Zalo QR
4.3. Vật liệu
Vật liệu kim loại và phi kim loại tiếp xúc với chất khí phải tương thích hóa học và vật lý với chất khí đó, ở tất cả các điều kiện vận hành đã định [xem TCVN 6874-1(ISO 11114-1)] và [TCVN 6874-2 (ISO 11114-2)] và chỉ tiêu kỹ thuật vật liệu của nhà sản xuất)].
Đối với những ứng dụng trong y tế và hô hấp, xem ISO 15001, đặc biệt là khi chọn vật liệu để làm giảm nguy cơ sinh ra các chất độc do quá trình cháy/phân hủy từ vật liệu phi kim loại bao gồm các chất bôi trơn.
Trong các ứng dụng y tế và hô hấp, các bộ phận tiếp xúc với không khí được mạ hoặc phủ trừ khi có biện pháp đảm bảo rằng bất kỳ các hạt sinh ra trên bề mặt đó được ngăn chặn không xâm nhập vào dòng khí.
Độ bền khí đốt trong oxy hoặc các khí có tính oxy hóa cao khác [(xem TCVN 6550 (ISO 10156)] của vật liệu phi kim loại và dầu bôi trơn, phải được xác định bằng quy trình thử thích hợp [(xem TCVN 6874-3 (ISO 11114-3)].
Do sự nguy hiểm tạo nên chất nổ axetylua, van dùng cho axetylen chỉ được chế tạo bằng hợp kim nền đồng nếu hàm lượng đồng không vượt quá 65% (khối lượng). Người chế tạo không được sử dụng bất kỳ phương pháp nào làm giầu hàm lượng đồng trên bề mặt. Vì lý do tương tự hàm lượng bạc của hợp kim, ví dụ để hàn vẩy mềm phải được giới hạn đối với van chai axetylen. Giới hạn được chấp nhận hơn cả là 43% (khối lượng), nhưng không có trường hợp nào vượt quá 50% (khối lượng).
Vật liệu phi kim loại làm kín sử dụng với không khí, các khí oxy hóa (như là nitơ oxyt), oxy và các khí giầu oxy phải có khả năng chịu được phép thử độ nhạy lão hóa.
4.4. Kích thước
4.4.1. Kích thước ngoài
Nếu van dự định được bảo vệ bằng mũ theo TCVN 6872 (ISO 11117), kích thước bên ngoài phải theo Hình 3. Nếu van là “kiểu gông kẹp chặt bằng chốt” dùng cho các khí y tế thí kích thước bên ngoài phải tuân theo ISO 407.
4.4.2. Kích thước bên trong
Lỗ của van phải tương xứng để đáp ứng yêu cầu về lưu lượng (kể cả khi lắp cơ cấu xả áp an toàn) để không có sự sụt giảm độ bền của thân mối nối một cách không chấp nhận được.
4.5. Chỗ nối van
Van thường được nối với chai bằng mối nối vào, như là ren côn phù hợp với TCVN 9316-1 (ISO 11363-1) đối với ren 17E, hoặc ren trụ ngoài phù hợp với, ví dụ, ISO 15245-1 đối với M30, hoặc bất kỳ một tiêu chuẩn nào liên quan. Van được nối với các thiết bị được nạp đầy và đem dùng bằng một hoặc nhiều đầu nối ra phù hợp với tiêu chuẩn đã được chấp nhận (như là ISO 407, TCVN 6551(ISO 5145), ISO 10692-1) hoặc bất cứ một tiêu chuẩn tương ứng nào.
CHÚ DẪN:
rmax = 32, 5 mm
Rmax = 38 mm
hmax = 90 mm
Lmax = 125 mm
Khi trục của ren thân van và tay quay không trùng khít nhau, khoảng cách giữa hai trục phải được cộng thêm vào rmax.
Rmax phải được đo từ phần xa nhất của van kể từ thân trục và gồm cả đầu ống ra hoặc mũ bảo vệ nếu được lắp.
CHÚ THÍCH 1: h là chiều dài phần dưới của van, khi bán kính lớn nhất lớn hơn bán kính tay quay.
CHÚ THÍCH 2: Lmax là chiều dài lớn nhất của van ở vị trí đóng khi không được lắp vào chai chứa.
Hình 3 – Kích thước lớn nhất đối với van chai chứa khí được bảo vệ bằng mũ phù hợp với TCVN 6872 (ISO 11117)
4.6. Độ bền cơ học
4.6.1. Thử áp suất thủy lực
Van chai chứa khí phải có khả năng chịu đựng trong 2 h mà không có biến dạng dư, không bị rò rỉ hoặc nứt vỡ khi thực hiện phép thử áp suất thủy lực lớn gấp 1,5 lần áp suất thử van thiết kế được nối với chai chứa.
Đối với axetylen, phép thử áp lực này phải được tiến hành ở 450 bar.
Phép thử áp suất thủy lực được trình bày trong 6.9.
4.6.2. Độ bền chịu va đập cơ học
Đối với van được dùng trong chai chứa có dung tích nước lớn hơn 5l, và nếu không định dùng mũ hay vành bảo vệ theo TCVN 6872 (ISO 11117) để che chắn van trong khi vận chuyển, nó phải chịu được một va đập cơ học với vận tốc tối thiểu 3m/s và một năng lượng va đập tính theo Jun bằng 3,6 lần khối lượng bao gói toàn bộ (chai chứa cộng với chất khí) tính ra kilogram hoặc 40 J, lấy giá trị nào lớn hơn.
Phép thử va đập được trình bày trong Phụ lục A.
4.7. Cơ cấu vận hành van
Cơ cấu vận hành van phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
a) Nếu đóng van bằng cách quay thì nó phải theo chiều kim đồng hồ.
b) Phải có khả năng mở và đóng van tại áp suất thử chai chứa.
c) Được thiết kế sao cho việc lắp đặt của van không thể bị thay đổi do vô ý.
d) Van được thiết kế để đảm bảo rằng dầu bôi trơn không tương thích với oxy (nếu sử dụng) không tiếp xúc với khí oxy hóa mạnh, như đã được xác định trong TCVN 6550 (ISO 10156) (xem 4.3).
e) Đối với van dùng cho khí oxy hóa mạnh, như xác định trong TCVN 6550 (ISO 10156), khi mở toàn bộ lỗ van không được tạo nên sự tăng vọt áp suất quá mức.
CHÚ THÍCH: Điều này thường đạt được bằng một thiết kế yêu cầu nhiều vòng quay để có một độ mở hoàn toàn.
f) Van phải hoạt động tốt sau 2000 chu kỳ mở hoặc đóng tai pvt mà không có sự thay thế bộ phận làm kín.
Phép thử sức bền mỏi đối với các thông số được nêu trong 6.12.
g) Đối với van vận hành bằng bánh tay quay với bánh tay quay có đường kính 65 mm hoặc lớn hơn, hoặc đối với van vận hành bằng chìa vặn.
- Moment quay cần để đóng van và thỏa mãn các yêu cầu 4.8 không được lớn hơn 7 N.m (momen quay lớn hơn có thể áp dụng cho van vận hành bằng chìa vặn) sau khi hoàn thiện phép thử sức bền mỏi.
- Van phải chịu được một momen quay 20 N.m không có biến dạng dư.
- Khi không thực hiện được, mômen quay đóng không được nhỏ hơn 25 N.m. Khi không thực hiện được, các bộ phận sẽ hỏng không còn giữ được áp lực.
- CHÚ THÍCH: Đối với van có bánh tay quay nhỏ, có thể áp dụng các mức mômen quay nêu trong 6.10 và 6.12.
h) Khi không thực hiện được, momen quay mở phải nhỏ hơn momen quay cần để tháo cơ chế vân hành khỏi thân van.
Phép thử momen quay vượt quá mức quy định ghi tại g) và h) được nêu trong 6.10.
i) Van phải được thiết kế để cho phép đóng kín sau khi tiếp xúc với/phơi trong ngọn lửa.
Phép thử va chạm với ngọn lửa được trình bày trong 6.13.
j) Đối với axetylen, van phải được thiết kế cho phép đóng kín van sau khi thử chịu tác động của lửa tạt lại của axetylen.
Việc phép thử lửa tạt lại của axetylen được nêu trong 6.15.
4.8. Độ rò rỉ
Độ rò rỉ bên trong không được vượt quá 6 cm3/h (ở điều kiện tiêu chuẩn 20oC và 1013 mbar) trên khắp phạm vi áp suất và nhiệt độ (tối thiểu là 0,1 bar đối với khí cháy được và khí độc hoặc 0,5 bar trong các trường hợp khác) được quy định tại phép thử với cơ chế vận hành ở vị trí ‘đóng’.
Độ rò rỉ bên ngoài không được vượt quá 6 cm3’h trên toàn bộ phạm vi áp suất và nhiệt độ được quy định tại phép thử với cơ chế vận hành ở bất kỳ vị trí nào trong khoảng giữa và kể cả vị trí “mở hoàn toàn” và vị trí “đóng kín”.
Các phép thử độ kín được trình bày trong 6.11.
CHÚ THÍCH: Đối với khí tinh khiết và khí độc, nhà sản xuất và khách hàng có thể thỏa thuận tốc độ rò rỉ cho phép thấp hơn. Đối với các ứng dụng điện tử, tốc độ rò rỉ cho phép điển hình là 1 x 10-7 He atm cm3’s.
Van phải đáp ứng các yêu cầu đối với độ rò rỉ đã nêu trên sau 2000 chu kỳ mở và đóng ở pvt. Thử độ bền mỏi được trình bày trong 6.12.
4.9. Độ bền chống cháy
Tất cả các can được thiết kế lắp vào chai chứa dành cho khí oxy và các khí khác có khả năng oxy hóa cao hơn không khí [được xác định theo TCVN 6550 (ISO 10156)] không được bốc cháy hoặc có biểu hiện hư hỏng do đốt nóng bên trong khi phải trải qua phép thử sự tăng vọt áp suất oxy.
Phép thử sự tăng vọt áp suất oxy được trình bày trong 6.14.
5. Yêu cầu sản xuất
5.1. Chế tạo
Thân van phải được chế tạo bằng một quá trình làm sao đảm bảo khả năng hồi phục tính chất cơ học cần thiết đẻ đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn này. Phải xét đến tính không đẳng hướng của vật liệu.
CHÚ THÍCH: Xem ISO 14246.
5.2. Làm sạch
Van chai chứa phải được làm sạch để đáp ứng các yêu cầu định sử dụng. Van chai dùng cho các khí trong y tế phải được làm sạch dầu, mỡ và các chất dạng hạt phù hợp với ISO 15001.
6. Phương pháp thử kiểu
6.1. Quy định chung
Trước khi đưa van vào sử dụng, chúng phải được thử kiểu. Thử kiểu có hiệu lực đối với chủng loại van đã cho, có cùng thiết kế cơ bản.
Khi có sự thay đổi mối nối thì không yêu cầu thử kiểu.
Sự thay đối các kích thước cơ bản các bộ phận hoặc thay đổi vật liệu vì lý do của tính tương thích vật liệu với khí (ví dụ vòng đệm chữ O, nắp bịt, màng, trục, dầu bôi trơn) tạo thành biến thể kiểu trong họ van đã cho.
Biến thể kiểu yêu cầu lặp lại các phần liên quan của phép thử kiểu.
Sự thay đổi kích thước thiết kế cơ bản của các bộ phận hoặc sự thay đổi của vật liệu thân van sẽ tạo nên họ van mới và yêu cầu thử kiểu toàn bộ.
6.2. Tài liệu
Người sản xuất phải chuẩn bị sẵn cho cơ quan thử nghiệm có thẩm quyền các tài liệu sau:
a) Bộ bản vẽ kỹ thuật bao gồm bản vẽ tổng thể, danh mục các chi tiết, đặc tính của vật liệu và bản vẽ chi tiết. Bất kỳ biến dạng kiểu nào trong họ van đã cho phải được phân biệt rõ ràng;
b) Bản miêu tả van và phương pháp vận hành;
c) Thông báo phạm vi sử dụng van (khí và hỗn hợp khí, áp suất, sử dụng có hoặc không có cơ cấu bảo vệ van v.v …). Phải phân biệt rõ ràng khí nào hoặc hỗn hợp khí nào có thể sử dụng với từng biến thể kiểu van;
d) Chứng chỉ về tính tương thích của vật liệu khi được yêu cầu.
Xem lại: Chai chứa khí di động - Van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - Phần 1
Xem tiếp: Chai chứa khi di động - Van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - Phần 3