Zalo QR
CHÚ DẪN
Hình B.5 - Đường ống giữa các bơm dầu làm kín ổ trục – Bản vẽ A, làm mát các thân ổ trục
CHÚ DẪN
Hình B.6 - Đường ống giữa các bơm dầu làm kín ổ trục - Bản vẽ K, làm mát thân ổ trục trụ với bộ trao đổi nhiệt cụm làm kín
CHÚ DẪN
Hình B.7 - Đường ống giữa các bơm dầu làm kín ổ trục - Bản vẽ M, làm mát bộ trao đổi nhiệt cụm làm kín
Xem Bảng B.1 cho mô tả của các hạng mục chính và loại bảng điều khiển.
CHÚ THÍCH 1: Theo tiêu đề, "BPO" chỉ ra rằng tấm đế là cổng thiết bị, "BP1” chỉ ra bảng đứng gắn vào tường, lắp đặt bình chứa. Tiêu đề P&IDs là tương tự.
CHÚ THÍCH 2: Hình được sửa đổi từ ISO 10438-2:2007, Hình B.1 cho mục đích của điều mục này, API 614-08 tương đương với ISO 10438-2:2007.
Hình B.8 - Loại ll-P0-R1-H0-BP0-C1F2-C0-PV1-TV1-BB0 hoặc
Loại II-P0-R1-H0-BP1-C1F2-C0-PV1-TV1-BB0
Bảng B.1 - Các hạng mục chính của Hình B.8 với các yêu cầu bổ sung
Hạng mục chính |
Nhận biết/Điều mục |
Chú ý/Tùy chọn |
Nhận xét |
|
Thiết kế cơ bản, 4.1 |
Ghi rõ |
Mã & loại bảng điều khiển Loại II - P0-R1-H0-BP0-C1F2-C0-PV1-TV1-BBO |
HP |
Tấm đế |
|
|
2 |
Bình chứa đầu, 4.4 |
Ghi rõ |
4.4.2 Đáy làm dốc để xả |
3 |
Bộ lọc/lỗ thông hơi |
Ghi rõ |
|
4 |
Xả |
Ghi rõ |
4.4.3 Đầu nối xả (Với van và mặt bít kín) tại đường kính ít nhất là 5 cm |
5 |
Thiết bị đo mức |
Ghi rõ |
4.4.5 d) Kính quan sát mức dầu |
6 |
Bơm dầu bôi trơn |
|
|
7 |
Động cơ bơm dầu bôi trơn |
|
|
8 |
Bệ đỡ động cơ/bơm |
|
|
9 |
Khớp nối |
|
|
10 |
Lưới lọc |
|
|
11 |
Van/bộ lọc đáy |
|
|
12 |
Van giới hạn áp suất |
|
|
13 |
Van điều khiển áp suất |
|
|
14 |
Van một chiều |
|
|
15 |
Bộ làm mát, 4.6 |
|
|
16 |
Bộ lọc |
|
|
17 |
Hộp đo nhiệt |
|
|
18 |
Lỗ thông gió |
|
|
19 |
Xả |
|
|
20 |
Thiết bị làm nóng bình chứa |
Tùy chọn |
4.4.7 a) Thiết bị làm nóng chìm chạy bằng điện là tùy chọn |
21 |
Van điều khiển nhiệt độ |
Tùy chọn |
4.6.13 Van điều khiển nhiệt độ 3 cửa (ngả) vận hành theo sự ổn nhiệt (TV1) là tùy chọn |
|
Đường ống dầu, 5.2 |
|
|
|
Dụng cụ đo, Điều 6 |
|
|
PSLL, PSL, Pl |
Các công tắc/bộ chỉ báo áp suất |
|
Xem ISO 10438-2:2007, Hình B.25. |
PDI |
Độ chênh áp |
|
Xem ISO 10438-2:2007, Hình B.32. |
a |
Đến bơm vận hành bằng trục |
|
|
b |
Từ bơm vận hành bằng trục |
|
|
c |
Đến thiết bị thân ổ trục |
|
|
d |
Từ thiết bị thân ổ trục |
Thay đổi Bổ sung |
Đường ống xả dầu có độ dốc nhỏ nhất là 1:50 (20 mm/m [0,25 in/ft]) 6.2 Bảng 3: a) PSLL để ngắt dầu thấp áp b) TS cho nhiệt độ dầu cao tại đầu ra bộ làm mát c) TI trong đường xả dầu từ mỗi ổ trục hoặc khớp nối bôi trơn |
Phụ lục C
(quy định)
Tua bin phục hồi năng lượng thủy lực
C.1 Quy định chung
Phụ lục này áp dụng cho các tua bin phục hồi năng lượng thủy lực (HPRTs).
Phục hồi công suất đạt được bằng cách giảm áp suất chất lỏng, thỉnh thoảng có chất khí và hơi trong khi giảm áp suất. Một tua bin phục hồi năng lượng thủy lực có thể là một bơm được vận hành với dòng trái chiều.
C.2 Thuật ngữ
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ được thay đổi hoặc bỏ qua khi tiêu chuẩn được áp dụng cho HPRTs. Hướng dòng chảy qua HPRTs ngược lại với hướng dòng chảy khi qua bơm. Trong phạm vi này, từ "Bơm” phải được hiểu nghĩa như “HPRT”, thuật ngữ “đầu hút bơm" phải được hiểu nghĩa như "đầu ra HPRT" và thuật ngữ “đầu xả bơm" phải được hiểu nghĩa như “đầu vào HPRT”.
C.3 Thiết kế
C.3.1 Đặc tính chất lỏng
C.3.1.3 Nếu được thông tin, thành phần chất lỏng và khối lượng riêng của hơi (hoặc khí) theo áp suất, phải được quy định. Nó có thể cần thiết để điều khiển áp suất đầu ra HPRT nhằm giới hạn số lượng chất lỏng bay hơi nhanh hoặc số lượng khi thoát ra khỏi dung dịch.
C.3.2 Hệ thống làm kín bằng dòng chức năng
Để tránh làm giảm tuổi thọ của cụm làm kín, chúng ta phải xem xét đến việc tỏa khí và bay hơi trong các dòng chức năng cụm làm kín. Nếu khả năng này xảy ra, thì phải lắp dòng chức năng cụm làm kín khác ngoài đầu vào HPRT được đề xuất.
C.3.3 Chạy quá tốc độ
C.3.3.1 Một lần chạy quá tốc độ phải được xem xét nếu HPRT và thiết bị khác trong bộ dẫn động không thể bằng tốc độ chạy được tính toán (tốc độ lớn nhất đạt được bởi HPRT khi không tải và tuân theo sự kết hợp xấu nhất của các điều kiện đầu vào và đầu ra quy định). Về cơ bản, các lần chạy quá tốc độ trong phạm vi 115 % đến 120 % của tốc độ định mức. Nó rất quan trọng để nhận ra rằng tốc độ chạy với chất lỏng nhiều trong khí hấp thụ hoặc với chất lỏng bay hơi nhanh từng phần khi chúng chảy qua HPRT có thể cao hơn tốc độ chạy với nước. Với loại chất lỏng này, tốc độ chạy không thể được xác định chính xác.
C.3.3.2 Rủi ro chạy quá tốc độ được giảm nếu thiết bị dẫn động, như bơm hoặc quạt, không thể làm giảm tải. Rủi ro được tăng lên nếu thiết bị dẫn động là máy phát điện, vì sự ngắt kết nối đột ngột từ mạch nguồn điện dỡ tải HPRT. Trong trường hợp khác, cảm biến tự động và mạch tải mô hình phải được cung cấp.
C.3.3.3 Hệ thống rô to có tính ì thấp và đối tượng dỡ tải đột ngột phải được trang bị với phanh gấp để ngăn hư hỏng vì chạy quá tốc độ.
C.3.4 Bộ dẫn động kép
CHÚ THÍCH: Xem Hình C.1 a) và b).
C.3.4.1 Nếu một HPRT được sử dụng để hỗ trợ bộ dẫn động khác, phải xem xét áp dụng C.3.4.2 qua C.3.4.5.
C.3.4.2 Bộ dẫn động chính phải liên quan đến hệ thống dẫn động mà không cần hỗ trợ từ HPRT.
C.3.4.3 Một bộ ly hợp trơn (ly hợp truyền mô men theo một hướng và khớp ly hợp tự do hướng khác) phải được sử dụng giữa HPRT và hệ thống truyền động để cho phép thiết bị dẫn động vận hành trong suốt quá trình bảo dưỡng HPRT và cho phép khởi động hệ thống truyền động trước khi dòng chất lỏng công tác HPRT được điều chỉnh.
C.3.4.4 Dòng chảy đến HPRT có thể thay đổi rộng lớn và theo tần suất. Nếu dòng giảm xuống khoảng 40 % của dòng định mức, HPRT dừng sản xuất nguồn điện và một lưu lượng có thể được thực hiện trên bộ dẫn động chính. Một bộ ly hợp trơn ngăn việc này.
C.3.4.5 HPRT không bao giờ được đặt giữa bộ dẫn động chính và thiết bị dẫn động.
C.3.5 Máy phát điện
CHÚ THÍCH: Xem Hình C.1c).
Nếu máy phát điện được vận hành bởi HPRT trên dòng chất lỏng công tác nhiều khí, thì máy phát điện phải được định kích cỡ. Nguồn điện ra của HPRT có thể lớn hơn từ 20 % đến 30 % hoặc lớn hơn giá trị dự đoán bởi các lần thử nghiệm với nước, do kết quả của sự ảnh hưởng khí trong đó hoặc chất lỏng bay hơi.
C.3.6 Van tiết lưu (Van bướm)
Đối với phần lớn các ứng dụng, các van được sử dụng để điều khiển dòng đến HPRT phải được đặt trước dòng và gần cửa vào HPRT (xem Hình C.1). Việc đặt trước dòng cho phép các cụm làm kín cơ khí vận hành ở áp suất tại cửa ra của HPRT và, đối với các dòng nhiều khí, cho phép khí bay lên, điều này làm tăng công suất đầu ra.
C.3.7 Van rẽ
Không xem xét sự sắp xếp của hệ thống truyền động HPRT, một van rẽ toàn dòng với công suất điều biến phải được lắp đặt. Việc điều khiển chung của van rẽ điều biến và van điều khiển đầu vào HPRT đạt được bằng biện pháp sắp xếp tách mức (xem Hình C.1)
Xem lại: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 23
Xem tiếp: Bơm ly tâm dùng trong công nghiệp dầu mỏ, hóa dầu và khí thiên nhiên - Phần 25