Zalo QR
3.3.2 Trình tự lắp đặt máy bơm chìm lắp tự do, tổ bơm lắp trên xe kéo di chuyển trên đường ray
a) Lắp đặt đường ray kéo máy bơm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong thiết kế. Nếu trong bản vẽ thiết kế không quy định thì phải đảm bảo yêu cầu sau:
- Sai số về độ song song giữa hai đường ray không lớn hơn 5 mm;
- Chênh lệch độ cao giữa hai mặt ray tại cùng mặt cắt ngang không lớn hơn 2 mm;
- Độ mấp mô hai đầu ray của mối nối không lớn hơn 1 mm;
b) Lắp đặt tổ máy bơm chìm lên xe kéo;
c) Đưa xe kéo bơm cùng tổ bơm xuống vị trí làm việc;
d) Lắp đặt cút xả vào vị trí miệng xả bơm đảm bảo gioăng làm kín tiếp xúc đều;
e) Kéo bơm lên, hạ bơm xuống, kiểm tra cơ cấu khoá giữ mặt bích và độ kín của gioăng giữa miệng xả bơm và cút xả;
e) Lắp hệ thống đường ống xả đảm bảo trong quá trình lắp không làm xê dịch vị trí cút xả với miệng xả bơm;
e) Kéo bơm lên, hạ bơm xuống từ 2 lần đến 3 lần để kiểm tra độ ổn định làm việc của khoá giữ mặt bích và độ kín của gioăng;
f) Tiến hành các bước còn lại theo các quy địn từ 3.2.2 đến 3.2.4 của tiêu chuẩn này.
4 Quản lý vận hành máy bơm chìm
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Cán bộ quản lý và công nhân vận hành máy bơm chìm phải hiểu và thuộc quy trình quản lý vận hành thiết bị và trạm bơm và thực hiện đúng các quy định trong quy trình.
4.1.2 Chỉ được phép vận hành các máy bơm chìm của các trạm bơm mới xây dựng hoặc mới sửa chữa lớn xong sau khi đã có văn bản nghiệm thu công trình theo đúng các quy định hiện hành.
4.1.3 Tại nơi trực trưởng ca trong trạm bơm cần có các văn bản sau:
a) Quy trình quản lý và vận hành máy bơm, trạm bơm;
b) Bản vẽ sơ đồ điện chính của máy bơm và hệ thống;
c) Sổ theo dõi vận hành từng tổ máy và sổ giao ca.
4.1.4 Ở mỗi trạm bơm cần có dụng cụ và thiết bị chính như kìm điện, bút thử điện, mêgôm mét, ampe kìm, hòm dụng cụ tháo lắp cơ khí và các phương tiện bảo vệ cá nhân như găng tay cách điện, ủng cách điện...
4.1.5 Công nhân vận hành máy bơm và trạm bơm phải được đào tạo chuyên môn, có văn bằng chứng chỉ tốt nghiệp chuyên môn phù hợp và có đủ sức khoẻ để vận hành.
4.1.6 Tổ công nhân vận hành chịu trách nhiệm bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện và các hạng mục công trình của trạm bơm do mình quản lý.
4.1.7 Sửa chữa lớn các thiết bị cơ điện và các hạng mục công trình của trạm bơm do các cơ sở có năng lực chuyên môn và có thiết bị phù hợp thực hiện.
4.2 Kiểm tra định kỳ
4.2.1 Tổ chức kiểm tra
4.2.1.1 Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trạm bơm chịu trách nhiệm kiểm tra trước và sau mỗi vụ sản xuất, lập văn bản gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương. Trường hợp có sự cố đặc biệt cần gửi báo cáo về cơ quan quản lý chuyên ngành tại trung ương.
4.2.1.2 Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý trạm bơm căn cứ vào quy trình tưới tiêu và lịch canh tác tại địa phương mình để quy định thời gian kiểm tra định kỳ cho hợp lý.
4.2.1.3 Thành phần đoàn kiểm tra thực hiện theo quy định hiện hành. Phải có kỹ sư thủy lợi, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, cán bộ trực tiếp vận hành trạm bơm và cán bộ quản lý trạm bơm trong thành phần đoàn kiểm tra.
4.2.1.4 Trước khi tiến hành kiểm tra, đơn vị trực tiếp quản lý trạm bơm phải có báo cáo gửi đoàn kiểm tra về những nội dung sau:
a) Đánh giá chất lượng từng hạng mục công trình như công trình thủy công, thiết bị cơ khí, thiết bị điện. Những hư hỏng đã sửa chữa xong và chưa sửa chữa xong;
b) Việc chấp hành quy trình quản lý và vận hành trạm bơm;
c) Các kiến nghị về biện pháp sửa chữa, quản lý và vận hành trạm bơm.
4.2.1.5 Mười ngày sau khi kiểm tra, cơ quan được giao quản lý trạm bơm có báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra gửi về cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương.
4.2.1.6 Trường hợp trạm bơm bị sự cố lớn như cháy nổ máy biến áp, hỏng nhiều thiết bị cơ điện…, cơ quan được giao quản lý trạm bơm phải tiến hành tổ chức kiểm tra kịp thời, gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương. Thành phần đoàn kiểm tra thực hiện theo 4.2.1.3.
4.2.2 Nội dung kiểm tra
4.2.2.1 Công trình thủy công
4.2.2.1.1 Kiểm tra tình trạng bể hút, bể xả, nhà trạm bơm, kênh dẫn nước cho bể hút, bể xả và các công trình khác trên kênh. Đặc biệt chú ý đến tình trạng an toàn của các cống qua đê (nếu có).
4.2.2.1.2 Kiểm tra phương án phòng chống lụt, bão và phòng chống cháy nổ.
4.2.2.1.3 Kiểm tra công tác bảo dưỡng và sửa chữa công trình.
4.2.2.2 Tổ máy bơm và thiết bị cơ - điện
4.2.2.2.1 Nội dung kiểm tra tổ máy bơm:
a) Tình trạng bên ngoài máy bơm và động cơ;
b) Độ chặt của các bu long mối lắp ghép;
c) Chất lượng của các gioăng làm kín cơ khí và làm kín tĩnh;
d) Lượng dầu làm mát trong khoang động cơ;
e) Độ cách điện của bối dây và độ cách điện của bối dây với vỏ;
f) Độ tin cậy của các thiết bị đầu đo: nhiệt độ, độ ẩm, độ rò điện bên trong động cơ.
4.2.2.2.2 Nội dung kiểm tra các thiết bị cơ khí:
a) Hệ thống đường ống xả;
b) Hệ thống đường ray và xe kéo bơm (nếu có);
c) Hệ thống van, máy đóng mở và các cánh phai;
d) Hệ thống cần trục, palăng, tời kéo (nếu có);
f) Hệ thống lưới chắn rác, máy vớt rác (nếu có).
4.2.2.2.3 Nội dung kiểm tra các bảng phân phối điện và tủ phân phối điện:
a) Vệ sinh công nghiệp của tủ điện;
b) Tình trạng cầu chì, dây chảy;
c) Điện trở cách điện giữa các bộ phận kim loại và giữa kim loại với đất;
d) Các thiết bị đóng ngắt điện;
e) Độ chính xác của đồng hồ vôn, ampe và công tơ điện;
f) Tình trạng lõi thép, cuộn dây và độ cách điện của các biến dòng;
g) Tình trạng tiếp đất của tủ điện.
4.2.2.2.4 Nội dung kiểm tra các khởi động từ, aptomat, thiết bị khởi động và cầu dao hộp:
a) Các tiếp điểm, má cầu dao, độ tiếp xúc đồng đều của các tiếp điểm;
b) Cơ cấu truyền động, thao tác;
c) Độ cách điện của các bộ phận tải điện;
d) Đóng ngắt thử bằng tay.
4.2.2.2.5 Nội dung kiểm tra cáp điện:
a) Tình trạng vỏ cáp, lớp cách điện vỏ cáp;
b) Tình trạng phễu cáp;
c) Các điểm nối đất an toàn của cáp.
4.2.2.3 Công tác quản lý tại trạm bơm
Kiểm tra công tác quản lý tại trạm bơm gồm các nội dung sau:
a) Việc ghi chép trong sổ vận hành, sổ giao ca, sổ theo dõi sự cố và sửa chữa;
b) Việc hoàn chỉnh, bổ sung và lưu trữ các hồ sơ lý lịch công trình, thiết bị cơ điện;
c) Công tác quản lý vật tư, thiết bị dự phòng, vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động.
4.3 Vận hành các thiết bị máy bơm chìm
4.3.1 Kiểm tra trước khi khởi động máy
4.3.1.1 Các hạng mục công trình và thiết bị cơ khí phải được kiểm tra đáp ứng được các yêu cầu sau:
a) Bể hút sạch, không có dị vật. Mực nước bể hút phù hợp với quy định của thiết kế. Mực nước tối thiểu phải làm ngập máy bơm tới hết bộ phận làm kín cơ khí;
b) Máy đóng mở làm việc bình thường, cửa phai lên xuống an toàn;
c) Lưới chắn rác sạch, thông thoáng;
d) Van một chiều trên đường ống xả (nếu có) làm việc bình thường.
4.3.1.2 Tổ máy bơm chìm và thiết bị điện phải được kiểm tra đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Các thiết bị điện làm việc ổn định, các cơ cấu đóng ngắt làm việc nhẹ nhàng, các điểm đầu nối cáp chặt, cáp an toàn…
b) Độ cách điện của động cơ đảm bảo lớn hơn 0,5 M. Nếu độ cách điện thấp hơn 0,5 M thì không được khởi động máy;
c) Dòng điện rò của hệ thống phải nhỏ hơn 0,5 mA. Nếu dóng điện rò lớn hơn 0,5 mA, không đảm bảo an toàn về điện thì không được đóng điện khởi động máy.
4.3.2 Khởi động máy bơm
4.3.2.1 Đối với bơm chìm kiểu ly tâm trước khi khởi động máy phải đóng bớt van đặt trên đường ống xả để điều tiết lưu lượng của bơm. Khi máy bơm đã ở chế độ làm việc, mở từ từ van này cho bơm đạt tới chế độ làm việc của thiết kế. Đối với bơm chìm kiểu hướng trục thì làm ngược lại.
4.3.2.2 Trình tự khởi động máy bơm chìm:
a) Mở cánh phai trên kênh hút, kênh xả;
b) Đóng (mở) van tiết lưu đường ống xả, thực hiện theo 4.3.2.1;
c) Đóng áptômát của tủ phân phối điện để nối nguồn điện cho tủ điều khiển;
d) kiểm tra điện áp 3 pha và sự cân bằng điện áp ở 3 pha;
e) Đóng áptômát mạch động lực;
f) Đóng áptômát mạch điều khiển;
g) Nhấn nút khởi động động cơ;
h) Chờ cho động cơ chuyển từ chế độ khởi động sang chế độ làm việc thì mở (đóng) van tiết lưu trên đường ống xả, thực hiện theo 4.3.2.1.
4.3.2.3 Nếu trong một trạm bơm có nhiều tổ máy bơm chìm, trình tự khởi động máy bơm như sau:
a) Phải khởi động lần lượt từng tổ máy một;
b) Nếu các tổ máy có công suất khác nhau thì máy bơm có công suất lớn phải được khởi động trước;
c) Nếu trong một trạm bơm có bố trí tổ máy dự phòng thì tổ máy bơm này phải được vận hành luân phiên với các tổ bơm khác để sấy động cơ thường xuyên và tránh lắng đọng phù sa ở bể hút;
4.3.2.4 Số lần khởi động của một tổ máy bơm trong một giờ không được vượt quá 10 lần và trong một năm không quá 5 000 lần.
4.3.3 Theo dõi trong quá trình vận hành