Zalo QR
6.2.1. Đường ống vượt ngầm qua chướng ngại nước phải được thiết kế theo các số liệu địa chất, thuỷ văn, địa chất công trình, địa hình. Cần tính đến điều kiện vận hành đường ống, chế độ dòng chảy của công trình thuỷ công, sự nạo vét lòng sông, các đường ống có sẵn... ảnh hưởng tới việc đặt đường ống.
Chú thích:
Không đươc phép thiết kế các trạm vượt ngầm qua các chướng ngại nước theo các số liệu khảo sát cách đó 2 năm, cấn phải có số liệu bổ sung.
Vị trí đoạn cần được thoả thuận với cơ quan vận tải đường sông, cục quản lí đường sông và cục quản lí đê và các đơn vị liên quan khác.
6.2.2. Giới hạn chiều dài của đoạn vượt ngầm
- Đối với đoạn có nhiều nhánh là đoạn ống nằm giữa hai hố van
- Đối với đoạn vượt có nhánh là đoạn ống nằm dưới mực nước tấn suất 10%.
6.2.3. Đường ống cần chọn vượt qua các đoạn sông thẳng, lòng sông ổn định, hai bờ thoải, không bị xói lở và có chiều rộng bãi bối nhỏ nhất. Đường ống vượt sông nên chọn vuông góc với trục dòng chảy. Tránh các đoạn sông có đá ngầm. Không cho phép đặt đường ống vượt qua các bãi bối nông ở lóng sông.
6.2.4. Chọn đường ống vượt qua sông cần áp dụng phương pháp thiết kế tối ưu có tính đến đặc tính hình thái thủy lực, sự biến đổi của nó trong thời gian vận hành của đường ống.
Việc xác định giá trị tối ưu của mặt cắt và vị trí đoạn vượt cần tính toán theo các chi phí quy đổi có tính đến các yêu cầu về độ bền, độ ổn định cũng như việc bảo vệ môi trường, sự cân bằng sinh thái của chướng ngại nước.
6.2.5. Độ sâu chôn ống cần xác định tuỳ thuộc vào khả năng biến đạng của lòng sông khả năng nạo vét sau này.
Độ cao thiết kế của đỉnh ống có gia tải (tính tới đỉnh gia tải) cần phải thấp hơn giới hạn xói lòng dự đoán của lòng sông là 0,5m. Giới hạn xói lòng dự đoán được xác định trên cơ sở khảo sát công trình tính đến sự biến dạng có thể của lòng sông sau 25 năm, nhưng độ sâu chôn ống không được nhỏ hơn 1m tính từ đỉnh ống đến đáy sông.
Khi đáy sông có đá ngầm, ống đặt sâu ít nhất là 0,5m từ đáy sông đến đỉnh gia tải của đường ống.
6.2.6. Khoảng cách từ đường ống dẫn chính vượt ngầm đến cầu, bến cảng... lấy phù hợp với căc điều quy định thích hợp của bảng 4 trong tiêu chuẩn này.
6.2.7. Các đường ống ngầm nằm trong mực nước tần suất - 1% được tính toán chống nổi theo các điều 8.4.8, 8.4.9, 8.4.10. Không được tính trọng lượng lớp đất đắp trên đường ống trong giới hạn mực nước tần suất 1% .
6.2.8. Chiều rộng đáy hào của đoạn vượt cần xác định phụ thuộc vào chế độ thủy văn của dòng chảy (lưu lượng, tốc độ, độ đục, lượng hạt) vào địa chất, vào phương pháp đào hào, khả năng lặn thăm dò, kiểm tra, vào phương pháp đặt ống, và việc đặt cáp cho đường ống.
Mái dốc của hào tuỳ thuộc loại đất được lấy theo bảng 8 (phần dưới nước) .
6.2.9. Mặt cắt dọc của đường ống phải được xác định dựa theo các điều kiện sau:bán kính uốn đàn hồi cho phép của đường ống, địa hình lòng sông, giới hạn xói lòng, cấu tạo địa chất của lòng sông, bờ sông, cách gia tải giữ ống, phương pháp đặt ống.
6.2.10. Chỉ cho phép thiết kế các đoạn ống uốn nhân tạo ở phạm vi lòng sông trong trường hợp đặc biệt, điều kiện địa hình, địa chất lòng sông phức tạp.
Cho phép dùng các cút hàn chế tạo tại nhà máy đã được gia cường nhiệt.
Chú thích: Đoạn cút uốn nhân tạo phải nằm ngoài giới hạn xói mòn dự đoán hoặc nằm dưới lớp gia cố bờ.
6.2.11. Các thiết bị van chắn của đoạn vượt ngầm phải được đặt ở các vị trí có độ cao trên mức nước tần suất 10% .
Với sông miền núi cần bố trí các thiết bị van chắn ở độ cao trên mức nước ở tần suất 2%.
6.2.12. ở hai bên bờ phải có các biện pháp không cho nước chảy dọc theo hào của đường ống như dùng tường chắn bằng đất sét, rãnh thoát nước, tường chắn bằng đất dọc theo hào.
6.2.13. Chướng ngại nước có bề rộng mặt nước về mùa khô lớn hơn 75m cần đặt ống nhánh dự phòng.
Chú thích:
ở mực nước tần suất 10% mà bãi bối bị ngập nước rộng hơn 500m, lâu hơn 20 ngày và các sông ở miền núi, khi có lí do xác đáng có thể đặt ống nhánh dự phòng cho các sông rộng mặt nước về mùa khô nhỏ hơn 75mm.
Đường kính ống dự phòng được xác định trong thiết kế.
Trong trường hợp đặc biệt, có lí do xác đáng có thể không đặt đường ống dự phòng cho phép các đoạn sông có bề rộng mặt nước về mùa khô lớn hơn 75m.
Nếu đường ống vận chuyển dầu mó và sản phẩm dầu mỏ có độ nhớt cao, không cho phép ngừng bơm trong quá trình vận hành thì cho đặt ống nhánh dự phòng qua sông có mặt nước về mùa khô bé hơn 75m.
6.2.14. Khi đặt các đường ống vượt ngầm có đường kính từ 800mm trở lên, ở độ sâu dưới nước lớn hơn 20m thì phải kiểm tra ổn định của áp suất thủy tĩnh có tính tới độ uốn của ống.
6.2.15. Cho phép thiết kế các đoạn vượt ngầm qua sông và kênh rộng từ 50m trở xuống có tính đến độ cứng dọc của đường ống, nên chỉ gia tải 2 bên bờ (bờ không bị xói mòn) để chống nổi.
6.2.16. Khoảng cách giữa các đường ống đăt song song vượt ngầm dưới nước được xác định tuỳ thuộc vào điều kiện địa chắt, thủy văn vào điều kiện tiến hành công tác thi công đào hào dưới nước.
6.2.17. Tại chỗ đường ống vượt qua chướng ngại nước phải có biển báo, xác định giới hạn đặt ống, ở cả 2 bờ sông có tầu bè qua lại, cả hai bờ, phải có biển báo cấm thả neo trong phạm vi chôn đường ống. Khi chiều rộng chướng ngại nước bé hơn 75m vào mùa cạn có thể clủ đặt biển báo ở một bên bờ.
6.3. Đường ống vượt qua đầm lầy
6.3.1. Chọn dạng đường ống đặt ngầm, trên mặt hay đặt nổi tuỳ thuộc vào độ dầy lớp bùn, vào mức nước vào vùng ngập nước và phải có so sánh chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của các dạng đặt đường ống.
6.3.2. Đường ống vượt đầm lầy loại II và III rộng hơn 500m cho phép đặt nhánh dự phòng (phân loại đầm lầy, xem phụ lục số 3). Việc quyết định đặt ống nhánh dự phòng cần dựa vào điều kiện địa chất của đầm lầy và tầm quan trọng của đường ống dẫn chính.
6.3.3. Đường ống vượt qua đầm lầy chọn sao cho số góc ngoặc ít nhất, tốt nhất là đường thẳng.
ở chỗ ngoặt nên chọn bán kính uốn ống đàn hồi.
6.3.4. Cho phép đặt đường ống trong dải đất đắp với điều kiện phải dàn đều tải trọng lên mặt bùn.
Kích thước tối thiểu của dải đất đắp trên ống như sau:
- Độ dày lớp đất đắp trên đường ống không nhỏ hơn 0,8m (có tính đến độ lún)
- Chiều rộng mặt trên của dải đất đắp lấy bằng 1,5 đường kính ống nhưng không nhỏ hơn 1,5m.
- Mái dốc của dải đất đấp lấy tùy thuộc loại đất.
6.3.5. Trong trường hợp dùng đất bùn để đắp thì cần phải ốp bên ngoài bằng một lớp đất khoảng dầy 20cm. Cần trồng cỏ bên trên dải đất đắp hoặc các biện pháp khác để bảo vệ dải đất đắp bằng bùn không bị xói mòn và phong hoá.
6.3.6. Khi thiết kế các dải đất phải xem xét việc xây dựng các công trình thoát nước được xây dựng bằng tính toán có tính tới địa hình tại chỗ, diện tích tích tụ nước và lượng nước mưa.
6.4. Gia cố đường ống chống trôi, nổi là:
6.4.1. Đường ống vượt ngầm qua chướng ngại nước, qua đầm lầy, bãi bối ngập nước phải được gia cố chống trôi, nổi. Tính toán chống trôi, nổi phải phù hợp với các điều 8.4.8 đến 8.4.10 trong tiêu chuẩn này.
6.4.2. Các dạng gia tải cho đường ống trôi, nổi là:
- Các khối gia tải chuyên dùng bằng gang bê tông.
- Các lớp vỏ bọc nặng toàn bộ đường ống.
- Gia cố chặt đường ống vào đáy hào bằng các neo soắn.
- Các khối gia tải bằng rọ thép, bỏ đá vào trong.
- Tăng độ dày thành ống để tự gia tải.
Chú thích:
Các mặt soắn của neo xoắn không được nằm trong lớp bùn cát hoặc các loại đất không đảm bảo sự ổn định của neo.
Neo xoắn không được nằm trong lớp đất có cấu tạo dễ bị phá huỷ đường ống xói mòn. phong hoá và các nguyên nhân khác.
ở bãi bối và các khu vực bị ngập nước theo chu kì, đất không bị xói mòn, có lí do xác đáng cho phép dùng đất để gia tải cho các đường ống có đường kính bé hơn 1000mm.
6.5. Đường ống vượt qua đường sắt và đường ôtô.
6.5.1. Chọn chỗ đường ống vượt qua đường sắt và đường ôtô ở những đoạn đường đắp nổi hoặc mặt đường bằng mặt địa hình hai bên. Chỉ cho phép đường ống vượt qua đoạn đường trũng (mặt đường thấp hơn địa hình 2 bên) trong trường hợp đặc biệt khi có lí do xác đáng.
Góc hợp bởi đường ống và đường sắt hoặc đường ôtô nên lấy bằng 900 nhưng góc đó không được lấy nhỏ hơn 60o. Không cho phép đặt đường ống qua phần đắp nổi của nền đường.
6.5.2. Đường ống vượt qua đường sắt và đường ôtô cấp I, II, III, IV phải đặt trong ống lồng bằng thép hoặc trong đường hầm có kích thước xác định theo điều kiện thi công và cấu tạo của đoạn vượt nhưng phải lớn hơn đường kính ngoài của ống (kể cả lớp vỏ bọc chống gỉ) là 200mm.
Các đoạn đường ống vượt qua đường ôtô cấp V và VI các đường ôtô vào các xí nghiệp công nghiệp, các đường nông thôn thì phải đặt trong ống lồng.
Các đầu ống lồng cách:
- Trục đường ngoài cùng của đường sắt quốc gia 25m
- Trục đường ngoài cùng của đường sắt vào các xí nghiệp công nghiệp 15m
- Mép đường ôtô 10m
Nhưng không được cách chân ta luy đường nhỏ hơn 2m (kể cả 3 loại đường trên)
Chú thích: Cho phép đặt cáp thông tin của đường ống dẫn chính trong cùng ống lồng hoặc trong ống thép có đường kính bằng 57mm.
6.5.3. Đường ống dẫn khí đốt vượt ngầm qua đường sắt và đường ôtô thì 2 đầu ống lồng phải được bịt thật kín. ở một đầu của ống lồng cần đặt van xả khí. Đầu ống thoát khí phải đặt cách (theo mặt bằng):
- Trục đường ngoài cang của đường sắt quốc gia 40m
- Trục đường ngoài cùng của đường đất vào các xí nghiệp công nghiệp 25m
- Chân ta luy của đường ôtô 25m
ống xả khí phải được đặt cao hơn mặt đất ít nhất là 5m. Nếu chân của ống xả khí nằm thấp hơn đầu thanh ray đường sắt và mặt đất đắp của đường ôtô thì khoảng cách từ trục đường sắt ngoài cùng hay chân ta luy của đường ôtô dẫn ống xả khí phải tăng lên 5m cho mỗi mét chênh lệch độ cao đó.
6.5.4. Đường ống dẫn dầu mỏ và sản phầm dầu mỏ vượt ngầm qua đường sắt và đường ôtô thì đầu ống lồng cần bịt kín bằng vật liệu không thấm nước. ống lồng cần đặt nghiêng có độ dốc không nhỏ hơn 0,2% về phía thấp của địa hình, đầu ống lồng về phía thấp cấn có ống xả dầu sự cố vào hố tự dầu. Hố tụ dầu cần bố trí ở chỗ thấp của đoạn vượt và cách đường ray ngoài cùng của đường sắt và đường ôtô 30m. Từ hố tụ dầu cấn có rãnh để thoát dầu sự cố đi xa.
6.5.5. Độ sâu đặt ống qua đường sắt:
- ở đường đắp nổi và đường bằng mặt địa hình 2 bên, tính từ đáy rãnh đến đỉnh ống lồng không nhỏ hơn 1m.
- ở đường trũng tính từ đáy rãnh đến đỉnh ống lồng không nhỏ hơn 0,5m.
- Độ sâu đặt đường ống qua đường ôtô:
- ở đường đắp nổi và đường bằng mặt địa hình 2 bên tính từ đáy rãnh đến đỉnh ống lồng không nhỏ hơn 0,8m.
- ở đường trũng: tính từ đáy rãnh đến đỉnh ống lồng không nhỏ hơn 0,4m
- Không có ống lồng tính đến đỉnh ống
6.5.6. ở đoạn vượt qua đường sắt và đường ôtô có từ 2 đoạn vượt song song trở lên thì khoảng cách giữa các đoạn vượt được xác định phụ thuộc vào tính chất đất, điều kiện thi công, tầm quan trọng của đường giao thông, nhưng không được nhỏ hơn khoảng cách giữa các đường ống đặt song song ở địa hình bình thường theo như bảng 5 và bảng 6 của tiêu chuẩn này.
7. Đường ống chính đặt nồi trên mặt đất
7.1. Được phép đặt đường ống dẫn chính nằm nổi khỏi mặt đất ở các vùng:
- Vùng bãi cát, xa dân cư và các xí nghiệp công nghiệp.
- Vùng đầm lầy.
- Vùng núi, vùng đang khai thác.
- Vùng có trượt lở, vùng có động đất.
- Qua chướng ngại vật tự nhiên, nhân tạo
Phải có luận chứng kinh tế kĩ thuật so sánh giữa cách đặt nổi và đặt ngầm
Chú thích: Khi thiết kế đường ống đặt nối ở vùng có động đất từ cấp 7 trở lên cần kiềm tra khả năng chịu tải của nó dưới tác dụng của các chấn động của động đất.
7.2. Khi đặt đường ống dẫn chính dạng nổi phải có các thiết bị bù. Chú ý đảm bảo cho thiết bị rửa ống và vật cách đi qua.
7.3. Đường ống vượt nổi qua các chướng ngại tự nhiên và nhân tạo cần sử dụng khả năng chịu lực của chính đường ống. Khi có lí do xác đáng trong nhiệm vụ thiết kế,có thể xây dựng cầu chuyên dùng để đặt đường ống. Độ dài của nhịp cầu được xác định tuỳ theo sơ đồ, cấu tạo của đoạn vượt có tính đến các dao động dưới tác dụng của gió và các hoạt tải khác.
7.4. Các dạng thiết bị bù có thể là hình chữ =, I, Z hoặc dạng chữ chi trong mặt bằng.
Chú thích: Khi sử dụng dạng r đặt thẳng đứng phải tính đến tải trọng của đường ống.
7.5. Tại chỗ đường ống chui ra khỏi mặt đất cần tính biến dạng dọc, cho phép sử dụng các thiết bị bù ngầm bằng góc ngoặt của đường ống ở gần chỗ tiếp giáp.
ở chỗ nền đất yểu, mái dốc đoạn vượt không ổn định thường dùng các tấm đỡ bằng bê tông cốt thép lót dưới đường ống chỗ chui ra khỏi mặt đất,
7.6. Trụ đỡ của đường ống vượt nổi: làm bằng vật liệu không cháy, thường có dạng sau:
- Vành bê tông cốt thép lắp ghép.
- Khung bê tông cốt thép lắp ghép.
- Đá hộc xây trụ.
- Cốt thép dạng dàn, dạng khung, dạng cột.
- ụ đất đắp đầm chặt. Độ sâu đặt đường ống qua đường ôtô:
Đường ống có thể tựa trên các gồi tựa chuyên dùng, hoặc treo dưới các thanh dầm hoặc xà ngang.
Cần bọc cách điện cho đường ống đặt nổi trên các trụ đỡ.
Xem lại: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 4
Xem tiếp: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 6