Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Quy phạm thi công và nghiệm thu - Phần 5

20 tháng 12 2018

7.36. Phải thi công đúng vị trí thiết kế các mố trụ chính thức, tạm thời và vị trí các mối hàn nối.

7.37. Khi đặt đường ống lên mố trụ bằng cần trục, máy nâng ống chuyên dụng hoặc bằng cách kéo dọc trục các mố trụ trên các con lăn chuyên dụng, khoảng cách các điểm cẩu, các điểm kê không được lớn hơn chiều dài một nhịp nếu là dạng dầm, không được lớn hơn 0,4 chiều dài nhịp nếu là dạng công son.

7.38. Khi lắp ráp đoạn vượt nối dạng dầm thẳng có ngàm cả hai đầu không có thiết bị bù biến dạng dọc, phải chú ý đặc biệt đến tính thẳng của đường ống. Độ sai lệch của trục đường ống trong mặt bằng không được vượt quá 5cm.

7.39. Cấu trúc đoạn đường ống vượt nối được tăng cường bằng hệ giằng được lắp ráp từ nhịp nguyên, đã lắp ráp sơ bộ hoặc từ các thành phần đã chuẩn bị trước với việc dựng các mố trụ trung gian tạm thời.

Trong cả hai trường hợp, trước khi kết thúc công tác lắp ráp, cần kiểm tra sức kéo của hệ giằng saocho kết cấu nhịp cong vòng lên 1 trị số bằng 0,001 đến 0,002 độ lớn của nhịp.

8. Đặt đường ống trong vùng núi

8.1. Công việc thi công đường ống trong vùng núi được tiến hành vào mùa khô và các thời kì ít xẩy ra lũ lụt, sụt lở đất đá nhất.

8.2. Thi công đường ống ở vùng núi phải được chuẩn bị hết sức tỉ mỉ, đầu đủ, đồng bộ và phải thực hiện thi công tổ hợp các công việc, kể cả các công việc đặc thù riêng của từng đoạn tuyến ống.

8.3. Trước khi thi công các công đoạn đường ống ở vùng núi phải làm một số công việc chuẩn bị sau:

- Thu dọn các tảng đá treo có nguy cơ sụt, gây nguy hiểm;

- Thực hiện các biện pháp chống sụt lở, trượt đất đá trên đoạn sẽ thi công đường ống.

Chú thích: Trước khi kết thúc và các biện pháp chống sụt lở và trượt đất đá đo thiết kế quy định, hoặc không có trong thiết kế nhưng thực tế có thể xẩy ra sụt lở (gây nguy hiểm) cấm không được tiểnhành thi công.

8.4. Khi xuất hiện các dấu hiệu tai biến có thể xẩy ra (lũ và sụt lở đất đá…) người và máy móc cần được chuyển ngay đến chỗ an toàn. Để làm việc đó, trong thời gian kĩ thi công đường ống ở vùng núi, phải tổ chức các đội an toàn lao động, đội thông tin và đội y tế cấp cứu.

8.5. Khi thi công đường ống ở vùng núi, được sử dụng các trang thiết bị máy móc thi công thông thường và các trang thiết bị máy móc thi công chuyên dùng đặc biệt dùng cho vùng núi để đảm bảo điều kiện an toàn lao động.

8.6. Khi thi công bằng nổ mìn, phải nghiêm chỉnh thực hiện quy định của thiết kế và các quy phạm về nổ mìn phá đất đá.

8.7. Thi công hào bằng thủ công phải tổ chức thật hợp lí, đảm bảo an toàn lao động.

8.8.Khi thi công trên các sườn dốc quá 15O cần tiến hành neo máy. Số lượng neo và phương pháp neo phải xác định bằng tính toán.

Chú thích: Khi sườn dốc quá 10O phải kiểm tra sự ổn định của máy đoà hào chống trượt.

8.9. Phải neo máy đào khi mái dốc từ 15O đến 22O, neo máy nâng ống khi mái dốc từ 15O đến 35O.

- Khi các sườn dốc lớn hơn độ dốc đã nêu ở trên việc thi công được tiến hành bằng những phương pháp đặc biệt do thiết kế thi công quy định.

8.10. Khi thi công trên các sườn dốc ngang quá 8O được phép làm dải đường thi công (đương bậc). Dải đường này phải bảo đảm điều kiện các máy móc thi công làm việc ổn định trên đó, đảm bảo thông suốt liên tục công tác vận tải lúc lắp ráp thi công và cả giai đoạn vận hành đường ống sau này. Kết cấu dải đường thi công do đồ án thiết kế quy định.

8.11.Tuỳ thuộc vào điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn dải đường thi công có thể làm trong đất gốc hoặc nửa đắp.

Trong bất kì trường hợp nào, hào đặt đường ống trên dải đường thi công phải nằm trên đất gốc (đất nguyên thổ), còn khoảng cách từ chân mái dốc đến tim hào phải đủ bảo đảm thuận lợi cho thi công.

8.12. Chiều rộng dải đường thi công được xác định theo kích thước của máy móc sử dụng, phương pháp thi công; đường kính ống, kích thước hào… và theo điều kiện xe máy di chuyển một chiều. Tổng chiều rộng dải đưởng thi công khi có một ống không được nhỏ hơn 8m. Thông thường không được phép mở rộng đường thi công khi có hào sâu không quá 0,3m…

Khi chiều dài đường thi công liên tục và lớn hơn 600m hoặc do yêu cầu đặc biệt, được phép làm chỗ tránh. Chiều dài và chiều rộng chỗ tránh phải bảo đảm các xe máy thi công đi ngược chiều có thể tránh được nhau.

8.13.Trường hợp làm tơi đá cũng để làm đường thi công, được phép nổ mìn lỗ nhỏ để tránh gây ra khe nứt trong đất đá vùng mìn nổ. Lượng thuốc nổ lớn nhất của một nhóm lỗ mìn nổ đồng thời không được lớn hơn 500kg, cấm không được nổ khối lớn để làm đường thi công.

8.14. Để đào hào trong đất đá, phải làm tơi đất đá bằng nổ mìn lỗ nhỏ. Dốc hào ở vùng núi lấy theo quy định của thiết kế.

8.15. Khi nổ mìn đào hào tuyến ống thứ hai, khối lượng mìn phải tính toán sao cho chấn động không gây hư hỏng đưởng ống hiện có.

8.16. Cấm không được chở ống đến dải đường thi công trước khi đào xong hào. Khi phải đổ đát dưới hào lên chỗ đường thi công phải được san bằng phẳng theo đường thi công.

8.17. Tuỳ theo điều kiện thi công, việc lắp ráp và hàn ống trên dải đường thi công có thể thực hiện trên mép hào, trên bệ đỡ hoặc ở mép hào.

8.18. Trường hợp thi công kéo ống theo dốc dọc của hào, phải đổ lớp đất mềm hoặc cát đệm ở đắy hào đảm bảo không làm hư hỏng lớp gỗ bọc bảo vệ, lớp bọc ống.

Phải tính toán độ dài đoạn ống kéo sao cho không tạo ứng lực trong đường ống.

Chú thích : cấm kéo ống theo dốc dọc khi không có lớp lót mềm và ống không được bọc gỗ bảo vệ lớp bọc chống ăn mòn.

8.19. Cấm không được thực hiện phương pháp lao ống đối với dốc ngang mà đất dưới hào có lẫn đá dù có bơm nước vào hào.

8.20. Khi đặt đường ống trong đường hầm, kích thước của đường hầm được lấy nhỏ nhất theo các điều kiện sau:

- Đảm bảo thuận tiện thi công đào đường hầm;

- Đảm bảo thuận tiện thi công đường ống;

- Đảm bảo đi lại kiểm tra định kì và sửa chửa trong giai đoạn vận hành.

8.21. Công việc đào, xây, gia cố đường hầm được thực hiện theo đúng yêu cầu của thiết kế.

8.22. Đất đào hầm thải ra phải được tận dụng làm bãi thi công ở bên ngoài, còn lại thải ra bãi thải theo qui định của thiết kế.

8.23. Trong thời gian thi công nổ mìn, đường hầm phải được tổ chức thông gió nhân tao phù hợp với thiết kế thi công.

8.24. Lắp ráp đường ống vào đường hầm được phép tiến hành bằng phương pháp kéo từng đoạn ống một vào đuường hầm bằng tời và cáp. các đoạn ống kéo được đặt trên các gối đỡ (gối cứng hoặc gối lăn) tuỳ theo đoạn ống và phương pháp thi công.

- Thông thường kéo các đoạn ống theo chiều ngược với độ dốc của đường hầm và có tời hãm đặt ở phía trên.

8.25. Tiến hành thử trực tiếp đường ống trong đường hầm. Trong thời gian thử, đường ống được đặt trong các gối thử tạm thời, còn các thiết bị bù thì được neo chặt lại.

9. Đặt đường ống trong vùng mỏ khai thác

9.1. Thi công đường ống ở vùng khai thác mỏ phải làm theo đúng các biện pháp đặc biệt được quy định trong đồ án thiết kế.

9.2. Chỉ được thi công đường ống sau khi đã có sự thoả thuận bằng văn bản với xí nghiệp đang khai thác mỏ nơi đường ống đi qua.

9.3. Các ranh giới vùng khai thác mỏ phải được xác định bằng những mốc cố định, có ghi các số liệu đo đạc địa hình, độ cao đã liên hệ với hệ độ cao địa phương.

9.4. Trong vùng khai thác mỏ, khi lắp đặt bộ phận bảo vệ điện hoá, mối liên kết các đầu dây điện vào đường ống phải đảm bảo khi có chấn động, đường ống bị rung chuyển, dây điện không bị căng và đứt mối nối với ống.

10. Đặt đường ống ở vùng đất yếu, đầm lầy

10.1. Trước khi thi công đoạn đường ống vượt qua đường đát yếu, đầm lầy phải làm một số công việc chuẩn bị sau:

a) Đo độ sâu đầm lầy theo mặt cắt dọc xem có đúng với thiết kế không. Nếu độ sâu lớn hơn 0,5m thì phải mời thiết kế đến xử lí mới được thi công.

b) Làm các công trình tiêu thoát nước mặt theo đúng quy định của thiết kế.

Chú thích: không cho phép đắp đê ngăn nước ở sông với vùng đất yếu và vùng đầm lầy.

10.2. Đối vùng đất quá yếu, phải tiến hành đào hào và đặt đường ống xuống hào trong thời gian một ca làm việc.

10.3. Cần áp dụng các biện pháp để máy móc thi công làm việc được bình thường ở vùng đất quá yếu như:

- Sử dụng các tấm lót (ghép băng gỗ, băng ống thép đã thai loại…)

- Sử dụng các phao nổi;

- Làm đường thi công tải có dải gỗ cây, tre tươi, đất khoáng;

- Làm đường thi công lâu dài, không những dùng cho thi công mà còn dùng cho bảo quản, vận hành, sửa chữa…sau này.

10.4. Để tránh lở đất ở đáy hào cần:

- Đặt đường ống và đổ đất cách mép hào xa hơn 1m;

- Các phương tiện xe, máy đi lại cách mép hào lớn hơn 1,5m;

10.5. Trường hợp đặt đường ống trong dải đất đắp, cần phải dàn đều tải trọng trên mặt đất yếu bằng gỗ thanh, cành cây, cây tre…có độ dày không nhỏ hơn 10cm. Kích thước dải đất đắp theo đúng qui định của thiết kế, mái dốc lấy theo đất thực tế dùng để đắp lên dải đất.

10.6. Trường hợp đắp bùn cần ốp bên phải một lớp đất dày khoảng 20cm, chân mái dốc cần được gia cố chắc chắn. Cần trồng cỏ hoặc cây con có bộ rễ trùm lên trên hoặc các biện pháp tương tự để bảo vệ dải đất khỏi bị xói mòn phong hoá.

10.7. Vị trí đặt khối gia tải hoặc neo xoắn phải bảo đảm đúng như thiết kế quy định.

10.8. Khi lấp đất có độ rỗng lớn phải phủ đất quá sang hai bên mép hào không nhỏ hơn 0,5m.

11. Bảo vệ điện cho các đường ống khỏi bị ăn mòn dưới đất

11.1 Các dạng bảo vệ điện cho các đường ống thép khỏi bị ăn mòn (bảo vệ catôt, protectơ) do đồ án thiết kế quy định.

11.2. Để hàn đầu dây của thiết bị bảo vệ điện và đầu dây kiểm tra với đường ống, bề mặt ống phải đươc bóc hết lớp bọc bảo vệ và được đánh sạch đến khi có ánh kim và hàn bằng hồ quang điện. Sau khi hàn xong cần làm sạch xỉ hàn và bọc lại lớp bọc bảo vệ như cũ.

11.3. Chỉ được nối đầu dây với trạm catôt khi đã cắt điện nguồn. Các đầu dây dẫn của trạm catôt đều phải được tiếp đất và có kí hiệu.

11.4. Ở cơ sở sản xuất tập trung, protectơ được bọc chất hoạt tính từng chiếc một rồi được chở đến tuyến ống. Còn khi sản xuất ở hiện trường, protectơ được đặt trong lỗ khoan dưới đất. Đường kính và độ sâu lỗ khoan đủ để đổ chât hoạt tính xung quanh, phía dưới và phía trên đều dày hơn 10cm rồi lấp đất lại.

11.5. Nếu chôn protectơ đơn chiếc thì đặt nó trong lỗ khoan từ trên mặt đất. Nếu chôn protectơ thành từng nhóm thì đặt các protectơ lỗ khoan từ đáy hào đã được đào bằng máy đào .

11.6. Các trạm catôt đuợc tiếp đất bằng cách đóng các cọc điện từ đáy hào, có độ sâu không nhỏ hơn 0,8m. Các đài thép nối các cực điện với nhau đặt ở đáy hào và được hàn với các điện cực bằng hàn điện, sau đó dải thép và chỗ hàn được đánh sạch và bảo vệ.

11.7. Các công tác đào hào khoan lỗ, đóng cọc điện cực và lấp hào có thể thực hiện bằng cơ giới hoặc bằng thủ công.

11.8. Sau khi thi công xong tiếp đất bảo vệ và tiếp đất anốt phải kiểm tra chúng bằng máy đo điện trở tiếp đất. Nếu điện trở tiếp đất lớn hơn trị số thiết kế, thì phải tăng số lượng các điện cực tiếp đất lên cho đến khi đạt được trị số điện trở tiếp đất thiết kế. Sau đó lập biên bản xác nhận của bên giao thầu và thiết kế.

11.9. Các cột kiểm tra dọc tuyến được hàn nối với đường ống và protectơ bằng hàn điện. Hàn xong phải đo kiểm tra thông số điện. Nếu chưa đạt phải tìm nguyên nhân và khắc phục ngay cho tới khi kiểm tra đật.

11.10. Lắp bích các điện đúngvị trí thiết kế quy định. Sau khi lắp song, phải tiến hành đo kiểm tra điện trở cách điện phù hợp với giá trị quy định trong thiết kế. Nếu giá trị này không đạt phải tìm nguyên nhân và khắc phục.

11.11. Việc lắp đặt tất cả các thiết bị bảo vệ chống ăn mòn bằng điện hoá cần phải hoàn thành trước khi bàn giao đường ống đưa vào vận hành, trường hợp đặc biệt ở những đoạn riêng lẻ được cơ quan xét duyệt thiết kế nhất trí, thì được kéo dài thời gian đặt trạm catốt.

11.12. Phải thành lập biên bản bàn giao đưa vào vận hành các công trình bảo vệ điện hoá. Trường hợp bảo vệ điện hóa cho cả đường ống và các công trình bằng thép ngầm khác thì trong biên bản phải có chữ kí của các đại diện cơ quan có công trình nói trên.

Xem lại: Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Quy phạm thi công và nghiệm thu - Phần 4

Xem tiếp: Đường ống chính dẫn dầu và sản phẩm dầu - Quy phạm thi công và nghiệm thu - Phần 6