Bơm thể tích kiểu quay - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 3

11 tháng 12 2018

9.4. Các bu lông, móc treo hoặc các lỗ bắt bu lông treo và các loại chốt phải được bố trí ở nơi cần thiết để tạo thuận lợi cho việc tháo dỡ và lắp ráp. Khi lắp bu lông thì phải chú ý tác động nhẹ nhàng lên mặt chân đế, nếu các bu lông gây hư hỏng bề mặt chân đế sẽ có thể gây ảnh hưởng đến độ chắc chắn và tính năng vận hành của máy.

10. Vật liệu, hàn và sửa chữa

10.1. Lựa chọn vật liệu

Các vật liệu phải được lựa chọn theo tính chất vật lý và thành phần hóa học để đáp ứng các yêu cầu của 4.1 và 6.1.

10.2. Phương pháp chế tạo

10.2.1. Phương pháp đúc

Các chi tiết đúc không được có các khuyết tật như rỗ do co ngót, các rỗ khí, các nứt vỡ, đóng vảy, phồng rộp và các khuyết tật tương tự khác. Bề mặt của các chi tiết đúc phải được làm sạch bằng phun cát, phun bi, tẩy bằng a xít hoặc bằng các phương pháp tiêu chuẩn khác. Các phần được tạo ra do phôi mẫu tự chảy và các ba via của các lỗ phải được cắt gọt, dũa hoặc mài.

10.2.2. Phương pháp hàn

10.2.2.1. Tất cả các quá trình hàn các đường ống và các bộ phận chịu áp lực phải được thực hiện bởi những người thợ hàn được đào tạo có tay nghề phù hợp và tuân theo các quy trình hàn phù hợp với EN 287-1, EN 287-2, EN 288-1, EN 288-2 và EN 288-3.

10.2.2.2. Không được hàn vật liệu gang đúc.

10.2.2.3. Các ống nối với đầu vào và đầu ra của các bộ phận chứa áp phải được hàn ngấu hoàn toàn.

10.2.2.4. Đầu các đường ống nối với các bộ phận chứa áp làm bằng vật liệu thép cacbon hoặc thép hợp kim phải có thành phần kim loại danh nghĩa giống như của các bộ phận đó hoặc phải là thép không gỉ austenic các bon thấp.

10.2.2.5. Các bộ phận chứa áp được chế tạo theo phương pháp hàn làm việc ở ứng suất 75 % hoặc lớn hơn ứng suất thiết kế cho phép, phải được khử ứng suất dư.

10.3. Sửa chữa

Các bộ phận không phải sửa chữa nếu như có một trong các điều kiện sau :

- Chiều sâu của khuyết tật vượt quá 20 % chiều dày thành thiết kế;

- Chiều dài của khuyết tật vượt quá 20 % kích thước của bộ phận theo chiều đó;

- Tổng diện tích bề mặt bị ảnh hưởng vượt quá 10 % diện tích bề mặt của bộ phận;

- Vật liệu thay thế vượt quá 10 % khối lượng vật liệu thô của bộ phận;

- Các bộ phận chứa áp đã được rèn.

Các khuyết tật phải được phát hiện và kiểm tra bằng thấm thuốc nhuộm màu theo tiêu chuẩn ISO 3453, hoặc các hạt nhiễm từ theo prEN 1956 và prEN 9934-1, để đảm bảo chắc chắn tất cả các phần vật liệu khuyết tật được loại bỏ trước khi sửa chữa.

Không được sửa các bộ phận đúc chứa áp bằng rèn búa hoặc nung nóng

CHÚ THÍCH: Các khuyết tật bề mặt nông không làm giảm khả năng chịu áp lực, có thể được khắc phục bằng phun kim loại.

10.3.1. Chỉ có các chi tiết chế tạo bằng vật liệu có tính hàn mới được sửa chữa bằng phương pháp hàn bởi những người thợ hàn được đào tạo có tay nghề và tuân theo quy trình hàn phù hợp (Xem 10.2.2.1).

10.3.2. Các sửa chữa chỉ được thực hiện khi vật liệu sửa chữa có cùng, hoặc nhiều hơn các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu gốc và các mối ghép kín ở các bộ phận thường chịu áp lực được đảm bảo.

10.3.3. Để kiểm tra chất lượng của quá trình sửa chữa, các bộ phận chịu áp lực sau khi sửa chữa phải được kiểm tra khả năng chịu áp phù hợp với EN 12162. Các chi tiết khác phải được kiểm tra bằng các phương pháp không phá hủy để đảm bảo chất lượng của việc sửa chữa. Bao gồm các phương pháp:

- Thấm nhuộm mầu theo ISO 3453;

- Hạt từ tính theo prEN 1956 và prEN ISO 9934-1;

- Siêu âm theo ISO 10375;

- Chụp tia X theo ISO 1027.

11. Bảo vệ bề mặt

Khi các vật liệu được sử dụng không có khả năng chống ăn mòn thì tất cả các bề mặt bên ngoài không hoạt động phải được bảo vệ bằng hệ thống sơn phủ tiêu chuẩn của nhà cung cấp phù hợp với các điều kiện môi trường quy định trong 6.1.

CHÚ THÍCH: Khi thông tin do khách hàng cung cấp theo 4.1 đưa ra các điều kiện môi trường đặc biệt, những vật liệu không có khả năng chống ăn mòn phải được xử lý thích hợp và sơn phủ hoặc bảo vệ bằng cách khác để tránh những nguy hiểm đã cảnh báo.

12. Tấm nhãn và ghi nhãn

Tấm nhãn và ghi nhãn phải phù hợp với các yêu cầu của EN 809.

13. Chuẩn bị vận chuyển

13.1. Chống ăn mòn

Bơm phải được chống ăn mòn bên trong và bên ngoài trước khi vận chuyển. Nếu cần thì phải mô tả thao tác cần thiết để tháo dỡ bảo vệ, phải được mô tả trong hướng dẫn khởi động và các cảnh báo an toàn được gắn trên bơm. Nhà cung cấp phải cung cấp cách thức để duy trì hiệu quả của việc chống ăn mòn tại vị trí lắp đặt.

13.2. Bảo vệ các bộ phận chuyển động quay

Để tránh hư hỏng tới các ổ trục bởi các rung động trong quá trình vận chuyển, các bộ phận quay phải được bảo vệ theo:

- Phương pháp vận chuyển;

- Khoảng cách vận chuyển;

- Khối lượng rô to;

- Thiết kế ổ trục.

Trong mỗi trường hợp một nhãn cảnh báo phải được gắn trên bơm.

13.3. Cửa bơm

Để ngăn ngừa những dị vật bên ngoài có thể lọt vào bên trong bơm trong quá trình vận chuyển, lưu kho và lắp đặt, tất cả các cửa của bơm phải được lắp các tấm che phủ thích hợp trước khi giao hàng.

13.4. Đường ống và các bộ phận phụ trợ

Tiến hành các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo các đường ống kích thước nhỏ và các thiết bị phụ trợ được bảo vệ chống hư hỏng trong quá trình vận chuyển và lưu kho.

13.5. Nhận biết

Mọi bộ phận cung cấp rời với bơm phải được nhận biết rõ ràng và bền lâu.

13.6. Hướng dẫn lắp đặt/vận hành

Những chỉ dẫn lắp đặt/vận hành của nhà cung cấp phải được đóng gói và giao cùng với bơm/cụm bơm cùng với tất cả các tài liệu khác đã được thỏa thuận với khách hàng .

 

PHỤ LỤC A

(tham khảo)

TỜ DỮ LIỆU

Tờ dữ liệu nêu trong phụ lục này có thể được khách hàng sử dụng để thông báo các yêu cầu của bơm cho các nhà cung cấp tiềm năng. Tất cả các thông tin cần thiết trong tờ dữ liệu này phải được khách hàng cung cấp để mô tả môi trường vận hành của bơm/cụm bơm.

Trong bảng có tiêu đề “Các điều kiện vận hành cho từng bơm” mỗi cột áp dụng cho một thông tin “đặt” cụ thể. Nên ghi chú rằng, bơm/cụm bơm sẽ không được bảo hành cho những điều kiện vận hành không được ghi trong văn bản.

Cột bên trái liệt kê các đặc tính quan trọng của chất lỏng sẽ hiện diện tại các mối nối của bơm. NPIPA là một chức năng của các thuộc tính chất lỏng ở đầu vào và thiết kế hệ thống, và có thể được thay đổi vị trí mối nối đầu vào của bơm. Cột thứ hai được sử dụng để xác định các đơn vị định lượng thuộc tính của chất lỏng.

Cột thứ ba,“Các điều kiện định mức'', liệt kê các điều kiện vận hành mà nhà cung cấp đảm bảo rằng bơm có thể đạt được. Đối với bơm có tốc độ cố định, mỗi ô trên cột này chỉ có một giá trị. Bơm có tốc độ thay đổi phải có lưu lượng lớn nhất và nhỏ nhất được thể hiện. Các tính năng của bơm thể tích kiểu quay có thể bị ảnh hưởng rất lớn bởi độ nhớt của chất lỏng; Cột “định mức” có thể chỉ thể hiện ở một giá trị nhiệt độ và độ nhớt.

Một số bơm không làm việc ở một điều kiện cố định, mà vận hành trong một dải phạm vi các điều kiện. Các cột còn lại trong bảng cho phép các điều kiện vận hành thay thế được quy định. Không cần thiết phải điền đầy mọi cột của bảng. Chỉ cần điền đầy những cột mô tả đầy đủ các chế độ vận hành của bơm. Các bơm có tốc độ cố định không nên có thêm lưu lượng cụ thể .

Tờ dữ liệu điều kiện vận hành bơm thể tích

Hạng mục số

Khách hàng

 

Tham khảo khách hàng

 

Dịch vụ

 

Hiện trường/Địa điểm

 

Loại bơm

Số lượng bơm vận hành

Số lượng bơm dự phòng

Phương pháp dẫn động bơm

Phương pháp dẫn động bơm dự phòng

Tấm đế /tấm trượt/xe moóc

Tấm đế /tám trượt/xe moóc

Chất lỏng

 

 

 

Khối lượng riêng

 

Nhiệt dung cụ thể

pH

Ăn mòn Có/Không (Nếu có thì cho giá trị trên trang sau)

Chất mài mòn Có/Không

 

Tốc độ rò rỉ vào không khí cho phép tại các điều kiện vận hành định mức

 

 

Các hạt rắn

 

 

Cứng/mềm

Tỷ trọng

 

Độ cứng

% theo WT/VOL

Dễ mủn Có/Không

 

Số hiệu máy phay hay

Đặt tốc độ

Kích cỡ/hình dáng/phân bố hạt

tương tự

 

Xem lại: Bơm thể tích kiểu quay - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 2 

Xem tiếp: Bơm thể tích kiểu quay - Yêu cầu kỹ thuật - Phần 4