Ống bê tông cốt thép thoát nước - Phần 3

17 tháng 12 2018

Bảng 4 - Ống cống bê tông cốt thép thoát nước - Cấp tải và tải trọng ép

Đường kính danh nghĩa, mm

Tải trọng thử theo phương pháp ép 3 cạnh, kN/m

Ống cấp tải thấp (T)

Ống cấp tải tiêu chuẩn (TC)

Ống cấp tải cao (C)

Tải trọng không nứt

Tải trọng làm việc

Tải trọng phá hoại

Tải trọng không nứt

Tải trọng làm việc

Tải trọng phá hoại

Tải trọng không nứt

Tải trọng làm việc

Tải trọng phá hoại

200

12

20

25

15

23

29

-

-

-

300

400

20

31

39

26

41

52

500

24

38

48

29

46

58

600

29

46

58

34

54

68

750

24

38

48

34

53

67

41

65

81

800*

27

42

53

37

60

74

47

75

94

900

29

46

58

42

67

84

53

85

106

1000*

31

49

61

45

71

90

57

91

113

1050

32

51

64

48

76

95

60

96

120

1200

36

58

72

55

87

109

69

110

138

1250*

38

61

76

57

91

114

73

116

146

1350

39

63

79

60

96

120

76

122

153

1500

43

47

51

69

87

65

73

78

104

130

82

91

99

132

14

1650

75

94

116

145

148

15

1800

82

103

124

155

158

16

1950

88

110

135

169

169

17

2000*

53

93

115

82

140

175

102

175

225

2100

96

120

146

183

184

230

2250

102

128

155

194

195

244

2400

57

108

135

86

165

207

109

210

263

2550

116

145

177

222

223

279

2700

124

155

186

233

235

294

2850

 

130

163

 

195

244

 

251

304

3000

 

135

169

 

207

259

 

260

326

CHÚ THÍCH: Nếu có sự thỏa thuận giữa bên giao và bên nhận thì có thể không cần kiểm tra lực cực đại, mà chỉ kiểm tra lực không nứt và lực làm việc. Trong trường hợp cần kiểm tra độ an toàn làm việc của ống cống, thì phải kiểm tra lực cực đại. Lực cực đại thường phải đảm bảo lớn hơn lực làm việc với hệ số an toàn k = 0,8.

Phương pháp thử ép ba cạnh được hướng dẫn ở Điều 6.

5.5 Yêu cầu về khả năng chống thấm nước

Khả năng chống thấm nước của ống cống là khả năng chống lại sự thấm nước ra mặt ngoài của thành ống cống khi chứa đầy nước.

5.6 Yêu cầu về mối nối liên kết

Mối nối phải đảm bảo kín, không bị thấm nước, các đường sinh giữa hai đốt cống đã được nối phải thẳng hàng và song song với nhau.

5.7 Yêu cầu các phụ kiện

- Các phụ kiện kèm theo ống cống là vòng liên kết mềm bằng cao su hoặc chất dẻo, hoặc vành đai ốp.

- Các phụ kiện phục vụ lắp đặt cống bao gồm: Tấm đỡ ống cống và khối móng đúc sẵn (Hình 6). Các tấm đỡ ống cống được đúc sẵn với cung tiếp xúc giữa ống cống và khối móng tính theo góc ở tâm là 90o. Chiều dày, chiều dài tấm đỡ ống cống và khối móng cũng như mác bê tông do thiết kế quy định.

Hình 6 - Móng cống đúc sẵn

6. Phương pháp thử

6.1 Kiểm tra khuyết tật ngoại quan

6.1.1 Lấy mẫu

Lấy ngẫu nhiên 5 ống cống từ mỗi lô sản phẩm để làm mẫu thử kiểm tra.

6.1.2 Thiết bị, dụng cụ

- Thước thép hoặc thước thép cuộn có khả năng đo độ dài 1 m, độ chính xác 1 mm.

- Thước thép dài (300 ¸ 500) mm, độ chính xác đến 1 mm.

- Thước kẹp, độ chính xác đến 0,1 mm.

- Bộ thước căn lá để kiểm tra vết nứt, độ dày của các lá căn (0,05 ¸ 1,00) mm.

- Kính lúp có độ phóng đại từ 5 lần đến 10 lần.

6.1.3 Cách tiến hành

- Đo chiều sâu vết lõm: Đặt thước dài dọc theo đường sinh ống cống rồi cắm thanh trượt của thước kẹp đến đáy vết lõm, đo khoảng cách từ đáy vết lõm đến mép dưới của thước.

- Đo kích thước bê tông vỡ để tính diện tích vỡ: Quy vết vỡ về dạng hình tròn tương đương, đo đường kính trung bình để tính ra diện tích vỡ hoặc dùng giấy bóng kính có kẻ sẵn lưới ô vuông để đo diện tích bê tông vỡ, tính diện tích vỡ bằng cách đếm số ô vuông.

- Đo vết nứt bê tông: Quan sát phát hiện vết nứt bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp. Nếu có vết nứt, thì cắm đầu thước lá căn vào vết nứt để xác định bề rộng và chiều sâu vết nứt.

6.1.4 Đánh giá kết quả

Nếu cả 5 sản phẩm lấy ra của một lô đạt yêu cầu thì lô đó đạt chất lượng quy định.

Nếu có một trong 5 sản phẩm không đạt thì lại chọn tiếp ra 5 sản phẩm khác trong lô đó để kiểm tra.

Nếu lại có một sản phẩm không đạt thì đối với lô sản phẩm này phải nghiệm thu từng sản phẩm.

6.2 Kiểm tra kích thước và độ vuông góc

6.2.1 Lấy mẫu

Theo 6.1.1.

6.2.2 Thiết bị, dụng cụ

- Thước kẹp hoặc dụng cụ thích hợp, độ chính xác đến 0,1 mm.

- Thước thép hoặc thước thép cuộn, độ chính xác đến 1,0 mm.

- Máy khoan bê tong, búa, đục sắt, êke.

6.2.3 Cách tiến hành

- Đo đường kính trong: Dùng thước thép hoặc thước thép cuộn đo đường kính trong thực tế của từng ống cống theo hai phương xuyên tâm thẳng góc với nhau. Việc đo được tiến hành trên cả hai đầu ống cống.

- Đo chiều dày của thành ống cống ở bốn đầu của hai đường kính nêu trên bằng thước kẹp.

- Đo chiều dài hiệu dụng của từng ống cống theo các đường sinh qua bốn đầu của hai đường kính nêu trên bằng thước thép hoặc thước thép cuộn.

- Đo chiều dày của lớp bê tông bảo vệ cốt thép thực hiện bằng cách khoan hai lỗ trên mặt ống cống cho tới cốt thép rồi đo bằng thước kẹp (chọc thanh trượt của thước kẹp vào lỗ). Sau khi đo xong dùng vữa xi măng nhồi vào các lỗ khoan và trát kín. Cũng có thể đục một rãnh dài 300 mm, rộng 25 mm để lộ cốt thép ra hoặc khoan nõn, hoặc cắt ngang tiết diện cống để đo bề dày lớp bê tông bảo vệ hiện ra.

- Độ vuông góc của đầu ống cống được xác định như sau: Dựng đứng ống cống trên nền phẳng hoặc tấm thép phẳng cứng, nằm ngang. Đặt một cạnh của êke nằm trên mặt phẳng nền và tiếp xúc với thành cống ở một điểm. Cạnh AB của êke tạo với đường sinh AC của ống cống một góc a. Hạ đường vuông góc từ B xuống đường sinh AC. Đo khoảng cách BC và AC, tính bằng milimét. Tga tính bằng BC/AC (xem Hình 7).

Sai lệch về độ vuông góc của đầu ống cống (e) được tính theo công thức:

e ≈ D x tga ≈ D x BC/AC

trong đó: D là đường kính ngoài của ống cống, tính bằng milimét.

- Lộn ngược đầu ống cống để đo độ vuông góc đầu kia của ống cống. So sánh các giá trị của e đo được với độ sai lệch cho phép được quy định trong Bảng 2 để đánh giá độ vuông góc của đầu ống cống.

CHÚ DẪN: 1) Ống cống.            2) Êke.              3) Tấm thép hoặc nền phẳng.

Hình 7 - Sơ đồ đo độ vuông góc của đầu ống cống

- Xác định độ thẳng của ống cống: Đối với mặt cong lõm, đặt một thước thẳng lên hai đầu của một đường sinh, rồi đo khoảng cách từ điểm hõm sâu nhất đến mép nước của thước. Đối với mặt cong lồi, dùng thước thẳng tỳ lên chỗ lồi cao nhất và đặt song song với trục ống cống, đo khoảng cách lớn nhất giữa mép dưới của thước với mặt ống cống

Xem lại: Ống bê tông cốt thép thoát nước - Phần 2

Xem tiếp: Ống bê tông cốt thép thoát nước - Phần 4