Zalo QR
PHỤ LỤC E
(Tham khảo)
VÍ DỤ VỀ BỐ TRÍ VÒNG BÍT
E.1. Yêu cầu chung
Các hình E.1 đến E.4 chỉ ra nguyên tắc bố trí các vòng bít và không quy định chi tiết về kết cấu của các vòng bít này.
E.2. Vòng bít mềm [1](P)
P1 vòng bít mềm |
P2 Vòng bít mềm có vòng bôi trơn (được dùng để phun hoặc tuần hoàn chất lỏng để bít, kín, đệm, làm mát,…) |
P3 Vòng bít mềm có vòng bôi trơn (thường có ống lót đệm được dùng để phun và tuần hoàn chất lỏng để làm mát, làm sạch cặn,…) |
CHÚ DẪN:
1 Nắp chặn vòng bít
Hình E.1 – Các ví dụ về vòng bít mềm
E.3. Vòng bít cơ khí đơn2 (S)
Các vòng bít này có thể là loại
a) Không cân bằng (U) (như trong Hình E.2), hoặc cân bằng (B) hoặc hộp xếp (Z);
b) Có hoặc không có sự tuần hoàn hoặc phun chất lỏng vào các mặt được bít kín;
c) Có hoặc không có ống lót đệm.
CHÚ DẪN:
1 Ống lót đệm
2 Vòng chất tải lò xo
3 Vòng tựa
Hình E.2 – Ví dụ về vòng bít cơ khí đơn
E.4. Nhiều vòng bít cơ khí2 (D)
Mỗi một hoặc cả hai vòng bít này có thể là không cân bằng (như trong Hình E.3) hoặc cân bằng.
CHÚ DẪN:
1 Vòng chất tải lò xo
2 Vòng tựa
Hình E.3 – Ví dụ về nhiều vòng bít cơ khí
E.5. Bố trí tôi (Q) cho vòng bít mềm, vòng bít cơ khí đơn hoặc nhiều vòng bít cơ khí2.
Q1 Vòng bít chính không có ống lót tiết lưu hoặc vòng bít phụ |
Q2 Vòng bít chính có ống lót tiết lưu |
Q3 Vòng bít chính có vòng bít hoặc vòng bít mềm |
CHÚ DẪN
1 Vòng bít chính |
5 Tôi bắt buộc |
2 Tôi tùy chọn |
6 Vòng bít phụ |
3 Rò rỉ |
7 Rò rỉ và tôi |
4 Ống lót tiết lưu |
|
Hình E.4 – Ví dụ về bố trí tôi
PHỤ LỤC F
(Tham khảo)
BỐ TRÍ ĐƯỜNG ỐNG CHO CÁC VÒNG BÍT
F.1. Yêu cầu chung
Các Bảng F.1 và F.2 chỉ ra nguyên tắc bố trí đường ống cho các vòng bít và không quy định chi tiết về kết cấu của đường ống này.
F.2. Kiểu vòng bít theo đường ống cơ bản
Bảng F.1 – Kiểu vòng bít
Bố trí cơ bản |
Áp dụng cho |
||||||
Mã ký hiệu |
Tương đương từ ISO 13790 |
Hình vẽ |
Mô tả |
Vòng bít mềm P |
Vòng bít cơ khí S |
Nhiều vòng bít D |
Tôi Q |
00 |
Sơ đồ 02 |
Không có đường ống, không có sự tuần hoàn |
X |
X |
|
|
|
01 |
Sơ đồ 01 |
Không có đường ống tuần hoàn bên trong |
X |
X |
|
|
|
02 |
Sơ đồ 11 |
Chất lỏng tuần hoàn từ đầu ra của bơm đến khoang vòng bít (có sự trở về bên trong) |
X |
X |
|
|
|
03 |
Sơ đồ 14 |
Chất lỏng tuần hoàn từ đầu ra của bơm đến khoang vòng bít và trở về đầu vào của bơma |
X |
X |
|
|
|
04 |
Sơ đồ 31 |
Chất lỏng tuần hoàn qua xyclon (có sự trở về bên trong); ống dẫn có tạp chất tới đầu vào của bơm |
X |
X |
|
|
|
05 |
- |
Chất lỏng tuần hoàn qua xyclon (có sự trở về từ bên trong); ống dẫn có tạp chất tới rãnh thoát |
X |
X |
|
|
|
06 |
Sơ đồ 23 |
Chất lỏng tuần hoàn bằng thiết bị bơm từ khoang vòng bít qua bộ trao đổi nhiệt trở về khoang vòng bít |
X |
X |
|
|
|
07 |
Sơ đồ 13 |
Chất lỏng tuần hoàn bên trong đến khoang vòng bít và trở về đầu vào của bơm |
X |
X |
|
|
|
08 |
a)Sơ đồ 32 b)Sơ đồ 62 |
Chất lỏng từ một nguồn bên ngoài a) Đến khoang vòng bít với lưu lượng vào bơm b) Để tôi |
X |
X |
X |
X |
|
09 |
Sơ đồ 53 (khoang vòng bít) |
Chất lỏng bên ngoài (ví dụ, chất lỏng phun, chất lượng đệm) tới khoang vòng bít/tôi, đi ra một hệ thống bên ngoài |
X |
X |
X |
X |
|
10 |
Sơ đồ 52 (tôi) |
Chất lỏng chắn hoặc tôi được cung cấp bởi két chất lỏng có áp tuần hoàn bằng thiết bị xi phông nhiệt hoặc thiết bị bơm |
|
|
X |
X |
|
11 |
Sơ đồ 53 (khoang vòng bít) |
Chất lỏng chắn hoặc tôi được cung cấp bởi kết chất lỏng có áp, tuần hoàn bởi thiết bị xi phông nhiệt hoặc thiết bị bơm |
|
|
X |
X |
|
12 |
- |
Chất lỏng chắn được cung cấp bởi kết chất lỏng có áp, tuần hoàn bởi thiết bị xi phông nhiệt hoặc thiết bị bơm; két chất lỏng được tăng áp bởi đầu ra của bơm qua thiết bị tăng áp (ví dụ, thùng có màng chắn) |
|
|
X |
|
|
13 |
- |
Chất lỏng chắn hoặc chất lỏng tôi được cung cấp từ két chất lỏng có áp |
X |
|
|
X |
|
a Một xyclon chỉ thích hợp nếu: - Áp suất chênh của xyclon ³ 2 bar, và - Quan hệ giữa tỷ trọng của chất rắn và tỷ trọng của chất lỏng được bơm ³1,5 |
F.3. Ký hiệu của bố trí đường ống dùng cho các vòng bít
Ký hiệu gồm có một chữ cái hoa biểu thị cho bố trí vòng bít (P, S, D, Q) và một chữ số (1, 2, 3: xem Phụ lục E) biểu thị cho bố trí đường ống cơ bản (01, 02, 03,…; xem Bảng F1) (không biểu thị vị trí của khoang vòng bít) được liên kết bằng dấu chấm hết.
Khi được nối với thiết bị phụ thì chúng được biểu thị bằng các chữ số của mã (xem Bảng F.2). Trình tự tương ứng với sự bố trí các thiết bị phụ theo chiều dòng chảy.
Khi dòng chảy bắt đầu và kết thúc tại khoang vòng bít (mạch khép kín) thì sự đánh số của mã có cùng một trình tự.
Vị trí của khoang vòng bít trong một bố trí đường ống được bắt đầu trước khoang vòng bít và được tiếp tục sau khoang vòng bít phải được ký hiệu bằng một dấu gạch ngang.
Có thể có sự kết hợp của các bố trí khác nhau của đường ống với các bố trí khác nhau của vòng bít. Trong các trường hợp này trình tự ký hiệu của các bố trí đường ống tương tự như trình tự bố trí các vòng bít bắt đầu tại phía bơm (xem Phụ lục G, các ví dụ 5 và 8).
Khi một bộ phận phụ là một phần của bơm hoặc ở trong bơm hoặc các bộ phận khác thì mã của nó được đặt trong ngoặc vuông.
[1] Phía bên trái của các hình vẽ chỉ ra phía bơm, phía bên phải của các hình vẽ là phía khí quyển
Xem lại: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp II - Phần 13
Xem tiếp: Đặc tính kỹ thuật của bơm ly tâm - Cấp II - Phần 15