Zalo QR
2.17. Cột áp hút hiệu dụng (Net positive suction head)
Thông số đặc trưng cho khả năng hút và chống xâm thực của máy bơm, ký hiệu là NPSH, đơn vị là m.
Để máy bơm không bị xâm thực trong quá trình làm việc, NPSH xác định theo (15) và (16) không được nhỏ hơn giá trị cho phép [NPSH]:
NPSH ≥ [NPSH] |
(15) |
NHSP = |
(16) |
NHSP = |
(17) |
Trong đó:
[NPSH] là giá trị cột áp hút hiệu dụng cho phép máy bơm làm việc an toàn và không bị xâm thực, m, xác định theo công thức (15):
[NPSH] = |
(18) |
pbh là áp suất bão hòa của chất lỏng, ứng với nhiệt độ chất lỏng mà bơm làm việc, Pa;
pa là áp suất khí quyển tại tiết diện đo, Pa;
p’1 là trị số áp suất tuyết đối tại tiết diện lối vào của bơm, từ giá trị đó trở xuống máy bơm bị xâm thực, Pa;
hs là khoảng cách từ mực nước trong buồng hút đến trung tâm của cánh quạt (còn gọi là chiều cao đặt máy), m;
Dhj là tổn thất cột áp của ống hút, m.
2.18. Đường đặc tính máy bơm (Pump performance curves)
Các quan hệ H = f(Qv), N1 = f(Qv), h = f(Qv) được biểu thị bằng các đồ thị gọi là đường đặc tính năng lượng của máy bơm. Quan hệ NPSH = f(Qv) được biểu thị bằng đồ thị gọi là đường đặc tính xâm thực của máy bơm.
2.19. Nơi khảo nghiệm (Testing place)
Nơi máy bơm được khảo nghiệm có thể là phòng thí nghiệm chuyên dụng, tại nhà máy chế tạo bơm hoặc tại hiện trường phục vụ sản xuất. Khảo nghiệm tiến hành tại phòng thí nghiệm gọi là khảo nghiệm chính xác. Khảo nghiệm xuất xưởng tại các nhà máy sản xuất hoặc lắp đặt tại hiện trường gọi là khảo nghiệm kỹ thuật.
2.20. Độ tin cậy (Reliability)
Mức độ chính xác của bộ số liệu có được trong quá trình đo tại nơi khảo nghiệm. Độ tin cậy của một bộ số liệu về một đại lượng đo phụ thuộc vào mức độ chính xác của bộ số liệu này. Mức độ chính xác càng cao thì giá trị tuyệt đối của độ tin cậy càng cao và xác xuất đo đạc nằm trong khoảng không chính xác càng nhỏ.
2.22. Sai số của phép đo (Error of measurement)
Các sai số phát sinh trong quá trình đo tại nơi khảo nghiệm. Sai số của phép đo phụ thuộc vào sai số hệ thống và các sai số ngẫu nhiên khác sinh ra do đo đạc. Những sai sốt này có thể phát sinh từ các đặc trưng của hệ thống đo hoặc từ sự biến đổi của đại lượng đo hoặc do cả hai.
2.23. Dụng cụ đo (Measuring tools)
Loại công cụ trên đó có chia đơn vị đo, dùng để kiểm tra một loại thông số kỹ thuật nhất định của thiết bị (như kích thước, nhiệt độ, lưu lượng, áp lực …) trong quá trình lắp ráp.
3. Yêu cầu kỹ thuật khảo nghiệm
3.1. Yêu cầu chung
3.1.1. Đường đặc tính thủy lực đã có của một máy bơm không được sử dụng hoặc tính toán cho một khảo nghiệm khác của máy bơm khác cùng loại.
3.1.2. Hiệu suất máy bơm và các đường đặc tính khác của máy bơm chỉ được xác định thông qua các số liệu thực đo trong quá trình khảo nghiệm.
3.2. Số lượng máy bơm cần khảo nghiệm
3.2.1. Các loại máy bơm là sản phẩm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo mới phải được khảo nghiệm các thông số kỹ thuật trước khi đưa vào sản xuất. Số lượng máy bơm cần khảo nghiệm quy định như sau:
a) Các lô máy bơm sản xuất không lớn hơn 10 tổ máy thì số máy bơm chọn để khảo nghiệm tại nhà máy tổi thiểu là 01 máy.
b) Các lô có số lượng lớn hơn 10 tổ máy thì số máy chọn để khảo nghiệm được tính theo công thức:
Tm = |
(19) |
Trong đó:
Tm là số tổ máy chọn để khảo nghiệm được làm tròn thành số nguyên. Việc quy tròn các con số quy định như sau: làm tròn 01 chữ số có nghĩa sau dấu phẩy; nếu số dư nhỏ hơn 0,5 thì bỏ đi (lấy số nguyên nhỏ), số dư từ 0,5 trở lên thì chọn thêm một tổ máy (lấy số nguyên lớn). Ví dụ: nếu tính ra kết quả 2,46 làm tròn thành 2,5 và số máy chọn là 3. Nếu tính ra kết quả 2,44 làm tròn là 2,4 và số máy chọn là 2;
n là số lượng tổ máy của lô sản phẩm.
3.2.2. Các máy bơm nhập khẩu thì mỗi lô nhập khẩu phải chọn mỗi loại ít nhất một máy để khảo nghiệm. Các lô có số lượng lớn hơn 10 tổ máy thì số máy chọn để khảo nghiệm thực hiện theo quy định tại khoản b của 3.2.1.
3.3.3. Đối với các máy bơm sửa chữa, nâng cấp thì số lượng máy bơm khảo nghiệm cho một trạm quy định như sau:
a) Đối với trạm bơm có cùng chủng loại: tính theo quy định tại khoản b của 3.2.1;
c) Đối với trạm bơm có nhiều chủng loại máy bơm thì với mỗi chủng loại, số lượng máy bơm phải khảo nghiệm cũng được tính theo quy định tại khoản b của 3.2.1.
3.3. Chuẩn bị khảo nghiệm
3.3.1. Trước khi tiến hành khảo nghiệm máy bơm phải nghiên cứu kỹ đề cương khảo nghiệm đã được phê duyệt và chuẩn bị các nội dung sau:
a) Xác định loại khảo nghiệm;
b) Sai số cho phép của loại khảo nghiệm;
c) Chọn thiết bị đo phù hợp;
d) Kiểm định thiết bị đo;
e) Kiểm tra nguồn điện. Sai số điện áp cho phép khi khảo nghiệm như sau:
- Điện áp đối với động cơ kéo bơm: ± 5 %;
- Điện áp đối với các thiết bị đo: ± 1 %;
f) Kiểm tra các thiết bị điện, thiết bị đóng ngắt và an toàn;
g) Lắp đặt các bộ phận chuyển tiếp, các thiết bị đo.
3.3.2. Đối với khảo nghiệm phải sử dụng mặt cắt thủy lực, chọn mặt cắt đo phải thỏa mãn yêu cầu sau:
a) Phân bố vận tốc, áp suất đều;
b) Không có xoáy cục bộ do lắp đặt gây ra.
3.3.3. Đối với khảo nghiệm có dòng chảy từ hồ chứa hoặc từ bể có mặt thoáng qua một ống dẫn kín thì chiều dài L của đoạn ống thẳng ở lối vào lấy theo công thức (20):
L > (1,5.K + 5,5). D |
(20) |
Trong đó:
L là chiều dài đoạn ống thẳng ở tiết diện lối vào;
D là đường kính trong của đường ống;
K là hệ số hình dạng của ống. Với các loại ống thép: 1,0 ≤ K ≤ 2,0
3.3.4. Khi xác định đường đặc tính năng lượng của máy bơm phải đo ít nhất 13 điểm xung quanh giá trị thiết kế trong đó có 7 điểm trong phạm vi từ (70% đến 100%)hmax. Chia đều số điểm nhánh trên và nhánh dưới để vẽ đường đặc tính đầy đủ nhất.
3.3.5. Nếu phải thực hiện khảo nghiệm ở các tốc độ quay khác với tốc độ quay danh nghĩa thì các tốc độ quay đó không được nhỏ hơn 50% tốc độ quay danh nghĩa, xem công thức (21)
(21) |
Trong đó:
ndn là tốc độ quay danh nghĩa;
ntt là tốc độ quay thực tế
Các thông số được xác định từ tốc độ quay thực tế phải chuyển đổi sang tốc độ quay danh nghĩa theo quy luật tương tự.
3.4. Quan trắc trực tiếp các đại lượng đo
3.4.1. Biên độ dao động lớn nhất cho phép các đại lượng đo bằng phương pháp quan trắc trực tiếp quy định trong bảng A.2 phụ lục A.
3.4.2. Tại các điều kiện làm việc của máy bơm có các đại lượng đo dao động với biên độ lớn, khi đo đạc phải sử dụng thiết bị lọc hoặc thiết bị giảm chấn đối xứng để làm giảm biên độ dao động sao cho các biên độ dao động đó nằm trong giới hạn cho phép, được quy định tại phụ lục A.
3.5. Đọc kết quả tự động
Khi các kết quả đo được ghi tự động và tập hơp nhờ thiết bị chuyên dùng thì biên độ dao động cho phép của các đại lượng này lấy theo phụ lục A và được tăng thêm 10% trong trường hợp như sau:
a) Hệ thống đo bao gồm thiết bị đo có độ chính xác cao hơn quy định của tiêu chuẩn này;
b) Các điểm làm việc được chọn để đo và ghi số liệu tự động phải được kiểm tra để đảm bảo điều kiện làm việc ổn định và các chỉ tiêu theo quy định của tiêu chuẩn này.
3.6. Số liệu
3.6.1. Chỉ được ghi số liệu khi chế độ làm việc của hệ thống đã ổn định. Khi đại lượng đo là hằng số thì đối với một điểm làm việc chỉ cần xác định bởi 01 bộ số liệu hoặc 01 giá trị trung bình. Khi đại lượng đo dao động nhưng ở chế độ ổn định phải đo ít nhất 03 bộ số liệu hoặc 03 giá trị trung bình.
3.6.2. Trường hợp điều kiện khảo nghiệm không ổn định thì đối với mỗi điểm làm việc phải tiến hành lấy lặp đi lặp lại 05 bộ số liệu.
3.6.3. Một điểm làm việc tối thiểu phải có 03 bộ số liệu được đo tại các khoảng thời gian khác nhau. Giá trị trung bình của mỗi đại lượng được tính từ một bộ số liệu đó. Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của mỗi đại lượng không được vượt quá các giá trị quy định ở bảng A.3 phụ lục A.
3.6.4. Cho phép khoảng dung sai quy định ở bảng A.3 phụ lục A được tăng thêm 10% nếu số bộ số liệu đo tăng lên tới mức 9 bộ. Những sai số này được tính toán để đảm bảo các sai số đo tổng cộng không được vượt quá giá trị quy định trong các bảng A.4 và A.6 phụ lục A.
3.6.5. Những giá trị nằm ngoài giới hạn cho ở bảng A.3 phụ lục A thì phải xác định nguyên nhân, điều chỉnh lại điều kiện làm việc và tiến hành đo đạc lại, các số liệu cũ bị loại bỏ.
3.6.6. Khi sự biến đổi vượt quá giới hạn cho phép không phải do nguyên nhân của các bước thực hiện thì các số liệu đã đo không bị loại bỏ. Ttrường hợp này phải đo thêm 03 bộ số liệu, tính toán lại sai số, phân tích và báo cáo rõ để thông qua hội đồng chuyên ngành. Quyết định của hội đồng chuyên ngành sẽ là cơ sở cho việc công nhận hay loại bỏ phép đo trên.
3.7. Điều chỉnh chế độ làm việc
Các chế độ làm việc của máy bơm được điều chỉnh việc điều tiết lưu lượng tại lối ra, tuyệt đối không được điều chỉnh chế độ làm việc bằng cách điều tiết lưu lượng tại lối vào.
3.8. Độ tin cậy
Trong tiêu chuẩn này, độ tin cậy được quy định 95%, nghĩa là chỉ cho phép có một giá trị trong 20 giá trị nằm ngoài khoảng dung sai cho phép.
3.9. Giới hạn sai số
3.9.1. Giới hạn lớn nhất cho phép của sai số đối với khảo nghiệm chính xác được quy định trong bảng A.4 phụ lục A.
3.9.2. Giới hạn lớn nhất cho phép của sai số đối với khảo nghiệm kỹ thuật được quy định trong bảng A.6 phụ lục A.
3.10. Phân tích kết quả khảo nghiệm
3.10.1. Để đảm bảo cơ sở phân tích kết quả khảo nghiệm, cơ quan khảo nghiệm và người phụ trách khảo nghiệm yêu cầu người sản xuất cung cấp những đặc tính bơm của nhà chế tạo.