Đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm - Phần 1

20 tháng 12 2018

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9836:2013

ISO 2853:1993

ĐẦU NỐI ỐNG REN BẰNG THÉP KHÔNG GỈ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Stainless steel threaded couplings for the food industry

 

Lời nói đầu

TCVN 9836:2013 hoàn toàn tương với ISO 2853:1993.

TCVN 9836:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 5 Ống kim loại đen và phụ tùng đường ống kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẦU NỐI ỐNG REN BẰNG THÉP KHÔNG GỈ DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

Stainless steel threaded couplings for the food industry

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định kích thước, dung sai, độ nhám bề mặt, vật liệu, lắp ghép và yêu cầu vệ sinh cho:

a) Các chi tiết bị bao kiểu hàn và kiểu giãn nở, bạc lót;

b) Đai ốc và vòng đệm.

trong đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm.

Các chi tiết bị bao và bạc lót trong đầu nối ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm sử dụng cho ống thép không gỉ theo quy định trong TCVN 9833 (ISO 2037).

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 256-1(ISO 6506-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Brinell - Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 257-1 (ISO 6508-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Rockwell - Phần 1: Phương pháp thử (thang A, B, C, D, E, F, G, H, K, N, T).

TCVN 258-1 (ISO 6507-1), Vật liệu kim loại - Thử độ cứng Vicker - Phần 1: Phương pháp thử.

TCVN 9810 (ISO 48), Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng (trong khoảng 10 IRHD và 100 IRHD).

TCVN 9833:2013 (ISO 2037:1992), Ống thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm.

ISO 286-2:1988, ISO system of limits and fits - Part 2: Tables of standard tolerance grades and limit deviations for holes and shafts (Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép - Phần 2: Bảng các cấp chính xác và sai lệch giới hạn của lỗ và trục).

ISO 9327-1:1999 1), Steel forgings and rolled or forged bars for pressure purposes - Technical delivery conditions - Part 1: General requirements ( Thép rèn và thanh cán hoặc rèn cho mục đích chịu áp lực - Điều kiện kỹ thuật cung cấp - Phần 1: Yêu cầu chung).

3. Ký hiệu

A

Dung sai cho phép của ren chi tiết bị bao.

B1

Đường kính trong của vành đỡ.

B2

Đường kính ngoài của vành đỡ.

C1

Đường kính đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở.

C2

Đường kính đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

C3

Đường kính trong của đai ốc sáu cạnh hoặc đai ốc tròn.

C4

Đường kính trong của vòng đệm.

C5

Đường kính trong của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở.

C6

Đường kính trong của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

C7

Đường kính ngoài của bạc lót kiểu giãn nở hoặc kiểu hàn.

C8

Đường kính ngoài của đai ốc tròn.

C9

Đường kính trong định tâm của đai ốc.

C10

Đường kính ngoài của cổ chi tiết bị bao và bạc lót loại hàn.

d

Đường kính ngoài của ren chi tiết bị bao.

d1

Đường kính trong của ren chi tiết bị bao.

d2

Đường kính trung bình của ren chi tiết bị bao.

D

Đường kính ngoài của ren đai ốc.

D1

Đường kính trong của ren đai ốc.

D2

Đường kính trung bình của ren đai ốc.

E

Đường kính trong của mép vòng đệm.

F1

Tổng chiều dài của chi tiết bị bao kiểu giãn nở.

F2

Tổng chiều dài của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn.

F3

Tổng chiều dài của bạc lót giãn nở.

F4

Tổng chiều dài của đai ốc sáu cạnh và đai ốc tròn.

F5

Chiều rộng trong của vành đỡ.

G1

Chiều dài của ren ngoài của chi tiết bị bao kiểu giãn nở và kiểu hàn.

G2

Chiều dài của ren trong của đai ốc sáu cạnh và đai ốc tròn.

H

Chiều cao tam giác cơ sở của ren

J

Đường kính góc lượn của đai ốc tròn.

K

Chiều dài đầu ống của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở và kiểu hàn.

L1

Chiều dày mặt bích của bạc lót kiểu giãn nở và kiểu hàn.

L2

Chiều dày mặt bích trong của đai ốc sáu cạnh hoặc đai ốc tròn.

M1

Đường kính ngoài của mép vòng đệm để sử dụng cùng vành đỡ.

M2

Đường kính ngoài của mép vòng đệm được sử dụng cùng vành đỡ.

N1

Chiều rộng đặt chìa vặn của đai ốc.

N2

Chiều rộng đặt chìa vặn của đai ốc sáu cạnh.

O

Chiều rộng rãnh đặt chìa vặn của đai ốc tròn.

P

Bước ren.

R1

Bán kính góc lượn của chi tiết bị bao kiểu hàn.

R2

Bán kính góc lượn của bạc lót kiểu hàn.

S

Đường kính ngoài của vòng đệm (không bao gồm mép ngoài) để sử dụng với vành đỡ.

T2

Chiều dài của mép vòng đệm để sử dụng với vành đỡ.

T3

Chiều dày thành của vành đỡ.

U

Tổng chiều dày của vòng đệm.

V

Độ dày nén của vòng đệm.

w

Chiều rộng chân ren của chi tiết bị bao trên profin đầu QUA.

W

Chiều rộng chân ren đai ốc trên profin đầu QUA.

X1

Đường kính khe rãnh vòng khóa.

X2

Đường kính ngoài vòng khóa.

a1

Góc lượn của đai ốc tròn.

a2

Góc của cổ vành đỡ.

4. Kích thước và dung sai
4.1. Chi tiết bị bao kiểu giãn nở

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 1 và Bảng 1.

4.2. Bạc lót loại giãn nở

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 2 và Bảng 2.

4.3. Chi tiết bị bao kiểu hàn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 3 và Bảng 3.

4.4. Bạc lót kiểu hàn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 4 và Bảng 4.

4.5. Đai ốc sáu cạnh

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác (xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 5 và Bảng 5.

4.6. Đai ốc tròn

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác(xem ISO 286-2) được trình bày trong Hình 6 và Bảng 6.

4.7. Vòng đệm

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác được trình bày trong Hình 7 và Bảng 7. Với các yêu cầu kỹ thuật khác của vòng đệm, xem Phụ lục C.

4.8. Vành đỡ

Kích thước và dung sai, tính bằng milimét, và các cấp chính xác được trình bày trong Hình 8 và Bảng 8.

5. Lắp ráp

5.1. Hàn

Các chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn phải được gắn vào đầu mút ống bằng hàn giáp mép.

5.2. Giãn nở

Các chi tiết bị bao và bạc lót kiểu giãn nở phải được gắn vào đầu mút ống bằng giãn nở. Một phương pháp thực hiện nối ghép bằng giãn nở được mô tả trong Phụ lục F. Phương pháp này có thể áp dụng cho đường kính danh nghĩa nhỏ hơn và bằng 101,6 mm.

6. Yêu cầu vệ sinh

6.1. Tất cả bề mặt của đầu nối tiếp xúc với thực phẩm phải dễ tiếp cận để rửa và làm sạch tại chỗ hoặc có thể rửa bằng tay khi được tháo rời. Các chi tiết có thể tháo rời phải luôn sẵn sàng cho việc tháo rời.

6.2. Bề mặt bên trong của ống phải được làm sạch và nhẵn. Không được chứa các khuyết tật trên bề mặt và lẫn tạp chất.

6.3. Vòng đệm phải được làm từ vật liệu thích hợp của phụ tùng nối ống và thích hợp với lĩnh vực thực phẩm cũng như lưu chất làm sạch được sử dụng. Nó không được làm nhiễm mùi hay ảnh hưởng tới hương vị của thực phẩm.

7. Độ nhám bề mặt

Độ nhám bề mặt của chi tiết bị bao và bạc lót kiểu hàn và giãn nở, đai ốc và vành đỡ phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của ISO 468, phải có độ nhẵn bề mặt đã được gia công tinh đạt Ra ≤ 1 mm.

8. Vật liệu

8.1. Chi tiết bị bao, bạc lót, đai ốc và vành đỡ

Thép không gỉ austenit phải được lựa chọn theo ISO 9327-1.

Thông thường các loại thép F47 và F62 là thích hợp (tương tự như các loại được giới thiệu cho ống trong tiêu chuẩn TCVN 9833 (ISO 2037).

1) Thay thế ISO 2604-1:1975

Xem tiếp: Đầu nối ống ren bằng thép không gỉ dùng trong công nghiệp thực phẩm - Phần 2