Zalo QR
Lựa chọn phương pháp cấp dịch cho dàn lạnh có ý nghĩa rất quan trọng đến hiệu quả làm việc, khả năng thu hồi dầu..
Có các phương pháp cấp dịch chủ yếu sau :
Phương pháp cấp dịch tiết lưu trực tiếp là phương pháp cấp dịch mà môi chất sau tiết lưu đi trực tiếp vào dàn lạnh không qua bất cứ khâu trung gian nào (hình 11-1).
Môi chất lạnh sau tiết lưu đi trực tiếp vào dàn lạnh không qua các khâu trung gian nên tổn thất nhiệt thấp. Đây là phương pháp đơn giãn, không đòi hỏi phải có các thiết bị khác đi kèm, chi phí đầu tư thấp.
Phương pháp tiết lưu trực tiếp có thể sử dụng van tiết lưu tay và van tiết lưu tự động. Nhưng van tiết lưu tay chỉ nên sử dụng tiết lưu trực tiếp cho các hệ thống có chế độ nhiệt ổn định lâu dài. Đối với các hệ thống hoạt động không ổn định, phụ tải luôn biến động không nên sử dụng van tiết lưu tay, vì có thể gây ngập dịch khi phụ tải giảm, nhiệt độ buồng lạnh thấp.
Tuy nhiên, để điều chỉnh lưu lượng hợp lý theo phụ tải thực tế, chỉ nên sử dụng van tiết lưu tự động và công suất của van phải tương ứng với phụ tải của hệ thống. Trong trường hợp sử dụng van tiết lưu tay hoặc sử dung van tiết lưu tự động nhưng có công suất lớn hơn sẽ rất nguy hiểm khi phụ tải nhiệt bên ngoài thay đổi. Khi phụ tải nhiệt giảm, rất dễ gây ra ngập lỏng.
1- Dàn lạnh; 2- Quạ t dàn lạnh; 3- Cụm van tiết lưu; 4- Xả nước ngưng
Hình 11-1 : Phương pháp tiết lưu trực tiếp
Phương pháp tiết lưu trực tiếp thường được sử dụng cho các dàn lạnh nhỏ, phụ tải nhiệt không lớn, ví dụ như hệ thống lạnh máy điều hoà, kho lạnh thương nghiệp, kho bảo quản, kho chờ đông vv… Đối với các hệ thống công suất lớn, phương pháp này tỏ ra hiệu quả thấp, trong nhiều trường hợp dàn lạnh thiếu môi chất trầm trọng làm cho thời gian làm lạnh tăng lên đáng kể, đặc biệt ở cuối dàn lạnh.
Mặt khác do môi chất ở trong dàn lạnh chủ yếu ở thể hơi nên hiệu quả trao đổi nhiệt không cao, đối với hệ thống làm lạnh nhanh người ta ít sử dụng kiểu cấp dịch này.
Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng từ bình giữ mức được sử dụng cho các thiết bị bay hơi đòi hỏi lưu lượng môi chất và phụ tải nhiệt lớn, thời gian làm lạnh tương đối nhanh (hình 11-2).
Thiết bị bay hơi trong hệ thống lạnh cấp dịch kiểu ngập lỏng luôn luôn chứa ngập lỏng lỏng bão hoà. Dịch lỏng được cấp trực tiếp từ bình giữ mức xuống nhờ cột áp thuỷ tĩnh. Để đảm bảo cung cấp dịch lỏng đầy đủ cho dàn lạnh, mức dịch tối thiểu trong bình giữ mức luôn được duy trì.
Do trong dàn lạnh luôn luôn ngập dịch lỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt khá lớn so với hơi bão hoà khi tiết lưu trực tiếp, giảm đáng kể thời gian làm lạnh.
Tuy nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm :
Phải trang bị thêm bình giữ mức và các thiết bị khác đi kèm (van phao, van an toàn, đồng hồ áp suất, van chặn vv..) nên chi phí đầu tư tăng lên đáng kể.
Lượng môi chất sử dụng trong hệ thống tăng do trong quá trình hoạt động một lượng lớn đã tích tụ tại bình giữ mức.
Chuyển động của môi chất trong dàn bay hơi là chuyển động đối lưu tự nhiên, nhờ cột áp thuỷ tĩnh nên tốc độ khá thấp. Tốc độ đó phụ thuộc vào tốc độ hoá hơi của môi chất trong dàn lạnh. Nếu tốc độ hoá hơi chậm thì kéo theo tốc độ luân chuyển chậm. Do tốc độ môi chất bên trong dàn lạnh chậm nên hiệu quả trao đổi nhiệt cũng không thực sự cao và thời gian làm lạnh vẫn còn dài. Đối với hệ thống đòi hỏi thời gian làm lạnh ngắn như các hệ thống cấp đông nhanh phương pháp này không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
Vòng tuần hoàn môi chất giữa dàn lạnh và bình giữa mức là riêng biệt so với hệ thống, hầu như không chịu tác động của máy nén mà chỉ phụ thuộc tốc độ hoá hơi ở dàn lạnh, nên rất khó can thiệp để thay đổi tốc độ. Nếu tốc độ làm lạnh chậm thì vòng luân chuyển cũng chậm theo.
1- Dàn lạnh, 2- Bình giữ mức
Hình 11-2 : Phương pháp tiết lưu ngập lỏng
Phương pháp cấp dịch kiểu ngập lỏng thường sử dụng cho các hệ thống sau đây :
Máy đá cây và máy đá vảy.
Tủ cấp đông tiếp xúc (thời gian làm lạnh 4-5 giờ/mẻ)
Thiết bị làm lạnh nước chế biến và điều hoà không khí trong các nhà máy chế biến thực phẩm
Một số thiết bị cấp đông I.Q.F
Mặc dù bên trong dàn lạnh là môi chất lỏng, nhưng do tố c độ chuyển động chậm nên trong các hệ th ống làm lạnh nhanh hoặc siêu tốc phương pháp cấp dịch từ bình giữ mức không đảm bảo yêu cầu nên người ta bắt buộc sử dụng phương pháp đối lưu cưỡng bức nhờ bơm.
Để tăng tốc độ chuyển động của dịch lỏng tuần hoàn trong dàn lạnh, nâng cao hiệu quả giải nhiệt, giảm thời gian làm lạnh, người ta sử dụng phương pháp cấp dịch bằng bơm. Phương pháp này được sử dụng dụng trong các thiết bị cấp đông lạnh nhanh. Sở dĩ cấp dịch bằng bơm thì hiệu quả trao đổi nhiệt rất cao và thời gian làm lạnh giảm là vì 2 lý do sau :
Môi chất trong dàn lạnh ở trạng thái lỏng có nhiệt rất thấp. 388
Môi chất lỏng chuyển động cưỡng bức với tốc độ lớn
Hình 11-3 : Phương pháp cấp dịch bằng bơm
Tuy nhiên sử dụng bơm cấp dịch cho dàn lạnh có nhược điểm chỉ có một lượng lỏng khi qua dàn lạnh sẽ hoá hơi, một lượng lớn sau dàn lạnh không kịp hoá hơi nên khả năng ngập lỏng rất lớn nếu hút trực tiếp về máy nén ngay. Trong trường hợp này bắt buộc phải có bình chứa hạ áp. Bình chứa hạ áp có chức năng vừa là nơi chứa lỏng cho bơm cấp dịch hoạt động ổn định vừa là thiết bị để tách lỏng và hơi sau dàn lạnh.
Để chọn thiết bị ngưng tụ phù hợp với từng hệ thống cụ thể, chúng ta cần nắm rỏ các đặc điểm của từng loại thiết bị ngưng tụ.
Các hệ thống lạnh lớn thường sử dụng các thiết bị ngưng tụ sau đây:
Dàn ngưng không khí
Bình ngưng ống chùm nằm ngang
Dàn ngưng tụ bay hơi
Dàn ngưng kiểu tưới
Bảng 11-1 : m vi ứng dụng của các thiết bị ngưng tụ
STT |
Loại thiết bị ngưng tụ |
Phạm vi sử dụng |
1
|
Bình ngưng tụ - Bình ngưng tụ nằm ngang ống thép
- Bình ngưng ống đồng
|
- Hệ thống NH3 và trên công suất trung bình và lớn: Tủ đông, kho cấp đông,máy đá. - Hệ thống lạnh trên công suất nhỏ, trung bình và lớn: Kho lạnh, kho cấp đông, kho chờ đông, máy đá, máy điều hoà không khí
|
2
|
Dàn ngưng tụ bay hơi
|
- Hệ thống lạnh công suất lớn và rất lớn: Máy đá, tủ cấp đông, hệ thống lạnh I.Q.F, hệ thống lạnh nhà máy bia, hệ thống lạnh trung tâm, đặc biệt hay sử dụng trong các hệ thống NH3 công suất lớn. - Nơi nguồn nước khan hiếm, phải sử dụng nước thuỷ cục hoặc nước ngầm đã qua xử lý. |
3
|
Dàn ngưng kiểu tưới
|
- Dùng trong các hệ thống công suất trung bình và lớn, nơi chất lượng nguồn nước không tốt (sông, ao, hồ), khu vực xa dân cư, ven sông, hồ. - Hệ thống sử dụng: Máy đá cây |
4
|
Dàn ngưng không khí
|
- Dùng cho hệ thống lạnh công suất nhỏ và trung bình, đặc biệt các hệ thống lạnh, môi chất frêôn - Hệ thống sử dụng: Kho lạnh, kho chờ đông, hệ thống điều hoà không khí . |
5
|
Dàn ống lồng ống
|
- Dùng trong các hệ thống nhỏ, đặc biệt hệ thống lạnh frêôn , trong các máy điều hoà không khí |
Lựa chọn môi chất lạnh hợp lý là một trong những vấn đề rất quan trọng khi thiết kế các hệ thống lạnh.
Môi chất amôniắc NH3 là môi chất lạnh không gây phá huỷ tầng ôzôn và hiệu ứng nhà kính, có thể nói NH3 là môi chất lạnh của hiện tại và tương lai. Hiện nay hầu hết các hệ thống lạnh trong các nhà máy chế biến thuỷ sản (trừ kho lạnh bảo quản), trong các nhà máy bia đều được thiết kế sử dụng môi chất NH3. Đặc điểm của NH3 là rất thích hợp đối với hệ thống lớn và rất lớn, do năng suất lạnh riêng thể tích lớn. Các hệ thống lạnh máy đá cây, máy đá vảy, kho cấp đông, tủ cấp đông các loại và dây chuyền I.Q.F, hệ thống làm lạnh glycol trong nhà máy bia đều rất thích hợp khi sử dụng NH3. Nhượ c điểm của NH3 là làm hỏng thực phẩm và ăn mòn kim loại màu nên không phù hợp khi sử dụng cho các hệ thống nhỏ.
Tuyệt đối không nên sử dụng NH3 cho các kho lạnh bảo quản, vì đặc điểm của NH3 là độ C và làm hỏng thực phẩm, nếu xảy ra rò rỉ môi chất bên trong các kho lạnh thì rất khó phát hiện, khi phát hiện thì đã quá trễ. Khác với các thiết bị cấp đông, máy đá hoạt động theo mẻ, hàng hoá chỉ đưa vào làm lạnh trong một thời gian ngắn, mỗi lần làm lạnh số lượng hàng không lớn lắm, các kho lạnh hoạt động lâu dài, hàng hoá được bảo quản hàng tháng, có khi cả năm trời, trong quá trình đó xác suất rò rỉ rất lớn, nghĩa là rủi ro rất cao. Mặt khác kho lạnh là nơi tập trung một khối lượng hàng rất lớn, hàng trăm thậm chí nghìn tấn sản phẩm. Giá trị hàng hoá trong các kho lạnh cực kỳ lớn, nếu xảy ra rò rỉ môi chất NH3 vào bên trong các kho lạnh, hàng hoá bị hỏng các xí nghiệp có thể sẽ bị phá sản. Việc thiết kế kế các kho lạnh sử dụng NH3 là chứa đựng nhiều nguy cơ và rủi ro cho doanh nghiệp.
- Đối với hệ thống nhỏ, trung bình nên sử dụng môi chất lạnh trên:
+ Môi chất R134a là môi chất thay thế thích hợp nhất cho R12, nó được sử dụng cho các hệ thống lạnh công suất rất nhỏ như tủ lạnh gia đình, máy điều hoà công suất nhỏ, máy điều hoà xe hơi vv.. vì năng suất lạnh riêng thể tích nhỏ.
+ Môi chất lạnh R22 được sử dụng chủ yếu cho các hệ thống lạnh nhỏ và trung bình, ví dụ trong các máy điều hoà công suất trung bình và lớn (từ 24.000 Btu/h trở lên) , môi chất R22 cũng rất thích hợp các kho lạnh bảo quản, kho lạnh thương nghiệp, kho chờ đông và các hệ thống lạnh công suất lớn khác như tủ đông, máy đá đơn lẻ. Hiện nay và trong tương lai gần người ta sử dụng R404A hoặc R407C thay cho R22. Trước mắt nước ta còn có thể sử dụng R22 đến năm 2040.
Ưu điểm nổi trội khi sử dụng là không làm hỏng thực ph ẩm, không độc nên được sử dụng cho các kho lạnh bảo quản, không ăn mòn kim loại màu như đồng nên thiết bị gọn nhẹ và rất phù hợp các hệ thống lạnh trong dân dụng như điều hoà, các tủ lạnh thương nghiệp.
Chất lượng và đặc tính của dầu có ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy nén. Trong mọi trường hợp cũng phải chọn loại dầu tốt nhất. Khi tỷ số nén, nhiệt độ đầu đẩy không cao, dầu tiêu hao ở mức bình thường mà than bám nhiều ở vòng cách của van xả (dischage valve cage) hay các bộ phận chuyển động chóng mòn thì cần kiểm tra:
Phán đoán phẩm chất của dầu là rất khó mà chỉ có thể xác định thông qua sử dụng.
Do vậy nên sử dụng loại dầu của các nhã hiệu có uy tín đã được nhà cung cấp giới thiệu. Không nên cho rằng dầu tốt nếu giá cao. Những thông số quan trọng của dầu là điểm đông đặc thấp, điểm bắt lửa cao, độ nhớt ít thay đổi khi nhiệt độ thay đổi. Bảo quản dầu cẩn thận tránh lọt ẩm, bụi vào bên trong dầu.
Không nên sử dụng tuỳ tiện dầu. Khi cần thay dầu cần có sự góp ý của nhà sản xuất.
* Yêu cầu đối với phòng máy
*Lắp đặt máy nén
Hình 11-4: Móng cụm máy nén kho lạnh
- Nếu đặt máy ở các tầng trên thì phải đặt trên các bệ chống rung và bệ quá tính (hình 11-5).
- Sau khi đưa được máy vào vị trí lắp đặt dùng thước level kiểm tra mức độ nằm ngang, kiểm tra mức độ đồng trục của dây đai. Không được cố đẩy các dây đai vào puli, nên nới lỏng khoảng cách giữa môtơ và máy nén rồi cho dây đai vào, sau đó vặn bu lông đẩy bàn trượt. Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn nếu thấy lỏng bằng chiều dày của dây là đạt yêu cầu.
Khi thay nên thay cả bộ dây đai, không nên dùng chung cũ lẫn mới vì không tương xứng dễ làm rung bất thường, giảm tuổi thọ của dây. Không được cho dầu, mỡ vào dây đai.
Khi thay các dây đai mới thì sau 48 giờ làm việc cần kiểm tra lại độ căng của các dây đai và định kỳ kiểm tra, đặc biệt khi thấy các dây đai chuyển động không đều. Không được cho dầu mỡ vào dây đai làm hỏng dây.
1- Nền nhà; 2- Bộ lò xo giảm chấn; 3- Bệ quá tính; 4- Cụm máy lạnh
Hình 11-5: Giảm chấn cụm máy khi đặt ở các tầng lầu
Có thể khử các truyền động của máy nén theo đường ống bằng cách sử dụng ống mềm nối vào máy nén theo tất cả các hướng, đặc biệt cần chú ý tới các giá đỡ ống.
Hầu hết các kho lạnh bảo quản và kho cấp đông hiện nay đều sử dụng các tấm panel polyurethan đã được chế tạo theo các kích thước tiêu chuẩn. Bề rộng của các tấm panel thường là 300mm, 600mm, 1200mm. Vì vậy khi thiết kế cần chọn kích thước kho thích hợp: kích thước bề rộng, ngang phải là bội số của 300mm.
Các panel sau khi sản xuất đều có bọc lớp ni lông bảo vệ tránh xây xước bề mặt trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Lớp ni lông đó chỉ nên được dỡ ra sau khi lắp đặt hoàn thiện và chạy thử kho, để đảm bảo thẩm mỹ cho vỏ kho.
Panel kho lạnh được lắp đặt trên các con lươn thông gió. Các con lươn thông gió được xây bằng bê tông hoặc gạch thẻ, cao khoảng 100÷200mm đảm bảo thông gió tốt tránh đóng băng làm hỏng panel. Bề mặt các con lươn dốc về hai phía 2% để tránh đọng nước.
So với panel trần và tường, panel nền do phải chịu tải trọng lớn của hàng nên sử dụng loại có mật độ cao hơn, khả năng chịu nén tốt. Các tấm panel nền được xếp vuông góc với các con lươn thông gió. Khoảng cách hợp lý giữa các con lương khoảng 300÷500mm.
Các tấm panel được liên kết với nhau bằng các móc khoá gọi là camlocking đã được gắn sẵn trong panel, vì thế lắp ghép rất nhanh, vừa sát và chắc chắn.. Panel trần được gối lên các tấm panel tường đối diện nhau. Khi kích thước kho quá lớn cần có khung treo đỡ panel, nếu không panel sẽ bị võng.
Sau khi lắp đặt xong các khe hở giữa các tấm panel được làm kín bằng cách phun silicon hoặc sealant. Do có sự biến động về nhiệt độ nên áp suất trong kho luôn thay đổi, để cân bằng áp bên trong và bên ngoài kho, người ta gắn trên tường các van thông áp. Nếu không có van thông áp thì khi áp suất trong kho thay đổi sẽ rất khó khăn khi mở cửa hoặc ngược lại khi áp suất lớn cửa sẽ bị tự động mở ra.
Để giảm tổn thất nhiệt khi mở cửa, ở ngay cửa kho có lắp quạt màng dùng ngăn cản luồng không khí thâm nhập vào ra. Mặt khác do thời gian xuất nhập hàng thường dài nên người ta có bố trí trên tường kho 01 cửa nhỏ, kích thước 600x600mm để ra vào hàng. Không nên ra, vào hàng ở cửa lớn vì như thế tổn thất nhiệt rất lớn.
Cửa kho lạnh có trang bị bộ chốt tự mở chống nhốt người, còi báo động, bộ điện trở sấy chống đóng băng.
Do khả năng chịu tải trọng của panel không lớn, nên các dàn lạnh được treo trên bộ giá đỡ và được treo giằng lên xà nhà nhờ hệ thống tăng đơ, dây cáp.
Do hàng cấp đông đưa vào kho đặt trên các xe tải trọng lượng khá lớn nên nền được xây dựng giống như kho xây. Các tấm panel cũng được liên kết với nhau như kho lạnh bảo quản nhờ các khoá camlocking.
Phía bên trong hầm cấp đông có hệ thống kênh hướng gió và palet bảo quản panel tránh xe va đập làm thủng lớp tôn bảo vệ.
Khi lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần lưu ý đến vấn đề giải nhiệt của thiết bị, ảnh hưởng củ nhiệt ngưng tụ đến xung quanh, khả năng thoát môi chất lỏng về bình chứa để giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt.
Để môi chất lạnh sau khi ngưng tụ có thể tự chảy về bình chứa cao áp, thiết bị ngưng tụ thường được lắp đặt trên cao, ở trên các bệ bê tông, các giá đỡ hoặc ngay trên bình chứa thành 01 cụm mà người ta thường gọi là cụm condensing unit.
Vị trí lắp đặt thiết bị ngưng tụ cần thoáng mát cho phép dễ dàng thoát được nhiệt ra môi trường xung quanh, không gây ảnh hưởng tới con người và quá trình sản xuất.
* Đối với bình ngưng tụ ống chùm nằm ngang.
Bình ngưng tụ nằm ngang có cấu tạo tương đối gọn, tuy nhiên khi lắp cần lưu ý để dành các khoảng hở ở hai đầu bình đủ để có thể vệ sinh bình trong thời kỳ bảo dưỡng. Các đoạn đường ống nước giải nhiệt vào ra bình dễ dàng tháo dỡ khi vệ sinh.
Khi diện tích trao đổi nhiệt của bình F = 200 ÷ 400m2 đường kính ống dẫn lỏng phải d > 70mm. Khi diện tích nhỏ hơn 200m2 thì d >50mm. Đối với bình ngưng để thuận lợi cho việc tuần hoàn môi chất lạnh, bắt buộ c phải có đường cân bằng nối với bình chứa. Bình ngưng cần có trang bị đồng hồ áp suất và van an toàn với áp suất tác động 19,5kG/cm2. Các nắp bình về nơi các ống nước vào ra phải có các van xả air. Bình ngưng được sơn màu đỏ.
* Dàn ngưng tụ bay hơi
Dàn ngưng tụ bay hơi th ường được lắp đặt trên các bệ bê tông đặt ở ngoài trời. Khi hoạt động, nước có thể bị cuốn theo gió hoặc bắn ra từ bể chứa nước, vì thế nên đặt dàn xa các công trình xây dựng ít nhất 1500mm.
Dàn ngưng tụ bay hơi có trang bị van xả nước ở đáy, van phao tự động cấp nước, thang để trèo lên đỉnh dàn. Đáy bể chứa nước dốc để chảy kiệt nước khi vệ sinh. Đầu hút bơm có lưới chắn rác.
Phía trên dàn ngưng tụ có các cửa để vệ sinh và thay th ế các đầu phun của dàn phun nước. Chắn nước lắp trên cùng dạng dích dắc.
* Dàn ngưng kiểu tưới
Dàn ngưng tụ kiểu tưới được lắp đặt ngay trên bể nước tuần hoàn. Bể đặt nơi thoáng mát và dễ dàng thoát nhiệt ra môi trường, không gây ảnh hưởng tới xung quanh. Phía dưới bể nước có đặt các tấm lưới tre để tăng cường quá trình tản nhiệt.
* Dàn ngưng không khí :
Khối lượng nói chung củ a các dàn ngưng không khí thường không lớn, vì thế đại bộ phận các dàn ngưng đều được lắp đặt trên các giá đỡ đặt ở ngoài trời.
Do hiệu quả trao đổi nhiệt thường không lớn nên khi lắp cần lưu ý tránh bị bức xạ nhiệt trực tiếp, cần có không gian thoát gió lớn.
Thiết bị bay hơi có nhiều dạng, mỗi một dạng có những cách lắp đặt khác nhau.
* Dàn lạnh xương cá
Dàn lạnh xương cá chủ yếu được sử dụng để làm lạnh nước muối trong các máy đá cây và làm lạnh các loại chất lỏng cho các mục đích khác nhau.
Khi lắp dàn lạnh xương cá phải ngập hoàn toàn trong chất lỏng cần làm lạnh.
Nên bố trí dàn lạnh ở giữa bể muối để quá trình trao đổi nhiệt được nhanh và ít tổn thất nhiệt.
Thường người ta bố trí dòng nước chảy theo chiều từ đỉnh đến chân của các ống trao đổi nhiệt. Cấp dịch từ phía dưới và hơi đi ra phía trên.
* Dàn lạnh không khí
Dàn lạnh không khí được sử dụng trong các hệ thống kho lạnh, kho cấp đông, hệ thống cấp đông gió và I.Q.F
Khi lắp đặt cần lưu ý hướng tuần hoàn gió sao cho thuận lợi và thích hợp nhất. Tầm với của gió thoát ra dàn lạnh khoảng 10m khi chiều dài lớn cần bố trí thêm dàn lạnh hoặc lắp thêm hệ thống kênh dẫn gió trên đầu ra của dàn lạnh.
Khi lắp dàn lạnh cần phải để khoảng hở phía sau dàn lạnh một khoảng ít nhất 500mm. ống thoát nước dàn lạnh phải dốc, ở đầu ra nên có chi tiết cổ ngỗng để ngăn không khí nóng tràn vào kho, gây ra các tổn thất nhiệt không cần thiết.
* Bình bay hơi
Bình bay hơi được sử dụng để làm lạnh chất lỏng như glycol, nước, nước muối. Bình thường được lắp đặt ở bên trong nhà đặt trên các gối đỡ bằng bê tông.
Bình tách dầu: Bình tách dầu được lắp đặt ngay sau đầu đẩy của máy nén và thường lắp đặt ở trên cao trong phòng máy. Nhiệt độ bình rất cao nên lắp đặt nó ở vị trí thoáng gió để giải nhiệt được tốt.
Bình tách lỏng: Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Khác với bình tách dầu, bình tách lỏng thường lắp đặt ngoài gian máy, trên cao ngay trên buồng lạnh.
Bình tách khí không ngưng được lắp đặt trên cao để khí không ngưng từ dàn ngưng có thể đi lên , thực hiện làm lạnh để tách phần môi chất còn lại trước khi thải ra ngoài.
Các bình trung gian, bình thu hồi dầu, bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp thường được lắp đặt ngay trong gian máy để thuận lợi cho việc lắp đặt đường ống và vận hành. Tất cả các bình đều được lắp đặt trên các bệ móng bê tông chắc chắn, cao hơn nền phòng máy ít nhất 100mm.
Trong quá trình thi công và lắp đặt đường ống môi chất cần lưu ý các điểm sau:
Không được để bụi bẩn, rác lọt vào bên trong đường ống. Loại bỏ các đầu nút ống, tránh bỏ sót rất nguy hiểm.
Không được đứng lên thiết bị, đường ống, dùng ống môi chất để bẩy di dời thiết bị, để các vật nặng đè lên ống,
Không dùng giẻ hoặc vật liệu xơ, mềm để lau bên trong ống vì xơ vải sót lại gây tắc bộ lọc máy nén.
Không để nước lọt vào bên trong ống, đặc biệt môi chất frêôn. ống trước khi lắp đặt cần để nới khô ráo, trong phòng, tốt nhất nên để ống trên các giá đỡ cao ráo, chắc chắn.
Không tựa, gối thiết bị lên các cụm van, van an toàn, các tay van, ống môi chất
Đối với đường ống frêôn phải chú ý hồi dầu, ống hút đặt nghiêng.
Các đường ống trong trường hợp có thể nên lắp đặt trên cùng một cao độ, bố trí song song với các tường, không nên đi chéo từ góc này đến góc khác làm giảm mỹ quan công trình.
Bảng 11-2 : Qui cách đường ống thép áp lực
Ký hiệu |
10A |
15A |
20A |
25A |
32A |
40A |
Kích cỡ |
Φ15x2,5 |
Φ21x3 |
Φ27x3 |
Φ34x3,5 |
Φ38x3,5 |
Φ51x3,5 |
Ký hiệu |
50A |
65A |
80A |
90A |
100A |
125A |
Kích cỡ |
Φ60x3,5 |
Φ76x4 |
Φ89x4 |
Φ104x5 |
Φ108x5 |
Φ140x7 |
Hàn đường ống : Trước khi hàn cần vệ sinh kỹ, vát mép theo đúng quy định. Vị trí điểm hàn phải nằm ở chổ dễ dàng kiểm tra và xử lý.
Uốn ống : Bán kính cong uốn ống đủ lớn để ống không bị bẹp khi uốn. Khi uốn phải sử dụng thiết bị uốn ống chuyên dụng hoặc sử dụng cút có sẵn. Không nên sử dụng cát để uốn ống vì cát lẫn bên trong nguy hiểm.
Cách nhiệt : Việc bọc cách nhiệt chỉ được tiến hành sau khi đã kết thúc công việc thử kín và thử bền hệ thống. Cách nhiệt đường ống thép là styrofor hoặc polyurethan. Chiều dày đủ lớn để không đọng sương thường nằm trong khoảng 50 ÷ 200mm, tuỳ thuộc kích thước đường ống, ống càng lớn cách nhiệt càng dày. Các lớp cách nhiệt đường ống như sau: Sơn chống rỉ, Lớp cách nhiệt, giấy dầu chống thấm và ngoài cùng là lớp inox hoặc nhôm bọc thẩm mỹ.
Chiều dày cụ thể cách nhiệt phụ thuộc vào kích thước đường ống và nhiệt độ làm việc cho ở bảng 11-3 dưới đây.
Bảng 11-3: Chiều dày cách nhiệt đường ống môi chất
Thiết bị
|
Chiều dày cách nhiệt, mm |
||
- 40oC |
- 33oC÷ |
- 15oC÷ |
|
|
- 28oC |
- 10oC |
|
- Bình bay hơi |
200÷250 |
150÷200 |
125÷150 |
- Bộ làm lạnh không khí và thiết bị phụ |
150÷200 |
150÷200 |
125÷150 |
- ống có đường kính d > 200mm |
150 |
100÷150 |
100 |
||
- ống có đường kính d = 50 ÷ 200 mm |
100÷150 |
100÷125 |
|||
- ống có đường kính d < 50mm |
75÷100 |
50 ÷ 100 |
50 |
Bảng 11-4: Màu sắc đường ống môi chất
Đường ống
|
Môi chất lạnh |
|
NH3 |
Frêôn |
|
- ống hút (áp suất thấp) |
Màu xanh da trời |
Màu xanh lá cây |
- ống đẩy (hơi cao áp) |
Màu đỏ |
Màu đỏ |
- ống dẫn lỏng |
Màu vàng |
Màu nhôm |
- ống nước muối |
Màu xám |
Màu xám |
- ống nước làm mát |
Màu xanh lá cây |
Màu xanh da trời |
Các lưu ý khi lắp đặt đường ống
Các đường ống khi lắp đặt phải chú ý để dầu và dịch lỏng khi dừng máy không tự chảy về máy nén, muốn vậy đường ống thẳng đứng từ máy nén lên ống góp phải đi vòng lên phía trên ống góp.
Trường hợp nhiều cụm máy chung một dàn ngưng để tránh ảnh hưởng qua lại giữa các máy nén đầu đẩy phải lắp đặt van 1 chiều. Ngoài ra van 1 chiều phía đầu đẩy còn có tác dụng ngăn ngừa lỏng ngưng tụ chảy ngược về máy nén và áp lực cao phía dàn ngưng tụ không tác động liên tục lên clắppê máy nén làm cho nó chóng hỏng.
Hình 11-6 : Lắp đặt đường ống vào ra máy nén
Nói chung các đường hút của các máy nén trong các hệ thống lạnh trung tâm đều độc lập với nhau, đặc biệt các máy có chế độ nhiệt độ bay hơi khác nhau bắt buộc phải tách biệt. Ngoại trừ trường hợp dùng chung một vài máy nén cho một hệ thống hoặc có tính đến việc thay thế lẫn nhau khi sữa chữa và bảo dưỡng. Tuy nhiên giữa các đường hút cũng nên có các van thông đường hút để có thể trợ giúp lẫn nhau khi một trong các máy trên bị ngập lỏng.
Các thiết bị chính, đặc biệt máy nén khi thiết kế người ta đã tính toán kích thước đường ống vào ra hợp lý. Vì vậy khi lắp đặt có thể căn cứ vào các ống đó mà xác định kích thước đường ống.
Tuy nhiên, tốt nhất là phải tính toán kiểm tra theo công thức dưới đây. Đường kính trong của đường ống được xác định theo công thức:
trong đó:
V = G.v = G/ρ
G – Lưu lượng khối lượng chuyển động qua đường ống, kg/s;
ρ, v - Khối lượng riêng (kg/m3) và thể tích riêng của môi chất ở trạng thái khi chuyển dịch qua đường ống, m3/kg;
Hình 11-7 : Lắp đặt hệ thống nhiều máy nén nhiều nhiệt độ bay hơi
Vật liệu : ống thép hoặc ống đồng. Tốt nhất nên sử dụng ống đồng vì môi chất lạnh frêôn có tính tẩy rửa cao, với các ống đồng bề mặt bên trong thường bóng và sạch hơn, trong khi bề mặt ống sắt thường bị hoen rỉ và dễ bụi bụi bám bẫn nên trong quá trình vận hành các bụi bẩn hoặc vết hoen rỉ sẽ bị cuốn theo dòng môi chất gây tắc van tiết lưu hoặc lọc cơ khí.
Đối với môi chất frêôn cần đảm bảo bên trong ống luôn luôn khô ráo, tránh tắc ẩm.
Việc hàn ống đồng bằng các que hàn bạc
- Cắt ống bằng dao cắt ống chuyên dụng hoặc dao cắt có răng nhỏ.
Đối với môi chất lạnh frêôn do hoà tan dầu nên dầu đi theo môi chất đến dàn lạnh khá nhiều và đọng lại. Vì thế để hồi dầu dễ dàng người ta thường cấp dịch từ phía trên, môi chất ra dàn lạnh từ phía dưới và phía sau dàn lạnh thường có bẩy dầu. Mặt khác đường ống hút phải nghiêng dần về máy nén để dầu có thể tự chảy về.
Bảng 11-5: Tốc độ môi chất trên đường ống, m/s
STT
|
Đường ống
|
|
ω, m/s |
|
NH3 |
R12 |
R22, R502 |
||
1 |
Đường ống đẩy |
15 ÷ 25 |
7 ÷ 12 |
8 ÷ 15 |
2 |
Đường ống hút |
15 ÷ 20 |
5 ÷ 10 |
7 ÷ 12 |
3 |
Đường cấp lỏng |
0,5 ÷ 2 |
0,4 ÷ 1,0 |
0,4 ÷ 1,0 |
4 |
Nước muối |
0,3 ÷ 1,0
|
||
5 |
Nước |
0,5 ÷ 2,0
|
Đường ống nước trong các hệ thống lạnh được sử dụng để: Giải nhiệt máy nén, thiết bị ngưng tụ, xả băng, nước chế biến và xả nước ngưng các loại.
* Đường ống giải nhiệt máy nén
Trong các hệ thống lạnh NH3 và R22 nhiệt độ đầu đẩy khá lớn nên nắp máy nén và dầu có nhiệt độ khá cao. Đường ống nước lạnh đủ lớn để giải nhiệt cho máy nén và bộ giải nhiệt dầu. Bảng 11-6 dưới đây là lưu lượ ng nước giải MYCOM tương ứng với nhiệt nhiệt yêu cầu cho các máy nén lạnh độ nước giải nhiệt
Bảng 11-6: Lưu lượng nước giải nhiệt máy nén MYCOM, L/phút
Nhiệt độ |
|
|
|
Máy nén MYCOM |
|
|
|
||
nước |
2A |
4A |
6A |
8A |
4B |
6B |
8B |
12B |
12-4B |
20OC |
18 |
20 |
24 |
28 |
30 |
32 |
38 |
44 |
50 |
30OC |
26 |
30 |
37 |
43 |
40 |
47 |
55 |
66 |
75 |
Trường hợp giải nhiệt các máy bố trí song song cần phải lắp đầu vào các máy van chặn để điều chỉnh lượng nước thích hợp cho các máy. Trong trường hợp vận hành tự động, có thể lắp van điện từ tự động cấp nước giải nhiệt cho các máy nén khi hệ thống làm việc.
Các van chặn hệ thống lạnh cần được lắp đặt tại vị trí dễ thao tác, vận hành, có thể nằm trên đường nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khi nằm trên đoạn ống nằm ngang thì phải lắp các tay van lên phía trên.
Kho ảng hở các phía của van đủ để thao tác và sửa chữa, tháo lắp van khi cần.
Phương pháp nối van chủ yếu là hàn và nối bích. Đối với van nối bích cần lưu ý sử dụng các đệm kín thích hợp. Đối với van nối bằng phương pháp hàn, khi hàn tránh không để van quá nóng làm hỏng roăn bên trong van. Vì thế khi hàn có thể tháo các bộ phận chính của van hoặc quấn bằng giẻ nhúng nước để giảm nhiệt độ phần thân van.
Trên thân van có mủi tên chỉ chiều chuyển động của môi chất, cần chú ý và lắp đặt đúng chiều. Trường hợp trên một bình có nhiều van, các van cần lắp thẳng hàng và ngay phía trên các bình. Không nên lắp van ở vị trí quá cao khó thao tác vận hành.
Lỏi sắt của van điện từ chuyển động lên xuống nhờ sức hút của cuộn dây và trọng lực, nên van điện từ bắt buộc phải được lắp đặt trên đoạn ống nằm ngang. Cuộn dây của van điện từ nằm lên phía trên.
Do van điện từ là thiết bị hay bị cháy hỏng thường xuyên và cần phải được thay thế, nên trước và sau van điện từ ph ải bố trí các van chặn, nhằm cô lập van điện từ khi cần thiết để thay thế hoặc sửa chữa.
Van tiết lưu tự động được lắp đặt trên đường cấp dịch vào dàn lạnh.
Việc chọn van tiết lưu phải phù hợp với công suất và chế độ nhiệt của hệ thống. Trong trường hợp chọn công suất của van lớn thì khi vận hành thường hay bị ngập lỏng và ngược lại khi công suất của van nhỏ thì lượng môi chất cung cấp không đủ cho dàn lạnh ảnh hưởng nhiều đến năng suất lạnh của hệ thống.
Khi lắp đặt van tiết lưu tự động cần chú ý lắp đặt bầu cảm biến đúng vị trí quy định, cụ thể như sau :
Đặt ở ống hơi ra ngay sau dàn lạnh và đảm bảo tiếp xúc tốt nhất bằng kẹp đồng hay nhôm, để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ bên ngoài cần bọc cách nhiệt bầu cảm biến cùng ống hút có bầu cảm biến.
Khi ống hút nhỏ thì đặt bầu ngay trên ống hút, nhưng khí ống lớn hơn 18mm thì đặt ở vị trí 4 giờ.
Không được quấn hoặc làm dập ống mao dẫn tới bầu cảm biến.
Theo qui định, áp suất thử các thiết bị áp lực như sau: áp suất thử kín bằng áp suất làm việc, áp suất thử bền bằng 1,5 lần áp suất làm việc. Trên cơ sở đó có thể tiến hành thử áp suất các thiết bị theo các số liệu nêu ở các bảng dưới đây.
* Tại nơi chế tạo :
Bảng 11-7: áp suất thử kín và thử bền
Hệ thống lạnh |
Phía |
áp suất thử, bar |
|
Thử bền bằng |
Thử kín bằng |
||
|
|
chất lỏng |
chất khí |
Hệ thống NH3 và R22 |
Cao áp |
25 |
16 |
|
Hạ áp |
16 |
10 |
Hệ thống R12 |
Cao áp |
24 |
16 |
|
Hạ áp |
15 |
10 |
* Tại nơi lắp đặt |
|
|
|
Bảng 11-8: áp suất thử kín và thử bền |
|
|
|
|
|
|
|
Hệ thống lạnh |
Phía |
áp suất thử, bar |
|
Thử bền bằng |
Thử kín |
||
|
|
chất khí |
bằng chất |
|
|
|
khí |
Hệ thống NH3 và R22 |
Cao áp |
25 |
18 |
|
Hạ áp |
15 |
12 |
Hệ thống R12 |
Cao áp |
24 |
15 |
|
Hạ áp |
15 |
10 |
Để thử các hệ thống lạnh thường người ta sử dụng : Khí nén, khí CO2 hoặc N2.
Đối với hệ thống NH3 không được sử dụng CO2 vì gây phản ứng hoá học.
Đối Frêôn không được dùng không khí vì hơi nước trong không khí gây tắc ẩm.
Khi dùng không khí để thử trong hệ thống NH3 thì phải sử dụng 01 máy nén riêng, không được sử dụng máy nén lạnh để nén tạo áp suất vì nhiệt độ đầu đẩy quá lớn làm cháy dầu máy lạnh. Điểm tự bốc cháy của dầu máy lạnh khoảng 180÷200oC, nếu nén không khí từ 16oC lên 10 kG/cm2 nhiệt độ có thể đạt 260oC vượt quá nhiệt độ tự bốc cháy của dầu.
Khi nối với bình N2 không được nối trực tiếp mà phải qua 01 van giảm áp.
Khi thử phải đóng các van nối với các rơ le áp suất HP, LP và OP nếu không có thể làm hỏng thiết bị.
Khi nén khí để thử nếu nhiệt độ khí nén tăng cao phải dừng ngay cho khí nén nguội rồi nén tiếp, không được để cho nhiệt độ tăng cao.
Đối với mạch có các van điện từ, van tiết lưu tự động thì phải mở thông mạch bằng tay (Manual circuit), đối với mạch tự động muốn thông mạch phải mở van điện từ bằng tay.
Sau khi thử mở van xả để thải bụi ra ngoài. Nếu hệ thống trên thì dùng bơm chân không đồng thời xả nước ra ngoài.
Sau khi hút chân không đạt 700mmHg cần thử chân không bằng cách ngâm như vậy trong 24 giờ. Nếu áp suất lên ít hơn 5mmHg coi như đạt yêu cầu.
Cần lưu ý trường hợp sử dụng R22, khi nhiệt độ lên 135÷140oC nếu thành phần hơi nước trên 100 ppm sẽ có sự thuỷ phân (hydrolize) tạo nên axit clohydric và axit florhydric làm giảm chất lượng dầu, ăn mòn đường ống, ăn mòn chi tiết máy lạnh gây nên hỏng hóc.
11.3.2. Qui trình thử nghiệm
1.3.2.1 Thử bền
Thử bền hệ thống được tiến hành như sau :
Chuẩn bị thử : Cô lập máy nén, ngắt áp kế đầu hút, mở van (trừ van xả), nối bình khí (hoặc N2) qua van giảm áp
Nâng áp suất hệ thống từ từ lên áp suất thử bền cho phía cao áp và hạ áp
Duy trì áp suất thử trong vòng 5 phút rồi giảm dần tới áp suất thử kín
Tuy nhiên cần lưu ý, máy nén và thiết bị đã được thử bền tại nơi chế tạo rồi nên có thể không cần thử bền lại lần nữa, mà chỉ thử hệ thống đường ống, mối hàn.
Nâng áp suất lên áp suất thử kín.
Duy trì áp lực thử trong vòng 24 giờ. Trong 6 giờ đầu áp suất thử giảm không quá 10% và sau đó không giảm.
Tiến hành thử bằng nước xà phòng. Khả năng rò rỉ trên đường ống nguyên rất ít xảy ra vì thế nên kiểm tra ở các mối hàn, mặt bích, nối van trước. Nếu đã thử hết mà không phát hiện vết xì hở mà áp suất vẫn giảm thì có thể kiểm tra trên đường ống.
Khi không phát hiện được chổ rò rỉ cần khoanh vùng để kiểm tra.
Một điều cần lưu ý là áp suất trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường, tức là phụ thuộc vào giờ trong ngày, vì vậy cần kiểm tra theo một thời điểm nhất định trong ngày.
Khi phát hiện rò rỉ cần loại bỏ áp lực trên hệ thống rồi mới xử lý. Tuyệt đối không được xử lý khi áp lực vẫn còn.
Chỉ sau khi đã thử xong hoàn chỉnh không phát hiện rò rỉ mới tiến hành bọc cách nhiệt đường ống và thiết bị.
Việc hút chân không được tiến hành nhiều lần mới đảm bảo hút kiệt không khí và hơi ẩm có trong hệ thống đường ống và thiết bị. Duy trí áp lự c 50 ÷ 75mmHg (tức độ chân không khoảng –700mmHg) trong 24 giờ, trong 6 giờ đầu áp lực cho phép tăng 50% nhưng sau đó không tăng.
Để nạp môi chất trước hết cần xác định lượng môi ch ất cần thiết nạp vào hệ thống. Việc nạp môi chất quá nhiều hay quá ít đều ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của hệ thống.
Nếu nạp môi chất quá ít : Môi chất không đủ cho hoạt động bình thường của hệ thống dẫn đến dàn lạnh không đủ môi chất, năng suất lạnh hệ thống giảm, chế độ làm lạnh không đạt (thời gian kéo dài, nhiệt độ không đạt..). Mặt khác, nếu thiếu môi chất lưu lượng tiết lưu giảm do đó độ quá nhiệt tăng làm cho nhiệt độ đầu đẩy tăng lên.
Nếu nạp môi chất quá nhiều: bình chứa không chứa hết dẫn đến một lượng lỏng sẽ nằm ở thiết bị ngưng tụ, làm giảm diện tích trao đổi nhiệt, áp suất ngưng tụ tăng, máy có thể bị quá tải.
Có nhiều phương pháp xác định lượng môi chất cần nạp. Tuy nhiên trên thực tế cách xác định hợp lý và chính xác nhất là xác định lượng môi chất trên từng thiết bị khi hệ thống đang hoạt động. ở mỗi một thiết bị môi chất thường tồn tại ở 2 trạng thái : Phía trên là hơi, ở dưới là lỏng, rỏ ràng khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng mới đáng kể còn khối lượng môi chất ở trạng thái hơi không lớn, nên chỉ cần xác định lượng lỏng ở thiết bị khi hệ thống đang hoạt động ở chế độ nhiệt bình thường. Sau đó có thể nhân thêm 10÷15% khi tính đến môi chất ở trạng thái hơi.
Theo kinh nghiệm số lượng phần trăm chứa môi chất lỏng trong các thiết bị cụ thể như sau :
- Bình chứa cao áp |
: 20% |
|
- Bình trung gian nằm ngang |
: 90% |
|
- Bình trung gian kiểu đứng |
: 60% |
|
- Bình tách dầu |
|
: 0% |
- Bình tách lỏng |
|
: 20% |
- Dàn lạnh làm việc theo chế độ ngập lỏng |
: 80 ÷ |
|
100% |
|
|
- Dàn lạnh cấp dịch theo kiểu tiết lưu trực tiếp |
: 30% |
Thiết bị ngưng tụ 10%
Bình chứa hạ áp: 60%
- Đường cấp dịch: 100%
- Bình giữ mức lỏng: 60%
Khối lượng môi chất ở trạng thái lỏng trên toàn hệ thống :
G1 = Σai.V i.ρi
(11-3)
ai - Số lượ ng phần trăm không gian chứa lỏng ở từng thiết bị, % Vi - Dung tích của thiết bị thứ i, m3
ρi - Khối lượng riêng của môi chất lỏng ở trạng thái của thiết bị thứ i, kg/m3
Khối lượng môi chất củ a hệ thống nhiều hơn lượng môi chất G1 do còn một lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị, lượng này chiếm 10 ÷ 15% lượng lỏng. Vì thế lượng môi chất cần nạp là :
G = G1. k
(11-4)
k - Hệ số dự phòng tính tới lượng môi chất ở trạng thái hơi ở các thiết bị.
Có 02 phương pháp nạp môi chất : Nạp theo đường hút và nạp theo đường cấp dịch
Nạp môi chất theo đường hút thường áp dụng cho hệ thống máy lạnh nhỏ. Phương pháp này có đặc điểm :
- Nạp ở trạng thái hơi, số lượng nạp ít, thời gian nạp lâu.
Chỉ áp dụng cho máy công suất nhỏ.
Việc nạp môi chất thực hiện khi hệ thống đang hoạt động. Các thao tác :
Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp suất
Dùng môi chất đuổi hết không khí trong ống nối
Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút và hệ thống.
Hình 1-8 : Sơ đồ nạp môi chất dạng hơi theo đường hút
Theo dỏi lượng băng bám trên thân máy, kiểm tra dòng điện của máy nén và áp suất đầu hút không quá 3 kG/cm2. Nếu áp suất hút lớn thì có thể quá dòng
Khi nạp môi chất chú ý không được để cho lỏng bị hút về máy nén gây ra hiện tượng ngập lỏng rất nguy hiểm. Vì thế đầu hút chỉ được nối vào phía trên của bình, tức là chỉ hút hơi về máy nén, không được dốc ngược hoặc nghiêng bình trong khi nạp và tốt nhất bình môi chất nên đặt thấp hơn máy nén.
Trong quá trình nạp có thể theo dỏi lượng môi chất nạp bằng cách đặt bình môi chất trên cân đĩa.
Việc nạp môi chất theo đường cấp dịch được thực hiện cho các hệ thống lớn. Phương pháp này có các đặc điểm sau :
Trên hình 11-9 là sơ đồ nạp môi chất theo đường cấp dịch, được sử dụng rất phổ biến trên thực tế.
a)- Bình môi chất; b- Bộ đồng hồ nạp môi chất; c- Bình chứa; d- Bộ lọc ẩm Hình 11-9 : Sơ đồ nạp môi chất dạng lỏng theo đường cấp dịch
Bình thường các van (1), (2) và (3) mở, các van (4) và (5) đóng, môi chất được cấp đến dàn bay hơi từ bình chứa cao áp.
Khi cần nạp môi chất, đóng van (1) và (4), môi chất từ bình môi chất đi theo van (5), (2) vào bộ lọc, ra van (3) đến thiết bị bay hơi.
Khi thay thế, sửa chữa hoặc bảo dưỡng bộ lọc, hệ thống vẫn hoạt động được, đóng các van (2), (3) và (5) môi chất từ bình chứa qua van (1) và van (4) đến dàn bay hơi.
Trong trường hợp này vẫn có thể nạp thêm môi chất bằng cách đóng các van (1), (2) và (3), mở các van (4) và (5). Môi chất từ bình nạp đi qua van (5) và (4) vào hệ thống.
Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% : 360V < U < 400V
Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không.
Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu thường phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé đều không tốt.
Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải nhiệt, trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo thì phải bỏ để bố sung nước mới, sạch hơn.
Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống
Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt.
Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van :
Các van thường đóng : van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by-pass, van xả khí không ngưng, van thu hồi dầu hoặc xả bỏ dầu, van đấu hoà các hệ thống, van xả air. Riêng van chặn đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ từ.
Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn mở.
Các van điều chỉnh : Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất vv... Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh.
Tuỳ thuộ c vào từng hệ th ống cụ thể mà qui trình vận hành có khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế thường có 02 ch ế độ vận hành : Chế độ vận hành tự động (AUTO) và chế độ vận hành bằng tay (MANUAL).
Chế độ tự động: Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, trình tự khởi động đã được người thiết kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm hạn chế những sai sót của người vận hành. Tuy nhiên ở chế độ tự động các thiết bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không thể tuỳ tiện thay đổi được.
Chế độ bằng tay: Người vận hành cho chạy độc lập các thiết bị . Khi chạy ở chế độ này, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm. Chế độ chạy bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hoặc khi cần chạy một thiết bị riêng lẻ nào đó mà thôi.
Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy.
Bật các công tắc chạy các thiết bị sang vị trí AUTO
Nhất nút START cho hệ thống hoạt động. Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định.
Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mô tơ cao sẽ quá dòng, không tốt.
Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gỏ bất thường, kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay.
Theo dỏi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này thường rất ngắn.
Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dỏi.
Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy không nhiều thì quá trình khởi động đã xong.
Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình trung gian và bình chứa hạ áp (nếu có)
+ áp suất ngưng tụ
NH3 : Pk < 16,5 kG/cm2 (tk < 40oC)
R22 : Pk < 16 kG/cm2
R12 : Pk < 12 kG/cm2
+ áp suất dầu
Pd = Ph + (2÷3) kG/cm2
Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm : Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu, áp suất nước.
So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày.
Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy.
Bật các công tắc để chạy các thiết bị như bơm, quạt giải nhiệt, bộ cánh khuấy, quạt dàn lạnh, tháp giải nhiệt vv.. sang vị trí MANUAL. Tất cả các thiết bị này sẽ được chạy trước.
Bậc công tắc giảm tải máy nén sang MANUAL để giảm tải trước khi chạy máy.
Nhấn nút START cho máy nén hoạt động.
Mở từ từ van chặn hút và quan sát dòng điện máy nén nằm trong giới hạn cho phép.
Bật công tắc cấp dịch dàn lạnh, bình trung gian, bình chứa hạ áp (nếu có) đồng thời quan sát và theo dỏi các thông số như ở chế độ AUTO.
Sau khi đã mở hoàn toàn van chặn hút, nhưng các thông số như dòng điện, áp suất hút, độ bám tuyết bình thường thì tiến hành ghi lại các thông số vận hành, cứ 30 phút ghi 01 lần.
* Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ tự động
Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa hạ áp, bình trung gian.
Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơle áp suất thấp LP tác động dừng máy.
Đóng van chặn hút máy nén
Sau khi máy đã ngừng hoạt động có thể cho bơm giải nhiệt hoặc quạt dàn ngưng chạy thêm 5 phút để giải hết nhiệt cho dàn ngưng bằng cách bật công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí MANUAL
Ngắt aptomat của các thiết bị
Đóng cửa tủ điện
* Hệ thống đang ở hoạt động ở chế độ bằng tay
Tắt tất cả các công tắc cấp dịch cho dàn lạnh, bình chứa hạ áp, bình trung gian.
Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhất nút STOP để dừng máy.
Bật các công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí OFF để dừng chạy các thiết bị này.
Đóng van chặn hút
Ngắt các aptomat của các thiết bị
Đóng cửa tủ điện
Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức:
- Nhất nút EMERENCY hoặc STOP để dừng máy
Tắt aptomat tổng của tủ điện
Đóng van chặn hút
Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố
Cần lưu ý :
Nếu sự cố rò rỉ NH3 thì phải sử dụng mặt nạ phòng độc để xử lý sự cố.
Các sự cố áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện.
Trường hợp sự cố ngập lỏng thì không được chạy lại ngay. Bạn có thể sử dụng máy khác để hút kiệt môi chất trong máy ngập lỏng rồi mới có thể chạy lại tiếp. Trường hợp không có máy nén khác thì phải để như vậy cho môi chất tự bốc hơi hết hoặc sử dụng máy nén bên ngoài rút dịch trong cacte máy ngập lỏng.
Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp.
Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ điện.
Khi băng bám ở dàn lạnh quá nhiều hiệu quả làm lạnh kém do băng tạo nên lớp cách nhiệt, đường gió đi bị tắc, làm cháy quạt gió, làm ngập lỏng máy nén. Vì vậy phải thường xuyên xả băng cho dàn lạnh.
Để xả b ăng có 2 phương pháp: Quan sát trực tiếp trên dàn lạnh nếu thấy băng bám nhiều thì tiến hành công việc xả băng, quan sát dòng điện quạt dàn lạnh, nếu lớn hơn trị số quy định thì thực hiện xả băng.
Có 3 phương thức xả băng : Dùng điện trở, môi chất nóng và dùng nước
Quá trình xả băng qua 3 giai đoạn :
Rút kiệt môi chất trong dàn lạnh: điều này rất quan trọng, vì nếu môi chất còn tồn đọng nhiều trong dàn lạnh, khi xả băng sẽ bốc h ơi về đầu hút máy nén và ng ưng tụ lại ở đó thành lỏng, khi khởi động máy lại sẽ gây ra hiện tượng ngập lỏng, rất nguy hiểm.
Rút môi chất cho tới khi áp suất trong dàn bay hơi đạt độ chân không Pck = 600mmHg thì có th ể coi đạt yêu cầu. Thời gian xả băng đã được đặt sẵn nhờ rơ le thời gian, đối với mỗi một hệ thống nên quan sát và đặt cho phù hợp để vừa hút kiệt môi chất là được.
Quá trình xả băng dàn lạnh diễn ra trong vòng 15 ÷ 30 phút tuỳ thuộc vào từ ng thiết bị cụ thể và phương thức xả băng. Trong giai đoạn này có thể quan sát thấy nước băng tan chảy ra ống thoát nước dàn lạnh.
Trong quá trình xả băng các quạt dàn lạnh phải dừng tránh thổi bắn nước xả băng tung toé trong buồng lạnh. Thời gian xả băng cũng cần chỉnh lý cho phù hợp thực tế, không nên kéo dài quá lâu, gây tổn thất lạnh không cần thiết. Có thể ngừng giai đoạn xả băng bất cứ lúc nào để chuyển sang giai đoạn sau bằng cách nhấn nút dừng xả băng trên tủ điện.
Sau khi xả băng xong, dàn lạnh vẫn còn bị ướt, nhất là khi dùng nước để xả băng. Nếu cho hệ thống hoạt động lại ngay nước bám trên dàn lạnh sẽ lập tức đông lại tạo nên một lớ p băng mới. Vì vậy cần tiến hành làm khô dàn lạnh trước khi khởi động lại. Giai đoạn van này các quạt dàn lạnh làm việc, hệ thống xả băng dừng. Thời gian làm khô thường đặt 10 phút.
Khí không ngưng lọt vào hệ thống làm cho áp suất ngưng tụ cao ảnh hưởng đến độ bền và hiệu qủa làm việc của hệ thống.
Khi quan sát thấy áp suất ngưng tụ cao hơn bình thường, kim đồng hồ áp suất rung mạnh thì trong hệ thống đã bị lọt khí không ngưng.
Khí không ngưng có thể lọt vào hệ thống do rò rỉ phía hạ áp hoặc lọt vào các thiết bị trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng.
Việc xả khí không ngưng trong hệ thố ng có trang bị bình xả khí không ngưng khác với trong hệ thống không trang bị thiết bị này.
Khí không ngưng thường tích tụ nhiều nhất tại thiết bị ngưng tụ, mặt khác nhờ quá trình giải nhiệt ở ó, nên quá trình tách khí đã diễn ra ít nhiều ở thiết bị này. Khí không ng ưng có lẫn môi chất được lấy từ thiết bị ngưng tụ dẫn lên bình tách khí không ngưng. ở đ ây hổn hợp được làm lạnh để tách phần môi chất còn lẫn trước khi xả khí không ngưng ra ngoài.
Quá trình xả khí không ngưng thực hiện trực tiếp từ thiết bị ngưng tụ và thực hiện theo các bước sau:
Cho dừng hệ thống lạnh.
Bật công tắc chạy bơm, quạt giải nhiệt sang vị trí MANUAL để giải nhiệt thiết bị ngưng tụ, tiếp tục ngưng lượng môi chất còn tích tụ thiết bi và chảy về bình chứa. Thời gian làm mát khoảng 15 ÷ 20 phút.
Ngừng chạy bơm, quạt và đóng các van để cô lập thiết bị ngưng tụ với hệ thống.
Tiến hành xả khí không ngưng trong thiết bị ngưng tụ. Quan sát áp suất thiết bị ngưng tụ, không nên xả quá nhiều mỗi lần. Cần chú ý dù quá trình làm mát có lâu như thế nào thì trong khí không ngưng vẫn lẫn một ít môi chất lạnh. Vì vậy đối với hệ thống NH3 khí xả phải đượ c đưa vào bể nước để nước hấp thụ hết NH3 lẫn và khí, tránh gây ảnh hưởng đối với xung quanh.
Quá trình xả khí không ngưng trong trường hợp hệ thống có thiết bị xả khí không ngưng chỉ có thể tiến hành khi hệ thống đang hoạt độ ng. Tuy nhiên để hạn chế lưu lượng môi chất tuần hoàn khi xả khi nên tắt cấp dịch dàn lạnh.
Cấp dịch làm lạnh bình xả khí không ngưng.
Mở thông đường lấy khí không ngưng từ thiết bị ngưng tụ đến bình xả khí không ngưng để khí không ngưng đi vào thiết bị xả khí
Sau một thời gian làm lạnh ở thiết bị xả khí để ngưng tụ hết môi chất còn lẫn, tiến hành xả khí ra ngoài.
Phần lớn các sự cố máy nén là do ngập lỏng.
Nguyên nhân của ngập lỏng là do :
Phụ tải nhiệt quá lớn quá trình sôi ở dàn lạnh mãnh liệt và hơi cuốn lỏng về máy nén
Van tiết lưu mở quá lớn hoặc không phù hợp.
Khi mới khởi động, do có lỏng nằm sẵn trên ống hút hoặc trong dàn lạnh.
Van phao khống chế mức dịch dàn lạnh hỏng nên dịch tràn về máy nén Môi chất không bay hơi ở dàn lạnh được: do bám tuyết nhiều dàn lạnh, nhiệt độ buồng lạnh thấp, quạt dàn lạnh hỏng...
a. Ngập lỏng nhẹ
Đóng van tiết lưu hoặc tắt cấp dịch dàn lạnh và kiểm tra tình trạng ngập lỏng, đồng thời kiểm tra nguyên nhân gây ngập lỏng. Khi biết được nguyên nhân phải khắc phục ngay.
Trong trường hợp nhẹ có thể mở van xả khí tạp cho môi chất bốc hơi ra sau khi đã làm nóng cácte lên 30oC, sau đó có thể vận hành trở lại.
Trường hợp nặng hơn, sương bắt đầu bám ở thân các te, nhiệt độ đầu hút thấp nhưng nhiệt độ bơm dầu trên 30oC thí áp dụng cách sau :
b. Ngập lỏng nặng
Khi quan sát qua kính xem môi chất thấy dịch trong cácte nổi thành tầng thì đó là lúc ngập nặng. Lập tức cho máy ngập lỏng dừng và thực hiện các biện pháp sau :
* Trường hợp hệ thống có nhiều máy đấu chung
- Đóng van tiết lưu hoặc tắt van điện từ cấp dịch.
- Đóng van xả máy ngập lỏng
- Sử dụng van by-pass giữa các máy nén dùng máy nén không ngập lỏng hút hết môi chất trong máy ngập lỏng.
- Khi áp suất xuống thấp làm nóng các te máy ngập lỏng cho bốc hết môi chất bên trong.
- Quan sát qua kính xem dầu môi chất lạnh bên trong cácte.
- Rút bỏ dầu trong cácte
- Nạp dầu mới đã được làm nóng lên 35÷40oC
- Khi đã hoàn tất mở van xả và cho máy hoạt động lại, theo dỏi và kiểm tra
* Trường hợp không có máy đấu chung - Tắt cấp dịch, dừng máy.
- Đóng van xả và van hút.
- Qua lổ xả dầu xả bỏ dầu và môi chất lạnh. - Nạp lại dầu cho máy lạnh.
- Mở van xả.
- Cho máy hoạt động trở lại và từ từ mở van hút.
- Sau khi đã mở hoàn toàn mà không có hiện tượng gì thì coi như đã xử lý xong.
Trong trường hợp này cũng có thể hút dịch trong cacte máy nén ngập lỏng bằng máy nén nhỏ khác bên ngoài.