khối lượng khớp nối, khớp nối công xôn, và bơm cùng loại chất lỏng.

3.19. Tốc độ cho phép lớn nhất (maximum allowable speed)

Tốc độ cao nhất tại đó thiết kế của nhà sản xuất cho phép vận hành liên tục.

3.20. Nhiệt độ cho phép lớn nhất (maximum allowable temperature)

Nhiệt độ liên tục lớn nhất do nhà sản xuất đã thiết kế cho bơm (hoặc bất cứ bộ phận nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi bơm chất lỏng quy định, tại áp suất vận hành lớn nhất quy định (không bao gồm cơ cụm làm kín cơ khí).

Xem vỏ chịu áp (3.43).

3.21. Áp suất làm việc cho phép lớn nhất (maximum allowable working pressure MAWP)

Áp suất liên tục lớn nhất do nhà sản xuất đã thiết kế cho bơm (hoặc bất cứ bộ phận nào mà thuật ngữ này được nhắc đến) khi bơm chất lỏng quy định, tại nhiệt độ làm việc lớn nhất quy định (không bao gồm cụm làm kín cơ khí).

3.22. Áp suất xả lớn nhất (maximum discharge pressure)

Áp suất hút quy định lớn nhất cộng với áp suất chênh lớn nhất của bơm với bánh công tác có thể mở rộng, khi vận hành tại tốc độ định mức, với chất lỏng có tỷ trọng tương đối danh nghĩa quy định.

3.23. Áp suất cụm làm kín động lực học lớn nhất (maximum dynamic sealing pressure)

Áp suất cao nhất có thể tại cụm làm kín trong các điều kiện vận hành quy định và trong quá trình khởi động cũng như tắt máy.

CHÚ THÍCH: Cả áp suất động và áp suất tĩnh của cụm làm kín đều là các yếu tố quan trọng để lựa chọn cụm làm kín cơ khí. Hai loại áp suất này phụ thuộc vào áp suất hút của bơm, điểm và khe hở vận hành của bơm. Chúng cũng chịu ảnh hưởng của áp suất làm kín khi đẩy. Áp suất này được quy định bởi nhà cung cấp cụm làm kín. Xem TCVN 9736 (ISO 21049) hoặc ANSI/API Std 682/TCVN 9736 (ISO 21049).

3.24. Nhiệt độ vận hành lớn nhất (maximum operating temperature)

Nhiệt độ cao nhất của chất lỏng được bơm, bao gồm cả các điều kiện lật úp để chất lỏng lộ ra.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ này được quy định bởi nhà cung cấp cụm làm kín. Xem TCVN 9736 (ISO 21049) hoặc ANSI/API Std 682/TCVN 9736 (ISO 21049).

3.25. Áp suất cụm làm kín tĩnh lớn nhất (maximum static sealing pressure)

Áp suất cao nhất, ngoại trừ giá trị áp suất va đập trong quá trình thử thủy tĩnh, mà cụm làm kín bị tác động khi dừng bơm.

3.26. Áp suất hút lớn nhất (maximum suction pressure)

Áp suất hút cao nhất mà bơm chịu được trong quá trình vận hành (không chuyển tiếp; không bao gồm nước va đập thủy lực).

3.27. Tốc độ cho phép nhỏ nhất (minimum allowable speed)

Tốc độ thấp nhất tại đó thiết kế của nhà sản xuất cho phép bơm vận hành liên tục.

CHÚ THÍCH: Tốc độ này được tính bằng vòng trên phút.

3.28. Lưu lượng ổn định liên tục nhỏ nhất (minimum continuous stable flow)

Lưu lượng thấp nhất tại đó bơm có thể vận hành mà không vượt quá độ rung cho phép trong tiêu chuẩn này.

3.29. Lưu lượng nhiệt liên tục nhỏ nhất (minimum continuous thermal flow)

Lưu lượng thấp nhất tại đó bơm có thể vận hành mà không bị ảnh hưởng bởi sự tăng nhiệt độ của chất lỏng được bơm.

3.30. Nhiệt độ kim loại thiết kế nhỏ nhất (minimum design metal temperature)

Nhiệt độ kim loại trung bình thấp nhất (tính trên toàn bộ chiều dầy) mong muốn đạt được trong quá trình vận hành, bao gồm các chế độ vận hành lật úp, tự đóng băng và nhiệt độ môi trường xung quanh trong giới hạn thiết bị đã được thiết kế.

3.31. Bơm nhiều tầng (multistage pump)

Bơm có ba tầng hoặc nhiều hơn.

Xem 4.2.

3.32. Kích cỡ đường ống danh nghĩa (nominal pipe size)

NPS

Các ký hiệu, thường được sử dụng theo một số ký hiệu kích cỡ, tương ứng gần bằng đường kính ngoài của ống.

CHÚ THÍCH: NPS được tính bằng inch.

3.33. NPSH

Cột áp hút thực (net positive suction head)

Tổng áp suất đầu vào tuyệt đối trên cột áp tương đương với áp suất hơi dựa trên mặt phẳng chuẩn.

NPSH.

CHÚ THÍCH: NPSH được tính bằng mét hoặc feet của cột áp chất lỏng được bơm.

3.34. Cột áp hút thực có giá trị (net positive suction head available)

NPSHA

NPSH được xác định bởi khách hàng cho hệ thống bơm vận hành tại lưu lượng định mức và nhiệt độ bơm bình thường.

3.35. Cột áp hút thực được yêu cầu (net positive suction head required)

NPSH3

NPSH là kết quả nhận được bằng thử nghiệm với nước trong trường hợp có 3 % tổn thất cột áp (cột áp tầng thứ nhất trong bơm nhiều tầng), được xác định bởi nhà cung cấp thông qua việc thử nghiệm với nước.

3.36. Điểm vận hành thông thường (normal operating point)

Điểm tại đó bơm được mong muốn vận hành dưới điều kiện thông thường.

3.37. Chi tiết mòn thông thường (normal-wear part)

Chi tiết được thay thế hoặc phục hồi lại trong mỗi lần đại tu bơm.

VÍ DỤ: Các xéc măng, các ống lót liên tầng, thiết bị cân bằng, ống lót cổ trục, bề mặt làm kín, ổ trục và miếng đệm.

3.38. Kiểm tra quan sát và thử nghiệm quan sát (observed test and observed inspection)

Kiểm tra hoặc thử nghiệm tại nơi mà khách hàng đã được thông báo theo đúng thời điểm kiểm tra hoặc thử nghiệm và việc kiểm tra hoặc thử nghiệm được thực hiện theo lịch trình định sẵn bất kể khách hàng hoặc đại diện khách hàng có mặt hay không.

3.39. Bôi trơn bằng phun sương dầu (oil-mist lubrication)

Cách bôi trơn được cung cấp bởi sương dầu được tạo ra bằng cách phun bụi và vận chuyển tới thân ổ trục hoặc thân bơm bằng khí nén.

3.40. Vùng vận hành (operation region)

Vùng thủy lực của bơm mà bơm vận hành trong đó.

3.41. Bơm công xôn (overhung pump)

Bơm có bánh công tác được lắp trên trục công xôn dựa trên bộ ổ đỡ của trục.

3.42. Vùng vận hành ưu tiên (prepered operating region)

Vùng vận hành đảm bảo độ rung của bơm nằm trong khoảng giới hạn của tiêu chuẩn này.

3.43. Vỏ chịu áp (pressure casing)

Tất cả các bộ phận chịu áp tĩnh của bơm, bao gồm tất cả các vòi phun, nắp đệm làm kín, buồng làm kín và các kết nối phụ trợ nhưng không bao gồm các thành phần quay và tĩnh của cụm làm kín cơ khí.

CHÚ THÍCH: Bề mặt tiếp xúc với áp suất khí quyển của nắp đệm làm kín, mặt bằng làm kín khi xả. Ống phụ và các van không phải là các chi tiết của vỏ chịu áp.

3.44. Khách hàng (purchaser)

Chủ sở hữu, hoặc đại lý, nơi đưa ra các đơn đặt hàng và thông số kỹ thuật cho nhà cung cấp.

3.45. Bôi trơn bằng phun sương dầu tinh khiết (pure oil-mist lubrication)

Hệ thống thùng chứa khô mà trong đó

sương dầu có nhiệm vụ vừa bôi trơn ổ trục vừa làm sạch thân; và không có dầu chứa trong thùng.

3.46. Bôi trơn bằng sương dầu làm sạch (purge oil-mist lubrication)

Các hệ thống thùng chứa ướt trong đó sương chỉ làm sạch phần ổ trục.

3.47. Lắp ghép theo phương hướng tâm (radially split)

Lắp ghép cùng chiều với ghép nối chính song song với đường tâm trục.

3.48. Điểm vận hành định mức (rated operation point)

Điểm tại đó nhà cung cấp chứng nhận rằng thông số của bơm nằm trong vùng dung sai cho phép được quy định trong tiêu chuẩn này.

CHÚ THÍCH: Thông thường, điểm vận hành định mức là điểm được đặc trưng bởi lưu lượng lớn nhất

3.49. Tỷ trọng tương đối (relative density)

Trọng lượng riêng (specific gravity)

Thuộc tính của một chất lỏng được tính bằng tỉ số giữa tỷ trọng của chất lỏng đó so với nước ở nhiệt độ tiêu chuẩn.

CHÚ THÍCH: Nhiệt độ tiêu chuẩn là 4oC (39,2 °F).

3.50. Rô to (rotor)

Bao gồm tất cả các chi tiết có chuyển động quay của một bơm ly tâm.

3.51. Bơm đồng dạng (similar pump)

Bơm mà được chấp nhận bởi sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất khi sự giống nhau đủ để không cần yêu cầu các phân tích bên, tính đến các yếu tố được liệt kê theo định nghĩa bơm giống nhau (3.18).

3.52. Tốc độ đặc trưng (specific speed)

Chỉ số liên quan đến lưu lượng, cột áp tổng và tốc độ quay của các bơm có hình học tương tự.

3.53. Tầng bơm (stage)

Một bánh công tác và ống khuếch tán gắn vào, xoắn ốc và kênh hồi nếu được yêu cầu.

3.54. Tốc độ hút đặc trưng (suction-specific speed)

Chỉ số liên quan đến lưu lượng, cột áp thực và tốc độ quay của các bơm có hình học tương tự.

3.55. Ống lót cổ trục (throat bushing)

Thiết bị tạo ra khe hở hạn chế xung quanh ống lót (hoặc trục) giữa cụm làm kín hoặc hộp cụm làm kín kép trong và bánh công tác.

3.56. Tổng giá trị đọc được của thiết bị đo (total indicator reading)

Độ lệch tổng chỉ thị (total indicated runout)

TIR

Sự chênh lệch giữa các số đọc lớn nhất và nhỏ nhất của thiết bị chỉ báo có mặt số hoặc một thiết bị tương tự khi kiểm tra một mặt hoặc bề mặt hình trụ trong quá trình một vòng quay hoàn chỉnh của bề mặt được kiểm tra.

CHÚ THÍCH: Đối với một bề mặt hình trụ hoàn chỉnh, số đọc của thiết bị chỉ báo thể hiện độ lệch tâm bằng nửa số đọc. Đối với một mặt phẳng hoàn chỉnh, số đọc của thiết bị chỉ báo thể hiện một sự không vuông bằng với số đọc. Nếu đường kính được yêu cầu không hoàn toàn là hình trụ hoặc không phẳng, việc giải thích ý nghĩa của TIR phức tạp hơn và có thể tạo ra độ ô van hoặc độ vặn.

3.57. Vận tốc hành trình (trip speed)

(Thiết bị dẫn động bằng động cơ điện) Thiết bị dẫn động bằng động cơ điện - tốc độ đồng bộ tại tần số cung cấp lớn nhất.

3.58. Vận tốc hành trình (trip speed)

(Thiết bị dẫn động vận tốc biến thiên) Thiết bị dẫn động vận tốc biến thiên - tốc độ mà tại đó thiết bị khẩn cấp độc lập chống vượt quá tốc độ làm việc để ngắt nguồn dẫn động.

3.59. Đơn vị chịu trách nhiệm (unit responsibility)

Có trách nhiệm điều phối tài liệu, phân phát, tình trạng kỹ thuật của thiết bị và tất cả các hệ thống phụ trợ được bao hàm trong đơn đặt hàng.

CHÚ THÍCH: Tình trạng kỹ thuật được quan tâm bao gồm các yếu tố: yêu cầu về công suất, tốc độ vòng quay, bố trí chung, khớp nối, động lực học, bôi trơn, hệ thống làm kín, báo cáo về thử nghiệm vật liệu, thiết bị, đường ống, đường ống phù hợp với đặc tính kỹ thuật và kiểm tra của thiết bị.

Xem lại: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 1

Xem tiếp: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 3