Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 23

12 tháng 12 2018

Phụ lục A

(tham khảo)

Tốc độ đặc trưng và tốc độ hút đặc trưng

Tốc độ đặc trưng, ns, là chỉ số liên quan đến tính năng của bơm ở lưu lượng tại điểm có hiệu suất cao nhất khi vận hành bơm với đường kính bánh công tác lớn nhất và tốc độ quay quy định. Tốc độ đặc trưng được xác định bằng công thức (A.1):

ns= nq0,5/H0,75                              (A.1)

Trong đó

n là tốc độ quay, tính bằng số vòng trên phút;

q là lưu lượng tổng của bơm, tính bằng mét khối trên giây (Galon US trên mỗi phút);

H là cột áp trên mỗi tầng, tính bằng mét (feet).

CHÚ THÍCH 1: Tốc độ đặc trưng được tính bằng cách sử dụng đơn vị SI nhân hệ số 51,64 tương đương với tốc độ đặc trưng tính theo đơn vị USC.

CHÚ THÍCH 2: Để đơn giản, ngành công nghiệp thường bỏ quả hằng số trọng lực trong công thức không thứ nguyên để tính tốc độ đặc trưng và tốc độ hút đặc trưng

Định nghĩa khác về tốc độ đặc trưng cũng thỉnh thoảng được sử dụng (Đó là tốc độ dòng chảy trên rãnh vào của cánh bơm chứ không phải lưu lượng tổng). Khách hàng phải hiểu rõ định nghĩa nào được sử dụng khi so sánh dữ liệu.

Tốc độ hút đặc trưng, S, là chỉ số liên quan đến tính năng hút của bơm, được tính toán ở lưu lượng tại điểm có hiệu suất cao nhất khi vận hành với đường kính bánh công tác lớn nhất và tốc độ quay quy định để đánh giá tính nhạy cảm của bơm với vòng tuần hoàn bên trong. Tốc độ hút đặc trưng được xác định bằng công thức (A.2):

S = nq 0,5/(NPSH3 )0,75                        (A.2)

Trong đó

n là tốc độ quay, tính bằng vòng trên phút;

q là lưu lượng dòng chảy trên mỗi mép bánh công tác, tính bằng mét khối trên giây (Galon US trên mỗi phút), tương đương với một trong các yếu tố sau:

  • Lưu lượng tổng đối với bánh công tác hút đơn,
  • Nửa lưu lượng tổng đối với bánh công tác hút đôi;

(NPSH3) là cột áp hút thực được yêu cầu, tính bằng mét (feet).

CHÚ THÍCH 3: Tốc độ đặc trưng được tính bằng cách sử dụng đơn vị SI nhân hệ số 51,64 tương đương với tốc độ hút đặc trưng tính theo đơn vị USC. Ký hiệu USC là Nss thỉnh thoảng được chỉ định cho tốc độ hút đặc trưng.

 

Phụ lục B

(quy định)

Sơ đồ hệ thống bôi trơn và nước làm mát

Phụ lục này bao gồm sơ đồ của các hệ thống bôi trơn và nước làm mát. Các ký hiệu sử dụng từ Hình B.2 đến Hình B.8 được chỉ rõ và cho trong Hình B.1. Các ký hiệu này trình bày các hệ thống sử dụng chung. Các cấu hình và hệ thống khác luôn sẵn có và có thể được sử dụng nếu đã được quy định hoặc được sự thỏa thuận của khách hàng và nhà cung cấp.

CHÚ DẪN

1. Bộ trao đổi nhiệt;

2. Dụng cụ đo (Các chữ cái hiển thị chức năng);

3. Bộ chỉ báo áp suất;

4. Bộ chỉ báo nhiệt độ;

5. Bộ chỉ báo chênh áp;

6. Bộ chỉ báo lưu lượng;

7. Bộ chỉ báo mức loại phản xạ;

8. Van 3 cửa cơ khí (van chuyển đơn);

9. Van điều khiển nhiệt độ;

10. Van đóng và xả;

11. Van điều tiết lưu lượng;

12. Van đóng (van cổng);

13. Công tắc áp suất thấp (khởi động bơm phụ trợ);

14. Công tắc áp suất thấp (cảnh báo);

15. Công tắc áp suất thấp (ngắt);

16. Van an toàn;

17. Bộ lọc dây dẫn;

18. Van một chiều;

19. Van điều khiển áp suất.

Hình B.1 - Các ký hiệu được sử dụng từ Hình B.2 đến Hình B.8

CHÚ DẪN

  1. Van hút;
  2. Nắp đệm;
  3. Thân ổ trục;
  4. Van xả.

Hình B.2 - Đường ống của bơm côngxôn - Bản vẽ A, làm mát thân ổ trục

CHÚ DẪN

  1. Van hút;
  2. Nắp đệm;
  3. Thân ổ trục;
  4. Van xả.

Hình B.3 - Đường ống của bơm côngxôn - Bản vẽ K, làm mát thân ổ trục trụ với bộ trao đổi nhiệt cụm làm kín

CHÚ DẪN

  1. Van hút;
  2. Nắp đệm;
  3. Thân ổ trục;
  4. Van xả.

Hình B.4 - Đường ống của bơm côngxôn - Bản vẽ M, làm mát thân ổ trục trụ với bộ trao đổi nhiệt cụm làm kín

Xem lại: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 22

Xem tiếp: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 24