Zalo QR
Hình 8 - Khoảng thời gian thử
CHỈ DẪN
Hình 9 - Thiết bị thử 1 cho thử bắt cháy
CHỈ DẪN
Hình 10 - Thiết bị thử 2 cho thử bắt cháy
7. Ghi nhận
7.1. Các van chai có bộ điều áp tích hợp (VIPR) phải được ghi nhận bền vững và rõ ràng với các thông tin sau:
a) Số hiệu của tiêu chuẩn này, TCVN 9315 (ISO 22435);
b) Nhận dạng nhà sản xuất và ký hiệu mẫu (model);
c) Năm và tháng (hoặc tuần) sản xuất;
d) Nhận dạng đầu nối của chai/van;
e) Đối với các VIPR được sử dụng không có vỏ hoặc nắp bảo vệ, khối lượng lớn nhất cho phép của kiện hàng trong đó có van đã được thử nghiệm;
f) Khí được sử dụng đối với VIPR (sử dụng mà phù hợp với Bảng 5 của ISO 2503:1998).
7.2. Dụng cụ đo lưu lượng phải được ghi nhận phù hợp ISO 2503.
7.3. Các cơ cấu điều áp và các van điều khiển lưu lượng kế (nếu được lắp) phải được ghi nhận rõ ràng và bền lâu chiều tăng áp suất và lưu lượng.
8. Hướng dẫn sử dụng
Để cung cấp các thông tin cần thiết cho sử dụng an toàn, nhà sản xuất VIPR phải sẵn có các dữ liệu sau cho khách hàng:
a) Mô tả về kỹ thuật;
b) Lĩnh vực áp dụng;
c) Giải thích cách ghi nhận;
d) Tính năng;
e) Hướng dẫn về lắp ghép VIPR với chai;
f) Hướng dẫn về nạp;
g) Các kiểm tra, thử nghiệm trước, trong và sau khi nạp;
h) Danh mục các chi tiết dự phòng và quy trình bảo dưỡng;
i) Hướng dẫn làm sạch;
j) Thông tin được chuyển cho người sử dụng cuối cùng:
Thông tin về an toàn chung;
Lĩnh vực áp dụng và giới hạn sử dụng;
Hướng dẫn khởi động bao gồm cả các kiểm tra được yêu cầu;
Sử dụng đúng đối với VIPR bao gồm cả những việc phải làm trong trường hợp có sự trục trặc;
Ngừng sử dụng.
Phụ lục A
(Quy định)
Thử va đập van
Trong các trường hợp khi các van chai được sử dụng trong các chai có dung tích nước lớn hơn 5l và khi các bộ phận van không được lắp trong quá trình vận chuyển thì phải thực hiện thử nghiệm sau. Mục đích của thử nghiệm này là để đảm bảo rằng van có đủ độ bền đều chịu được các va đập có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Một van ở trạng thái được đóng kín (gần đến momen xoắn được sử dụng trong thử nghiệm độ bền lâu) phải được lắp vào cổ chai chứa khí có trang bị ren vít tương ứng hoặc một chi tiết kẹp chặt tương tự (xem Hình A.1) tới một momen xoắn được sử dụng trong làm việc [xem TCVN 7389 (ISO 13341)]. Van chai nhô ra khỏi cổ chai hoặc chi tiết kẹp chặt lắp vào cổ chai cùng một khoảng chiều dài danh nghĩa như trong làm việc.
Van phải được va đập với một quả dọi được bịt đầu bằng một viên bi thép được tôi cứng, có đường kính 13 mm với vận tốc nhỏ nhất là 3 m/s để tạo ra năng lượng va đập (tính bằng joule) bằng 3,6 lần tổng khối lượng của kiện hàng (chai + khí chứa), tính bằng kilogam hoặc 40 J, lấy giá trị lớn hơn; ví dụ, một khối lượng của kiện hàng 100 kg cần thử nghiệm va đập ở 360 J.
Va đập phải vuông góc (90o) với đường trục dọc của van và trùng với mặt phẳng đi qua chính đường trục này.
Điểm va đập phải ở hai phần ba khoảng cách L từ mặt phẳng ở đó ren của cổ van gặp chai tới điểm xa nhất của thân van, được đo dọc theo đường trục dọc của van (xem Hình A1).
Điểm va đập trên van không được có các vật cản như ren của đầu nối ra, các cơ cấu an toàn áp suất, tay vặn, v.v…
Van chỉ được va đập một lần và phải chịu được năng lượng va đập thích hợp. Cho phép có sự cong vênh do va đập.
Sau khi thử, van phải được tháo ra khỏi gá thử và phải được lắp vào một nguồn cung cấp áp suất và được đóng kín tới momen xoắn nêu trên. Áp suất thử van, pvt, phải được tác dụng vào đầu vào của van. Độ kín phải phù hợp với 5.15.
CHỈ DẪN
Hình A.1 - Thử va đập
Xem lại: Chai chứa khí - Van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong - Yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu - Phần 6
Xem tiếp: Chai chứa khí - Van chai chứa khí với bộ điều áp bên trong - Yêu cầu kỹ thuật và thử kiểu - Phần 8