Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp I - Phần 4

21 tháng 11 2018

4.4. Bộ phận chịu áp lực (xem 5.1)

4.4.1. Áp suất-nhiệt độ định mức

Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải định rõ áp suất làm việc lớn nhất cho phép ở các điều kiện vận hành khốc liệt nhất. Không có trường hợp nào áp suất làm việc lớn nhất cho phép của bơm (vỏ và nắp bơm, bao gồm cả bộ phận vòng bít kín trục và cụm nắp bít) vượt quá áp suất của các mặt bích của bơm.

4.4.2. Vỏ bơm

4.4.2.1. Sử dụng bơm có vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính nếu quy định bất cứ điều kiện vận hành nào trong các điều kiện vận hành sau:

a) Nhiệt độ bơm 200 °C hoặc cao hơn (nên xem xét đến giới hạn nhiệt độ thấp hơn khi có khả năng xảy ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột);

b) Chất lỏng được bơm độc hại hoặc chất lỏng dễ bốc cháy có tỷ trọng nhỏ hơn 0,7 kg/dm3 ở nhiệt độ bơm quy định;

c) Chất lỏng được bơm dễ bốc cháy ở áp suất xả theo áp kế vượt quá 70 bar.

CHÚ THÍCH: Có thể cung cấp các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục cho các điều kiện được quy định ở trên khi có sự chấp nhận riêng của khách hàng. (Khách hàng nên xem xét đến các nội dung chi tiết của thiết kế và kinh nghiệm vận hành trước đây của nhà sản xuất/nhà cung cấp trước khi chấp nhận các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục cho các điều kiện này. Phép thử thủy tĩnh lớn nhất, kỹ thuật bít kín mối nối nằm ngang, vị trí của bơm và kỹ năng của nhân viên bảo dưỡng tại hiện trường nên là các yếu tố để đi đến quyết định).

4.4.2.2. Chiều dày của Vỏ bơm chịu áp lực phải thích hợp với áp suất làm việc lớn nhất tại đầu ra cộng với các dung sai của cột áp và độ tăng tốc độ tại nhiệt độ bơm và của áp suất thử thủy tĩnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh.

Áp suất làm việc lớn nhất cho phép của vỏ bơm phải bằng hoặc lớn hơn áp suất lớn nhất tại đầu ra.

Các bề mặt của bơm có vỏ kép, nhiều cấp, nằm ngang (ba hoặc nhiều cấp) và của các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục thường chịu tác dụng của áp suất đầu vào không cần được thiết kế đối với áp suất xả. (Khách hàng nên quan tâm lắp đặt các van an toàn trên phía hút của các thiết bị này).

Khách hàng phải quy định liệu đầu vào của bơm lắp thẳng đứng có thích hợp đối với áp suất xả lớn nhất hay không: (Nên thực hiện yêu cầu này khi có hai hoặc nhiều bơm được nối với một hệ thống xả chung). Ứng suất được sử dụng trong thiết kế đối với bất cứ vật liệu đã cho nào không được vượt quá các giá trị được nêu trong các tiêu chuẩn vật liệu quy định. Các phương pháp tính toán đối với các bộ phận chịu áp lực và các hệ số an toàn đối với các vật liệu được lựa chọn phải phù hợp với các quy tắc có liên quan của quốc gia.

Các bộ phận chịu áp lực phải có lượng dư ăn mòn cho phép là 3 mm trừ khi một lượng dư ăn mòn cho phép thấp hơn có thể được chấp nhận (ví dụ, đối với titan).

4.4.2.3. Áp suất xả lớn nhất phải áp dụng cho tất cả các chi tiết có liên quan đến định nghĩa của vỏ bơm chịu áp lực (xem 3.3.1), trừ trường hợp các bơm có vỏ kép, nhiều bậc, nằm ngang (ba hoặc nhiều bậc) và các bơm có vỏ tháo được theo phương dọc trục.

4.4.2.4. Vỏ bên trong của các bơm có vỏ kép phải được thiết kế để chịu được áp suất chênh lớn nhất bên trong hoặc 3,5 bar, lấy giá trị nào lớn hơn.

4.4.2.5. Nếu có rủi ro dẫn đến sự không đồng trục (thẳng hàng) giữa bơm và bộ dẫn động do các chênh lệch về nhiệt độ hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác thì phải có biện pháp đề phòng để giảm rủi ro này tới mức tối thiểu, ví dụ như gối đỡ đường tâm, ổ trục đỡ được làm mát, chỉnh sơ bộ đồng trục (thẳng hàng).

4.4.3. Vật liệu

Vật liệu để chế tạo các bộ phận, chi tiết chịu áp lực phải tùy thuộc vào chất lỏng được bơm, kết cấu của bơm và ứng dụng của bơm (xem Điều 5).

4.4.4. Đặc điểm cơ khí

4.4.4.1. Sự tháo lắp

Trừ các bơm trục đứng có trục truyền động nhiều ổ và các bơm nhiều bậc kiểu có tiết diện hình vòng, bơm phải được thiết kế để cho phép tháo được bánh công tác, trục, vòng bít kín trục và cụm ổ trục mà không phá vỡ các mối nối mặt bích tại đầu vào và đầu ra.

Đối với các bơm tháo được theo phương dọc trục phải trang bị các tai móc hoặc bulông vòng để nâng nửa trên của vỏ bơm lên. Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải quy định các phương pháp để nâng bơm đã được lắp ráp lên.

4.4.4.2. Kích vít và các then hoặc chốt định vị độ thng hàng của v bơm

Phải trang bị kích vít và các then hoặc chốt định vị sự thẳng hàng của vỏ bơm để dễ dàng cho việc tháo dỡ và lắp ráp lại. Khi sử dụng kích vít làm phương tiện để tách các mặt đối tiếp của vỏ bơm thì một trong các mặt đối tiếp phải có gờ nổi (được khỏa mặt hoặc xoi rãnh) để ngăn ngừa mối nối bị rò gỉ hoặc lắp ghép không đúng các kề mặt đối tiếp.

4.4.4.3. Áo bọc

Áo bọc để sưởi nóng hoặc làm mát vỏ bơm hoặc cụm vòng bít là tùy chọn. Áo bọc phải được thiết kế cho áp suất vận hành ở nhiệt độ 170oC ít nhất phải là 6 bar.

Hệ thống áo bọc làm mát phải được thiết kế để ngăn ngừa có hiệu quả sự rò gỉ chất lỏng được bơm vào môi chất làm mát. Đường dẫn môi chất làm mát không được dẫn tới các mối nối của vỏ bơm.

4.4.4.4. Đệm kín của v bơm

Đệm kín của vỏ bơm phải được thiết kế thích hợp với điều kiện vận hành và điều kiện thử thủy tĩnh ở nhiệt độ môi trường xung quanh. Đối với các vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính, các đệm kín của nắp vỏ bơm phải được hạn chế với phía khí quyển bên ngoài để ngăn ngừa sự bung ra.

Các vỏ bơm tháo được theo phương hướng kính (bao gồm cả các đệm kín cơ khí mặt mút phẳng) phải có các lắp ghép kim loại với kim loại với các đệm kín chịu nén được điều chỉnh hạn chế.

4.4.4.5. Mối ghép bulông bên ngoài

4.4.4.5.1. Các bulông hoặc vít cấy nối ghép các phần của vỏ bơm chịu áp lực, bao gồm cả bộ phận lắp vòng bít kín trục phải có đường kính tối thiểu là 12 mm (ren hệ mét theo ISO).

Việc sử dụng các bulông hoặc vít cấy có đường kính nhỏ hơn 12 mm, nếu cần thiết do sự hạn chế về không gian, phải có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp. Trong trường hợp này nhà sản xuất/nhà cung cấp nên quy định momen vặn chặt của mối ghép bulông.

4.4.4.5.2. Mối ghép bulông được lựa chọn (cấp đặc tính bền theo thông tin trong Phụ lục L) phải thích hợp với áp suất và nhiệt độ làm việc lớn nhất cho phép và quy trình xiết chặt thông thường. Nếu tại một số điểm cần thiết phải sử dụng chi tiết kẹp chặt có chất lượng đặc biệt thì các chi tiết kẹp chặt dễ đổi lẫn cho các mối nối khác phải có cùng một cấp chất lượng đặc biệt nêu trên.

4.4.4.5.3. Các lỗ ren trong các chi tiết chịu áp lực phải được giữ ở mức tối thiểu. Ngoài dư lượng kim loại cho ăn mòn phải để lại đủ kim loại ở xung quanh và bên dưới đáy các lỗ khoan và được tarô ren trong các phần chịu áp lực của vỏ bơm để ngăn ngừa sự rò gỉ.

4.4.4.5.4. Để dễ dàng cho việc tháo dỡ, mối ghép bulông bên trong của các bơm trục đứng phải được làm bằng vật liệu hoàn toàn chịu được tác dụng ăn mòn của chất lỏng được bơm.

4.4.4.5.5. Các mối nối ghép vít cấy phải được cung cấp với các vít cấy đã được lắp. Các lỗ tịt để lắp vít cấy chỉ nên được khoan đến chiều sâu đủ để cho phép đoạn có ren bằng 1,5 lần đường kính ngoài của vít cấy.

4.4.4.5.6. Vít cấy được ưu tiên sử dụng hơn các vít có mũ.

4.4.4.5.7. Phải có khoảng hở tại các vị trí có mối ghép bulông để cho phép sử dụng các loại chìa vặn mặt mút. Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải cung cấp bất cứ dụng cụ và đồ gá chuyên dùng nào theo yêu cầu.

4.5. Ống nối (vòi phun) và ống nối khác

4.5.1. Yêu cầu chung

Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ ống nối và vòi phun là đồng nghĩa. Điều này có liên quan đến tất cả các chi tiết nối dẫn chất lỏng tới bơm dùng cho vận hành và bảo dưỡng.

4.5.2. Các đầu nối cho thông hơi, lắp áp kế và xả

4.5.2.1. Tất cả các bơm phải được trang bị đầu nối cho thông hơi trừ khi bơm được thiết kế tự thông hơi bằng cách bố trí các ống nối (vòi phun).

4.5.2.2. Tốt hơn là không được làm các lỗ ren trên đường hút hoặc đường xả hoặc trong vùng có tốc độ cao khác của bơm trừ khi chúng nhất thiết phải có cho vận hành của bơm. Nếu cần có các đầu nối cho xả, thông hơi hoặc lắp áp kế thì chúng phải do khách hàng quy định trong thư hi cho đặt hàng hoặc đơn đặt hàng.

4.5.3. Cửa chắn

Vật liệu chế tạo các cửa chắn (dạng nút, mặt bích đặc...) phải thích hợp với chất lỏng được bơm. Phải chú ý đến sự thích hợp của phối hợp vật liệu để chống lại ăn mòn và giảm tới mức tối thiểu rủi ro của sự kẹt hoặc mài mòn ren vít.

Tất cả các lỗ tiếp xúc với chất lỏng được bơm có áp, bao gồm cả các lỗ của vòng bít kín trục phải được lắp với các cửa chắn tháo được thích hợp với áp suất của chất lỏng.

4.5.4. Mối nối ống phụ

4.5.4.1. Tất cả các mối nối của ống phụ phải được làm bằng vật liệu thích hợp, có kích thước và chiều dày thích hợp cho chế độ sử dụng (xem 4.14).

4.5.4.2. Các mối nối phải có kích thước (đường kính ngoài) tối thiểu là 15 mm đối với các bơm có cửa xả 50 mm và nhỏ hơn. Các mối nối phải có kích thước (đường kính ngoài) tối thiểu là 20 mm đối với các bơm có cửa xả 80 mm và lớn hơn, ngoại trừ các mối nối cho đường ống rửa bằng tia nước đối với vòng vít và vòng văng dầu có thể có kích thước (đường kính ngoài) bằng 15 mm mà không để ý đến cỡ kích thước của bơm. Khi bị giới hạn về không gian mà phải sử dụng các mối nối nhỏ hơn thì phải có mọi biện pháp đề phòng để bảo vệ cho các mối nối này không bị hư hỏng và bảo đảm độ tin cậy của chúng.

4.5.5. Nhận dạng mối nối

Tất cả các mối nối phải được nhận dạng trên bản vẽ lắp đặt phù hợp với nhiệm vụ và chức năng của chúng. Nếu có thể thì sự nhận dạng này cũng nên được áp dụng trên bơm, đặc biệt là đối với các vòng bít cơ khí và đối với việc bôi trơn và làm mát ổ trục (xem Phụ lục H).

4.6. Ngoại lực và mômen trên ống nối (đầu vào và đầu ra)

Phải sử dụng phương pháp cho trong Phụ lục B đối với các bơm khớp nối trục đàn hồi (mềm) trừ khi đã có sự thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sn xuất/nhà cung cấp về một phương pháp khác.

Khách hàng phải tính toán các lực và các mômen do đường ống tác dụng lên bơm.

Nhà sản xuất/nhà cung cấp phải kiểm tra xác minh rằng các tải trọng này cho phép đối với bơm được xem xét. Nếu các tải trọng lớn hơn các tải trọng cho trong Phụ lục B thì cách giải quyết vấn đề phải được thỏa thuận giữa khách hàng và nhà sản xuất/nhà cung cấp.

4.7. Các mặt bích đầu vào và đầu ra và sự gia công bề mặt bích

4.7.1. Các mặt bích phải phù hợp với ISO 7005 ngoại trừ các quy định trong các mục a) đến c) dưới đây:

a) Các mặt bích bằng gang phải có mặt mút được gia công phẳng;

b) Các mặt bích có mặt mút được gia công phẳng trên các vỏ bơm không làm bằng gang chỉ được chấp nhận với chiều dày toàn bộ gờ nổi;

c) Các mặt bích dày hơn hoặc có đường kính ngoài lớn hơn so với yêu cầu của tiêu chuẩn có thể được chấp nhận nhưng mặt mút phải được gia công và khoan lỗ theo quy định.

Các lỗ lắp bulông phải được bố trí đối xứng nhau qua đường tâm của mặt bích.

4.8. Bánh công tác

4.8.1. Thiết kế bánh công tác

4.8.1.1. Có thể lựa chọn bánh công tác có kết cấu kín, nửa hở và hở theo ứng dụng của bơm.

4.8.1.2. Bánh công tác (bánh cánh), trừ các vòng bù mòn, phải được chế tạo liền một khối (như là sản phẩm đúc hoặc hàn).

Cho phép chế tạo các bánh công tác bằng các công nghệ khác trong trường hợp đặc biệt, nghĩa là đối với các chiều rộng cửa ra của bánh công tác nhỏ hoặc nếu bánh công tác được làm từ vật liệu đặc biệt. Tuy nhiên yêu cầu này cần có sự thỏa thuận với khách hàng.

4.8.1.3. Bánh công tác thường phải có mayơ cứng chắc.

4.8.1.4. Nếu trục bơm bị ẩm ướt bởi chất lỏng được bơm đến mức có thể xảy ra nguy hiểm hoặc bánh công tác có thể bị nhiễm bẩn, nếu chất lỏng bị kẹt trong không gian hạn hẹp thì việc thiết kế kết cấu và kẹp chặt bánh công tác phải sao cho khi đã được lắp ráp trên trục, bất cứ không gian kín nào cũng phải có khả năng thoát chất lỏng một cách tự do bằng các đường thoát có diện tích mặt cắt ngang không nhỏ hơn 10 mm2.

4.8.2. Kẹp chặt bánh công tác

4.8.2.1. Bánh công tác phải được kẹp chặt chống xoay và dịch chuyển theo chiều trục khi quay theo chiều đã quy định. Không cho phép kẹp chặt bánh công tác bằng chốt.

4.8.2.2. Các bánh công tác được lắp công xôn phải được kẹp chặt với trục bằng vít có mũ hoặc đai ốc mũ để không làm cho các chỗ cắt ren trên trục bị phơi ra. Cơ cấu kẹp chặt phải được cắt ren để xiết chặt bằng lực cản của chất lỏng trên bánh công tác trong quá trình quay bình thường, và cần có phương pháp khóa hãm cơ khí có hiệu quả (ví dụ, một vít giữ không có mũ và chịu ăn mòn hoặc một vòng đệm có tai. Các vít có mũ phải có các góc lượn và thân có đường kính giảm nhỏ để giảm sự tập trung ứng suất.

4.8.3. Điều chnh chiều trục

Nếu có yêu cầu điều chỉnh tại hiện trường đối với khe hở chiều trục của bánh công tác thì phải cung cấp các phương tiện điều chỉnh từ bên ngoài. Nếu việc điều chỉnh được thực hiện bằng cách dịch chuyển rôto theo chiều trục thì phải chú ý đến ảnh hưởng nguy hiểm có thể có đối với các vòng bít cơ khí (cũng xem 4.11.6).

4.9. Vòng bù độ mòn

4.9.1. Nên lắp các vòng bù độ mòn khi thích hợp. Khi đã được lắp, các vòng bù độ mòn phải có khả năng phục hồi hoặc thay mới và được khóa hãm chắc chắn để ngăn ngừa chuyển động quay.

4.9.2. Các bề mặt đối tiếp mài mòn bằng vật liệu tôi cứng phải có chênh lệch về trị số độ cứng Brinell tối thiểu là 50 trừ khi cả hai bề mặt mài mòn tĩnh tại và quay có trị số độ cứng Brinell tối thiểu là 400 hoặc nếu không thể đạt được sự chênh lệch về độ cứng này với vật liệu quy định.

4.9.3. Các vòng bù độ mòn phục hồi được hoặc thay mới được phải được giữ tại vị trí bằng lắp ghép ép có các chốt hãm hoặc chốt có ren (chiều trục hoặc hướng kính) hoặc bằng các phương pháp dùng vai (gờ) và vặn vít. Các phương pháp khác, bao gồm cả hàn đính tại ba hoặc nhiều điểm cần có sự chấp nhận của khách hàng.

4.10. Khe h vận hành

4.10.1. Khi xác lập các khe hở vận hành giữa các vòng bù độ mòn và giữa các bộ phận chuyển động khác phải quan tâm đến nhiệt độ bơm, điều kiện hút, tính chất của chất lỏng được bơm, các đặc tính giãn nở và mài mòn của các vật liệu và hiệu suất thủy lực.

Khe hở phải đủ để bảo đảm độ tin cậy của vận hành và không có sự kẹt dính trong các điều kiện vận hành bình thường.

4.10.2. Đối với các vật liệu gang, đồng, crom 11 % đến 13 % được tôi cứng và các vật liệu có xu hướng bị mài mòn thấp tương tự, phải sử dụng các khe hở nhỏ nhất cho trong Bảng 2. Đối với các đường kính lớn hơn 150 mm, khe hở nhỏ nhất theo đường kính phải là 0,43 mm + 0,025 mm đối với mỗi độ gia tăng đường kính 25 mm hoặc là một phần theo tỷ lệ với sự gia tăng đường kính. Đối với các vật liệu có xu hướng bị mài mòn lớn hơn và/ hoặc nhiệt độ vận hành vượt quá 260 °C thì phải cộng thêm vào 0,125 mm cho các khe hở theo đường kính này.

Khi sử dụng các vật liệu như gang và /hoặc đồng brông với các chất lỏng lạnh và sạch như nước ở nhiệt độ dưới 50 °C thì nhà sản xuất/nhà cung cấp có thể sử dụng các khe hở nhỏ hơn các khe hở của Bảng 2.

Bảng 2 -  Khe hở vận hành nhỏ nhất

Kích thước tính bằng milimét

Đường kính của bộ phận quay tại khe h

Khe h nhỏ nht theo đường kính

50

0,25

50 đến 64,99

0,28

65 đến 79,99

0,30

80 đến 89,99

0,35

90 đến 99,99

0,40

100 đến 114,99

0,40

115 đến 124,99

0,40

125 đến 149,99

0,43

4.10.3. Các bạc giữa các cấp trên các bơm có nhiều cấp có thể có các khe hở tiêu chuẩn của nhà sản xuất/nhà cung cấp với điều kiện là các khe hở này được ghi rõ trong đề nghị.

4.10.4. Đối với các bơm trục đứng không áp dụng các khe hở vận hành quy định trong 10.4.2 cho các khe hở của các ổ trục cứng vững hoặc các bạc giữa các cấp nếu sử dụng các vật liệu có xu hướng bị mài mòn thấp. Các khe hở sử dụng phải được ghi rõ trong đề nghị.

4.11. Trục và ống lót trục

4.11.1. Yêu cầu chung

4.11.1.1. Trục phải có đủ kích thước và độ cứng vững đ:

a) Truyền được công suất định mức của động cơ chính;

b) Bảo đảm được chất lượng sử dụng của cụm vòng bịt kín hoặc vòng bít:

c) Giảm tới mức tối thiểu sự mài mòn và rủi ro của sự kẹt;

d) Tính đến một cách thỏa đáng phương pháp khởi động và tải trọng quán tính có liên quan;

e) Tính đến một cách thỏa đáng lực đẩy hướng kính (tĩnh và động).

4.11.1.2. Trục của các bơm trục đứng phải là một chi tiết liền khối trừ khi có sự chấp nhận khác của khách hàng (do hạn chế về tổng chiều dài của trục hoặc do hạn chế trong vận chuyển bằng tàu).

4.11.2. Nhám bề mặt

Nhám bề mặt của trục hoặc ống lót tại chỗ lắp vòng bít, vòng bít cơ khí và vòng bít kín chất bôi trơn nếu có, không được lớn hơn 0,8 mm Ra trừ khi có yêu cầu khác đối với vòng bít. Việc đo độ nhám phải phù hợp với ISO 3274 (xem 4.11.7.1).

4.11.3. Độ võng của trục

Để có chất lượng sử dụng tốt của cụm vòng bít kín hoặc vòng bít, tránh gẫy trục và ngăn ngừa sự mài mòn hoặc kẹt bên trong, độ cứng vững của trục đối với các bơm một và hai cấp nằm ngang và các bơm trục đứng thẳng hàng phải giới hạn tổng độ võng của trục trong các điều kiện động học khốc liệt nhất trên toàn bộ đường cong cột áp-năng suất - ứng với bánh công tác có đường kính lớn nhất và tốc độ, chất lỏng quy định - tới giá trị lớn nhất là 50 mm tại mặt mút của cụm vòng bít (hoặc tại mặt mút của vòng bít cơ khí dùng cho các bơm có lắp vòng bít) và tới giá trị nhỏ hơn một nửa của khe hở nhỏ nhất theo đường kính tại tất cả các bạc và vòng bù độ mòn. Trên các bơm thẳng hàng (nối tiếp), độ cứng vững của tổng hệ trục, bao gồm cả khớp nối và động cơ, phải được bao gồm trong các tính toán.

Có thể đạt được độ cứng vững yêu cầu của trục bằng sự phối hợp đường kính trục, khẩu độ hoặc đoạn chia của trục và kết cấu của vỏ bơm (bao gồm cả việc sử dụng các vòng xoắn kép hoặc miệng lọc). Không xem xét đến việc đỡ bằng đệm kín quy ước khi xác định độ võng của trục.

4.11.4. Đường kính

Kích thước của các đầu mút trục nên phù hợp với ISO /R 775 và kích thước của then dùng cho các đầu mút trục nên phù hợp với ISO/R 773 khi thích hợp.

4.11.5. Độ đảo của trục

4.11.5.1. Trục phải được gia công cơ và gia công tinh chính xác trên suốt chiều dài trục.

4.11.5.2. Việc chế tạo và lắp ráp trục và ống lót, nếu được lắp, cần bảo đảm cho độ đảo (xem 3.23) tại một mặt phẳng hướng kính đi qua mặt mút ngoài của cụm vòng bít không lớn hơn 50 mm đối với đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 50 mm, không lớn hơn 80 mm đối với đường kính danh nghĩa 50 mm đến 100 mm và không lớn hơn 100 mm đối với đường kính danh nghĩa lớn hơn 100 mm.

4.11.6. Sự dịch chuyển chiều trục

Sự dịch chuyển chiều trục của rôto cho phép bởi các ổ trục không được ảnh hưởng có hại đến chất lượng sử dụng của vòng bít cơ khí.

4.11.7. Ống lót trục

4.11.7.1. Ống lót trục khi được trang bị không được khóa hãm hoặc kẹp chặt trục. Các ống lót trục phải được làm bằng vật liệu chống mài mòn và khi cần thiết phải được làm bằng vật liệu chịu ăn mòn. Bề mặt ngoài của ống lót phải thích hợp với ứng dụng trong thực tế (xem 4.11.2).

4.11.7.2. Đối với các trục có yêu cầu vòng bít phải đi qua đoạn có ren thì đường kính ngoài của ren ít nhất phải nhỏ hơn đường kính trong của vòng bít là 1,5 mm và đường kính chuyển tiếp phải được vát cạnh một góc từ 150 đến 200 để tránh làm hư hỏng vòng bít.

4.11.7.3. Với sự chấp thuận của khách hàng, có thể không sử dụng ống lót cho các bơm lắp thẳng hàng và các bơm trục ngang nhỏ với điều kiện là yêu cầu này được ghi rõ trong đề nghị và trục được thiết kế bằng vật liệu có độ bền chịu mài mòn và ăn mòn tương tự như vật liệu làm ống lót và được gia công tinh tương tự như sự gia công tinh ống lót. Nếu không được lắp ống lót thì trục phải có các lỗ tâm để cho phép gia công tinh lại trục.

4.11.7.4. Trên một bơm được bố trí các vòng bít, đầu mút của cụm ống lót trục, nếu được lắp, phải kéo dài ra ngoài mặt mút ngoài của vòng chặn cái vòng bít. Trên một bơm được bố trí các vòng bít cơ khí, ống lót trục phải kéo dài ra ngoài nắp mặt mút của vòng bít. Trên các bơm có sử dụng một vòng bít phụ hoặc ống lót tiết lưu thì ống lót trục phải kéo dài ra ngoài nắp mặt mút của vòng bít. Sự rò gỉ giữa trục và ống lót không được lẫn lộn với rò gỉ qua cụm vòng bít hoặc các mặt của vòng bít cơ khí.

4.11.7.5. Trên các bơm trục ngang, các bạc tháo được của vỏ bơm và các ống lót trục giữa các cấp hoặc các chi tiết tương đương phải được trang bị tại tất cả các điểm giữa các cấp.

4.11.7.6. Trên các bơm trục đứng, phải trang bị các phục hồi hoặc thay mới được tại tất cả các điểm giữa các cấp và các điểm ổn định của ổ trục. Tuy nhiên tính chất của các chất lỏng được bơm (ví dụ, chất bẩn hoặc không có tính bôi trơn) có thể ảnh hưởng đến nhu cầu đối với các ống lót trục.

Xem lại: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp I - Phần 3

Xem tiếp: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp 1 - Phần 5