Zalo QR
6.3. Số mẫu thử
Yêu cầu ít nhất 9 mẫu van (có thể cần nhiều mẫu hơn, phụ thuộc vào số lượng kiểu khác nhau được thử):
a) Một mẫu (số 1) để thử áp suất thủy lực;
b) Các mẫu để thử độ kín và thử độ bền mỏi như sau:
1) Khi không có biến thể kiểu được quy định, 5 mẫu của loại cơ bản sẽ được thử (số 2 đến số 6);
2) Khi quy định một biến thể kiểu, ba mẫu (số 2, 3, 4) của loại cơ bản sẽ được thử và hai mẫu (số 5a,6a) của loại biến thể sẽ được thử;
3) Khi quy định hai hoặc nhiều hơn biến thể kiểu (a, b, v.v…), hai mẫu (số 2, 3) của loại cơ bản sẽ được thử, hai mẫu (số 4a và 5a, 4b và 5b) của loại biến thể sẽ được thử;
c) Một mẫu (số 2) dùng để thử sự va chạm của ngọn lửa;
d) Một mẫu (số 7) dùng để thử bổ sung khi có yêu cầu (ví dụ thử va đập);
e) Hai mẫu (số 8 và 9) để thử mômen xoắn quá mức.
Yêu cầu các mẫu thử bổ sung sau đây:
a) Đối với việc sử dụng với khí oxy và khí oxy hóa mạnh, ba mẫu van (10n, 11n và 12n) dùng để thử sự tăng áp suất oxy và ba mẫu van tiếp theo dùng cho từng biến thể kiểu.
b) Đối với việc sử dụng axetylen, ba mẫu van (10m, 11m và 12m) dùng để thử lửa tạt lại của axetylen và thử độ kín không rò rỉ bên trong.
6.4. Biên bản thử
Phải ghi lại một biên bản tổng hợp tất cả các phép thử đã thực hiện và kết quả thu được và biên bản phải bao gồm các tài liệu được liệt kê trong 6.2.
Biên bản này phải có chữ ký của người chịu trách nhiệm của tổ chức thử nghiệm.
Khi cần phải nhận được biên bản từ nhà sản xuất van.
6.5. Điều kiện xung quanh
Nếu không có quy định nào khác, tiến hành phép thử ở nhiệt độ phòng.
6.6. Áp suất thử van
Đối với khí nén:
pvt = 1,2 x pw
Đối với khí hóa lỏng và khí hòa tan có áp lực (như là axetylen):
pvt ít nhất bằng áp suất thử nhỏ nhất của chai chứa được trích dẫn theo quy định vận chuyển liên quan đối với khí hoặc nhóm khí đó.
6.7. Khí thử
Nếu không có quy định nào khác, tiến hành các phép thử với không khí hoặc nitơ sạch, khô không có dầu. Các yêu cầu chất lượng không khí đối với dầu phải phù hợp với cấp 2 theo ISO 8573-1 (hàm lượng dầu 0,1 mg/m3 và hàm lượng nước 0,117 g/m3 hoặc điểm ngưng tụ - 40oC ở áp suất khí quyển).
6.8. Trình tự thử
Phải tiến hành các phép thử theo bản liệt kê nêu trong Bảng 1.
Ví dụ trình tự thử đối với thiết kế cơ bản với biến dạng kiểu xem Phụ lục B.
Bảng 1 – Trình tự thử (áp suất thủy lực, momen xoay quá mức, độ kín, độ bền mỏi, tăng áp lực oxy, độ chống cháy, quan sát bằng mắt và tạt lửa lại của axetylen) để phê chuẩn kiểu (không có các biến thể)
Trình tự thử |
Phép thử và điều khoản liên quan |
Điều kiện van thử |
Nhiệt độ thử oC |
Số van mẫu |
Số phép thử/van |
Tổng số phép thử |
1 |
Áp suất thủy lực 6.9 |
Như khi nhận |
Nhiệt độ phòng a |
1 |
11 |
1 |
2 |
Momen quay quá mức, 6.10 |
Như khi nhận |
Nhiệt độ phòng a |
8 và 9 |
1 |
2 |
3 |
Độ kín trong/ngoài, 6.11 |
Như khi nhận |
Nhiệt độ phòng a |
2 đến 6b |
6 hoặc 8c |
30 hoặc 40c |
4 |
Độ kín trong/ngoài, 6.11 |
Từ trình tự thử 3, hóa già ở 65oC trong 5 ngày |
Nhiệt độ phòng a
|
2 đến 6b |
6 hoặc 8c |
30 hoặc 40c |
5 |
Độ bền, 6.12 |
Từ trình tự thử 4 |
Nhiệt độ phòng a |
2 đến 6b |
1 |
5 |
6 |
Độ kín trong/ngoài, 6.11 |
Từ trình tự thử 5 |
Nhiệt độ phòng a |
2 đến 6b |
6 hoặc 8c |
30 hoặc 40c |
7 |
Độ kín trong/ngoài, 6.11 |
Từ trình tự thử 6 |
65 ± 2,5 |
2 đến 6b |
6b hoặc 8c |
30 hoặc 40c |
8 |
Độ kín trong/ngoài, 6.11 |
Từ trình tự thử 7 |
2 đến 6b |
6 hoặc 8c |
30 hoặc 40c |
|
9 |
Kiểm tra bằng mắt thường, 6.12 |
Từ trình tự thử 8 |
Nhiệt độ phòng a |
2 đến 6b |
1 |
5 |
10 |
Thử trong lửa 6.13 |
Từ trình tự thử 9 |
800 đến 1000 (điển hình) |
2 |
1 |
1 |
Chỉ dùng cho O2 hoặc khí oxy hóa |
Tăng vọt áp suất oxy 6.14 |
Như khi nhận |
Xem 6.14 |
10 n đến 12 n |
1 |
3 |
Chỉ dùng cho C2H2 |
Tạt lửa lại, 6.15 |
Như khi nhận |
Xem 6.15 |
10 mm đến 12 mm |
1 |
3 |
a Điển hình trong phạm vi 15oC và 30oC. b Đối với biến thể kiểu bổ sung, số lượng mẫu van và các phép thử sẽ thay đổi phù hợp với Phụ lục B. c Tổng số phép thử là 30 không có thử chân không và là 40 nếu có yêu cầu thử chân không. |
6.9. Thử áp suất thủy lực
Vì lý do an toàn phép thử áp suất thủy lực được tiến hành trước tất cả các phép thử khác. Thử áp suất thủy lực phải tiến hành trong các điều kiện sau:
a) Ty van ở vị trí mở;
b) Đầu ra của van được làm kín;
c) Tháo cơ cấu giảm an toàn (nếu được lắp) và bịt lỗ;
d) Môi chất thử bằng nước hoặc các chất lỏng thích hợp khác;
e) Đối với khí nén áp suất thử là 1,5 x 1,5 pw ;
f) Đối với khí hóa lỏng áp suất thử là 1,5 pvt ;
g) Đối với khí hòa tan, như axetylen, áp suất thử là 450 bar;
h) Thời gian duy trì áp suất ³ 2 min;
Phải tăng áp suất liên tục và đều đặn. Van nguyên mẫu phải chịu được phép thử mà không có biến dạng dư hoặc gãy.
6.10. Phép thử mômen quay quá mức
Mục đích của các phép thử này là kiểm tra xem cơ cấu vận hành van có đủ độ bền và độ an toàn không nếu phải chịu mômen quay quá mức.
Các phép thử này được thực hiện trên van mẫu số 8 và 9 ở áp suất khí quyển.
Mômen quay đóng van ở van mẫu số 8 phải được tăng dần đều cho tới khi đạt mômen quay T (xem dưới đây), tại mômen này van phải có khả năng làm việc mà không gặp trở ngại có thể nhận ra được và không có hư hỏng đáng kể nào. Sau đó mômen quay phải tăng từ từ cho tới khi xảy ra hư hỏng bất kỳ bộ phận nào của cơ cấu vận hành. Trị số này của mômen quay khi xảy ra hư hỏng không được nhỏ hơn 1,25 x T.
Sau đó phải lặp lại phép thử này, trên van mẫu số 9, nhưng với mômen mở thay cho mômen đóng.
Sau phép thử này, cơ cấu vận hành van có thể bị hư hại đáng kể và không thể làm việc. Các bộ phận duy trì áp suất không được hư hỏng. Trong khi thử không được phép tháo cơ cấu này.
Đối với van chai chứa khí công nghiệp tiêu chuẩn được lắp đặt tay vặn đường kính 65 mm hoặc lớn hơn T = 20 N.m.
Tuy nhiên, trị số T sẽ thay đổi cùng với kiểu dáng van và cơ cấu vận hành. Nó có thể thấp hơn đối với van nhỏ và cao hơn đối với van vận hành bằng chìa.
Cơ cấu vận hành không có khả năng chịu được mômen quay quá mức quy định phải được tháo ra khỏi thân van (xem 4.7).
6.11. Thử độ kín
6.11.1. Quy định chung
Mỗi trình tự thử độ kín trong và ngoài phải bao gồm một dãy phép thử ở bốn mức điều chỉnh áp suất nêu trong Bảng 2.
Phải duy trì áp suất thử không ít hơn 1 min.
Bảng 2 – Áp suất thử đối với thử độ kín
Trình tự thử áp suất |
Áp suất thử đối với thử độ kín |
1 |
Chân không (5 x 10-3 bar) nếu yêu cầu |
2 |
0,1 bar đối với khí độc và dễ cháy; 0,5 bar đối với tất cả các khí khác |
3 |
10 bar đối với tất cả các khí |
4 |
Pvt (xem 6.6) |
6.11.2. Độ kín trong
Độ kín trong phải được xác định có liên quan đến mômen quay đóng van cho từng van của 5 hoặc nhiều hơn 5 van mẫu [xem 6.3b)] phù hợp với quy trình sau:
a) Để trống chỗ nối đầu ra của van;
b) Tháo cơ cấu giảm áp (nếu được lắp) và làm kín lỗ;
c) Mở van;
d) Đặt áp suất quy định ở đầu vào của van;
e) Đóng van tới mômen quay yêu cầu. Đặc biệt quan trọng là van màng bị nén khi đóng van
f) Mở chỗ nối đầu ra của van;
g) Chờ ít nhất 1 min trước khi đo tốc độ rò rỉ mặt tựa van;
h) Nếu tốc độ rò rỉ không chấp nhận được (xem 4.8), lặp lại trình tự thử ở một mômen quay đóng van cao hơn.
Trình tự này phải được lặp lại đối với từng áp suất thử cho trong Bảng 2.
6.11.3. Độ kín ngoài
Độ kín ngoài được xác định cho từng van của 5 hoặc nhiều hơn 5 van mẫu [xem 6.3b)] theo quy trình sau:
a) Để trống một đầu vào hoặc ra của van;
b) Tháo cơ cấu giảm áp an toàn (nếu được lắp) và làm kín lỗ;
c) Mở hoàn toàn van;
d) Duy trì áp suất quy định qua các lỗ khác;
e) Đo tốc độ rò rỉ;
f) Đóng một phần van;
g) Đo tốc độ rò rỉ;
Nếu có yêu cầu, thao tác f) và thao tác g) có thể được lặp lại đối với các lần đóng van từng phần khác nhau.
Đối với trình tự thử 7 của Bảng 1, tiến hành ở ()oC, tốc độ rò rỉ ngoài phải được đo trong khi quay tay vặn.
Xem lại: Chai chứa khí di động - Van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - Phần 2
Xem tiếp: Chai chứa khi di động - Van chai đặc tính kỹ thuật và thử kiểu - Phần 4