Zalo QR
Nếu trên đoạn ống thầng đất bị trôi đi thì phải kiểm tra tính ổn định dọc trong mặt phẳng đứng. Tính ổn định dọc của đường ống được kiểm tra với giả thiết rằng bán kính cong đàn hồi nhỏ hơn 5000m.
8.4.7. Lực kéo dọc trục tương đương S trong tiết diện của ống cần xác định theo các tải trọng là lực tác dụng tính toán có kể đến các chuyển dịch dọc và ngang của đường ống phù hợp với phương pháp cơ học kết cấu.
Trong trường hợp riêng biệt, đối với các đoạn ống thẳng và cong đàn hồi, khi còn các chuyển dịch dọc, sự lún và nở của đất, thì lực tác dụng dọc trục tương đương được tính theo công thức:
Trong đó
F: Tiết diện ngang của thành ống (cm2)
δv, α, E, ∆t: Kí hiệu như các công thức (20); (21) .
Lực dọc giới hạn Nd.gh cần xác định theo phương pháp cơ học kết cấu có tính đến các giải pháp kết cấu và độ cong ban đầu của đường ống tuỳ theo độ sâu chôn ống. Các đặc tinh cơ lí của đất, các vật gia tải và các thiết bị neo giữ.
ở các khu vực bị ngập nước cần tính đến tác dụng thủy tĩnh của nước.
8.4.8. Cần kiểm tra việc tính toán chống trôi, nổi cho các đoạn đường ống vượt qua chướng ngại nước theo các tai tlọng và lực tác dụng tính toán từ điều kiện sau:
Trong đó:
σ: Khối lượng gia tải cần thiết (trọng lượng khối gia tải dưới nước) hoặc các lực tính toán của các thiết bị neo giữ cho 1m ống (N/m).
KA: Hệ số an toàn vật liệu, lấy:
Bằng 1,00: Cho các thiết bị neo giữ
Bằng 1,05: Cho các khối gia tải bằng bê tông cốt thep
Bằng 1,07: Cho vỏ bọc bê tông thi công bằng ván cốp pha
Bằng 1,1: Cho vỏ bê tông phun
Bằng 2,2: Cho gia tải bằng đất
KBd: Hệ số bảo đảm khi tính toán ổn định của đường ống chống tròi, nổi, láy:
Bằng 1,05: Khi ống qua đầm lầy, hồ nước, bãi bối, chỗ bị ngập nước theo chu kì tần suất 1% .
Bằng 1,1: Khi chướng ngại nước có chiều rộng mặt nước về mùa cạn bé hơn 200m và đường kính ống bé hơn 1000mm.
Bằng 1,15: Khi qua chướng ngại nước có bề rộng mặt nước về mùa cạn lớn hơn 200m đường kính ống bé hơn 1000mm hoặc qua chướng ngại nước có đường kính từ 1000mm trở lên, hoặc qua sông miền núi có làng không ổn định.
qn: Lực đẩy tính toán của nước (N/m) lên lm đường ống, tính toán theo công thức (13).
σu: Giá trị gia tải tính toán ở dưới nước cần thiết để uốn ống sắt đáy hào (N/m)
σn: Giá trị gia tải tính toán ở dưới nước cần thiết để uốn đường ống và giữ cho ống khỏi nổi lên ở những đoạn cong dưới tác dụng cửa áp suất bên trong và sự thay đổi nhiệt độ ầm ở thành ống (N/m) (Khi có chênh lệch nhiệt độ ẩm ở đường ống lõm, chênh lệch nhiệt độ dương ở đường ống uốn lồi).
qô: Trọng lượng tính toán của đường ống trong không khí (cả lớp bọc chống gỉ và lớp gỗ bảo vệ) (N/m).
qsp: Trọng lượng tính toán của sản phẩm trong không khí, của các thiết bị phụ dưới nước (N/m).
8.4.9. Chỉ cho phép tínhkhả năng gia tải của đất cho đường ống nếu đất chặt và không bị trôi, trượt khỏi ống. Việc tính khả năng giữ của đất phải phù hợp với yêu cầu của môn cơ học đất.
8.4.10. Lựa chọn tính toán (tải trọng cho phép) của các thiết bị neo giữ (N) được tính toán theo công thức:
Trong đó:
Z: Số lượng neo trong hệ thống neo giữ
Kt: Hệ số chịu tải của neo xung quanh mặt xoắn của neo lấy theo bảng 14.
Nneo: Tải trọng lớn nhất (tới hạn của một neo xoắn được đóng ở đất nhóm 1 ở độ sâu không nhỏ hơn 6 lần đường kính cửa mặt xoắn lấy theo bảng 15).
mneo: Hệ số điều kiện làm việc của neo xoắn lấy:
Bằng 0,5 khi z bé hơn hoặc bằng 2 .
Bằng 0,4 khi z lớn hơn 2.
Bảng 14
Nhóm đất |
Tên đất |
Kt |
I II III |
Đất sét sét Cát pha nhỏ, cát chặt và vừa, cát ẩm, ít ẩm và m nước, đất sét và sết pha nửa cứng, dẻo Cát sỏi có độ lớn, trung bình, cát sỏi hơi ẩm, ẩm |
1 2 3 |
Bảng 15
Đường kính của neo xoắn (mm) |
Tải trọng lớn nhất (tới hạn) 1 neo xoắn (daN) |
Đường kính của neo xoắn (mm) |
Tải trọng lớn nhất (tới hạn) lên của một neo xoắn (daN) |
100 150 200 250 |
650 750 1.350 2.100 |
300 400 500 600 |
3.000 5.300 8.300 12.000 |
8.5. Kiểm tra độ bền và độ ổn định của đường ống đặt nổi
8.5.1. Đường ống đặt nổi cần kiểm tra độ bền và độ ổn định chung theo chiều dọc đường ống phải thoả mãn điều kiện (trừ trường hợp thoả mãn ở điều 8.5.2)
Trong đó:
σdN: ứng suất dọc cực đại (N/cm2) sinh ra do tải trọng và lực tác dụng tính toán trong ống được xác định theo chỉ dẫn của Điều 8.5.3.
R2: Cường độ tính toán (N/cm2) được xác định theo yêu cầu của Điều 8.5.4. khi tính độ bền (tác dụng động lực của gió) đại lượng R2 sẽ giảm xuống do nhân với góc nghiêng mặt đón gió được xác định theo yêu cầu của TCVN 2737: 1978.
Ψ4: Hệ số tính đến trạng thái ứng suất 2 trục của kim loại ống. Khi có các ứng suất kéo dọc σd ≤ 0 thì Ψ4 = 1. Khi có các ứng suất áp dọc σd < 0 thì Ψ4 được xác định theo công thức:
Trong đó:
σv: ứng suất vòng sinh ra do áp suất tính toán bên trong đường ống (N/cm2) được xác định theo công thức (20)
8.5.2. Cho phép tính toán các hệ dầm đặt nối nhiều nhịp khi không có hoặc khi đã loại trừ các dao động cộng hưởng của đường ống trong luồng gió cũng như các đoạn vượt 1 nhịp không có thiết bị bù, nếu tân theo các điều kiện sau:
Tính toán theo các tải trọng và lực tác dụng tính: Tính toán theo tải trọng và lực tác dụng tiêu chuẩn:
Trong đó:
σdN: ứng suất dọc trục (N/cm2) Sinh ra do các tải trọng và lực tác dụng tính (không tính đến các ứng suất uốn) được xác định theo các chỉ dẫn của Điều 8,5.3 (khi bị kéo thì ứng suất lấy dấu ( +).
σdM: Giá trị tuyệt đối của ứng suất uốn dọc lớn nhất (N/cm2) sinh ra do các tải trọng và lực tác dụng tính toán (không tính đến các ứng suất dọc trục) được xác định theo các chỉ dẫn của Điều 8.5.3.
đtc: Tổng các ứng suất dọc lớn nhất (N/cm2) sinh ra do các tải trọng và lực tác dụng tiêu chuẩn (tổng lực uốn và lực dọc trục) .
Ψ3 và Ψ4: Các hệ số xác định theo công thức (26)và (33) khi có các ứng suất kéo dọc trục thì hệ số này lấy bằng 1.
C: Hệ số lấy theo các yêu cầu của Điều 8.4.4.
KH: Hệ số tin cậy lấy theo bảng ll.
Chú thích: Nếu cường độ tính toán R2 lớn hơn RI thì trong các công thức (32) đến (35) R2 sẽ được lấy thay bằng R1.
8.5.3. Việc tính toán các lực dọc N, mômen uốn M trong các hệ đầm, hệ dầm giằng, hệ treo, hệ vòm, của các đường ống đặt nổi cần được tiến hành theo các quy định chung của phương pháp cơ học kết cấu. Trong đó đường ống được coi như một thanh đàn hồi (thẳng hoặc cong) có tiết diện ngang phẳng và giữ hình dạng như trên ngay cả trong trạng thái chịu lực.
Giá trị ứng suất dọc trục VđN, ng suát uốn VdM và tổng các ứng suát lớn nhất cấn tính theo công thức sau:
Trong đó:
F và W: Diện tích (cm2) và mômen kháng (cm3) của các tiết diện thành ống.
Nếu trong các mẳt phẳng đứng và ngang có các mômen uốn thì cần tính chúng theo tổ hợp mômen hình học cân bằng.
Xem lại: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 7
Xem tiếp: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 9