Chai chứa khí - Lắp van vào chai chứa khí - Phần 2

07 tháng 12 2018

Phụ lục A

(Quy định)

Momen xoắn lắp van đối với ren phù hợp với TCVN 9316-1 (ISO 11363-1) và TCVN 10117-1 (ISO 15245-1)

A.1. Quy định chung

Phụ lục này áp dụng cho các van được chế tạo bằng vật liệu theo thông lệ, ví dụ, thép không gỉ và thép cacbon và đồng thau.

Các giá trị momen xoắn được cho trong Phụ lục này dựa trên các kiến nghị của các nhà sản xuất chai chứa khí và van. Kinh nghiệm qua nhiều năm đã chứng minh rằng các giá trị momen này là an toàn, tạo ra các mối nối kín khí và có độ tin cậy đối với toàn bộ thời gian thử nghiệm lại.

Tuy nhiên, đối với các van chuyên dùng (ví dụ, một số van có các bộ điều chỉnh áp suất gắn liền) hoặc các chai chứa chuyên dùng (ví dụ, các chai chứa bằng vật liệu composit có lớp lót chất dẻo hoặc không có lớp lót), các nhà sản xuất có thể quy định các giá trị momen xoắn giảm đi (thậm chí nhỏ hơn các giá trị nhỏ nhất được cho trong phụ lục này) và các giá trị này phải được áp dụng. Trong trường hợp này, các giá trị của phạm vi momen xoắn phải được nhận biết bằng ghi nhãn chai phù hợp với TCVN 6874-2 (ISO 11114-2) và TCVN 6874-3 (ISO 11114-3) và bằng hướng dẫn lắp đặt do nhà sản xuất van phát hành. Trong trường hợp còn có nghi ngờ phải tham vấn nhà sản xuất.

A.2. Momen xoắn lắp van đối với các chai bằng thép không hàn và các chai bằng vật liệu composit có nút bằng thép

Bảng A.1 - Ren côn theo TCVN 9316-1 (ISO 11363-1)

Cỡ ren côn của thân van

Momen xoắn

Nm

Nhỏ nhất a

Ln nhất a

17E

120

150

25E

200

300

CHÚ THÍCH: Người sử dụng nên biết rằng việc sử dụng các mức momen xoắn cao có thể gây ra biến dạng cho ren của thân van.

a Tất cả các giá trị phải được giảm tới 2/3 các giá trị trong bảng này đối với các van bằng thép không gỉ.

A.3. Momen xoắn lắp van đối với các chai bằng hợp kim nhôm và các chai bằng vật liệu composit có nút bằng hợp kim nhôm

Bảng A.2 - Ren trụ theo TCVN 10117-1 (ISO 15245-1)

Cỡ ren trụ của thân van

Momen xoắn

Nm

Nhỏ nhất

Lớn nhất

M18

100

130

M25

100

130

M30

100

130

Bảng A.3 - Ren côn theo TCVN 9316-1 (ISO 11363-1)

Cỡ ren côn của thân van

Momen xoắn

Nm

Nhỏ nhất

Lớn nhất

Không gia cường cổ chai

Có gia cường cổ chai

17E

75

95

140

25E

95

110

180

CHÚ THÍCH: Phương pháp làm giảm ứng suất kéo ở cổ chai được thực hiện bằng cách gia cường làm ngắn vòng cổ chai (phương pháp này đặt cổ chai và trạng thái nén). Vật liệu làm vòng cổ chai nên được lựa chọn để bảo đảm tính tương thích với vật liệu làm chai, ví dụ, để tránh sự ăn mòn điện hóa. Phương pháp làm giảm các công suất kéo cục bộ này nên được nhà sản xuất thực hiện hoặc được thực hiện có sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Có thể gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa vòng cổ chai đơn giản và vòng cổ chai có sự gia cường cổ chai; trong trường hợp có nghi ngờ, cần tham vấn nhà sản xuất chai chứa khí hoặc sử dụng giá trị momen xoắn lớn nhất thấp hơn

Bảng A.4 - Ren trụ theo TCVN 10117-1 (ISO 15245-1)

Cỡ ren trụ của thân van

Momen xoắn

Nm

Nhỏ nhất

Lớn nhất

M18

85

100

M25

95

130

M30

95

130

A.4. Momen xoắn lắp van đối với các chai bằng thép hàn

Bảng A.5 - Ren côn theo TCVN 9316-1 (ISO 11363-1)

Cỡ ren côn của thân van

Momen xoắn

Nm

Nhỏ nhất

Lớn nhất

17E

90

150 (120a, 130b)

25E

110

300 (200a, 250b)

CHÚ THÍCH: Người sử dụng nên biết rằng việc sử dụng các mức momen xoắn cao có thể gây ra biến dạng cho ren của thân van.

a Các giá trị được giảm đi đối với thép không gỉ.

b Các giá trị được giảm đi đối với các van dùng cho LPG phù hợp với TCVN 9312 (ISO 14245) và TCVN 9313 (ISO 15995)

 

Phụ lục B

(Tham khảo)

Ứng dụng của bột dẻo làm chất bít kín

B.1. Quy định chung

Đối với một số ứng dụng, ví dụ như các khí làm sạch, thường sử dụng một loại bột dẻo kỵ khí. Trong quá trình vặn chặt, bột dẻo gắn chặt rất nhanh. Nếu bộ phận bảo vệ van trên chai là một vành chắn, cần đặt van lệch đi một góc sau khi vặn chặt để đặt mối nối ngang trước chỗ ở của vành chắn.

B.2. Phương pháp được đề nghị sử dụng

Bôi bột dẻo lên vòng ren đầu tiên của van, sau đó lắp van vào chai bằng tay với một vòng quay, người lắp van tiếp tục bôi bột dẻo ở chân ren sau mỗi vòng quay của van bằng tay, và sau đó van được lắp với một momen xoắn quy định trên máy lắp van. Phương pháp này tránh được khả năng đưa bột dẻo vào trong chai.

Các bột dẻo kỵ khí gắn kết rất nhanh khi van được lắp với momen xoắn quy định. Có thể áp dụng các phương pháp riêng theo khuyến nghị của các nhà sản xuất chai chứa khí, van và bột dẻo.

Sau khi lắp van với momen xoắn quy định, có thể cần phải đặt van lệch đi một góc sau khi vặn (xiết) chặt. Tại thời điểm này momen xoắn có thể lớn hơn một cách đáng kể so với momen xoắn áp dụng. Trong các trường hợp này, momen xoắn quy định phải được điều chỉnh với một giá trị thấp hơn. Có thể áp dụng các phương pháp riêng theo khuyến nghị của các nhà sản xuất chai chứa khí, van và bột dẻo.

 

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TCVN 7163 (ISO 10297), Chai chứa khí di động - Van chai - Điều kiện kỹ thuật và thử kiểu.

[2] TCVN 7165(ISO 10920), Chai chứa khí - Ren côn 25E dùng để nối van với chai chứa khí - Điều kiện kỹ thuật.

[3] TCVN 9316-1:2013 (ISO 11363-1:2010), Chai chứa khí - Ren côn 17E và 25E để nối van vào chai chứa khí - Phần 1: Đặc tính kỹ thuật.

[4] ISO/TR 11364, Gas cylinders - Compilation of national and international valve stem/gas cylinder neck threads and their identification and marking system (Chai chứa khí - Tài liệu sưu tập của các ren thân van/cổ chai chứa khí quốc gia và quốc tế, ký hiệu các loại ren này và hệ thống ghi nhãn).

[5] ISO 13769, Gas cylinders - Stamp marking (Chai chứa khí - Ghi nhãn).

[6] TCVN 9312:2013 (ISO 14245:2006), Chai chứa khí - Đặc tính kỹ thuật và thử nghiệm van chai LPG - Van tự đóng kín.

[7] TCVN 9313:2013 (ISO 15995: 2006), Chai chứa khí - Đặc tính kỹ thuật và thử van chai LPG - Van vận hành bằng tay.

[8] TCVN 10121 (ISO 22434), Chai chứa khí di động - Kiểm tra và bảo dưỡng các van chai.