Zalo QR
Để lựa chọn dây chuyền sản xuất bia cho phù hợp với công nghệ nấu và lên men bia nồng độ cao 14oBx sau đó pha loãng ra bia thành phẩm gồm 60% bia chai 12oBx và 40% bia hơi 10oBx cần phải xác định các chỉ tiêu chất lượng của bia thành phẩm.
Chỉ tiêu cảm quan
Chỉ tiêu vi sinh vật
Nguyên liệu để sản xuất bia bao gồm nguyên liệu chính và nguyên liệu thay thế. Các nguyên liệu chính là malt đại mạch, hoa houblon, nước và nấm men.
Trong sản xuất bia malt là nguyên liệu quan trọng và quyết định lớn đến chất lượng của bia. Malt dùng trong sản xuất bia thường là malt được nảy mầm ở điều kiện nhân tạo và sấy đến độ ẩm nhất định ở những điều kiện bắt buộc. Malt cung cấp cho quá trình lên men đường, tinh bột, axit amin, chất béo, chất khoáng, đạm, cung cấp enzym protease, amylase cho công nghệ nấu dịch lên men và các hệ thống enzym oxy hóa khử khác. Ngoài ra malt còn cung cấp nguồn đạm hòa tan cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm men, cung cấp những chất đặc trưng tạo nên hương vị, độ bọt, độ bền bọt cho bia sau này.
2.2.1.1. Yêu cầu về chất lượng của malt
Về cảm quan:
+ Kích thước, trọng lượng: hạt đồng đều, cứ 1000 hạt malt khô dao động từ 30 – 44g. Malt phải xốp, khi cắn phải mềm, không còn các phản ứng, malt không được có dấu hiệu meo mốc. Nếu độ ẩm trong malt >5% thì chất lượng sẽ bị giảm, khó bảo quản.
2.2.1.2. Thành phần hóa học của malt tính theo phần trăm chất khô
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của malt [1]
Thành phần |
% Chất khô |
Tinh bột |
58 |
Đường khử |
4 |
Đường sacharose |
5 |
Pentose hòa tan |
1 |
Pentose và hectose không hòa tan |
9 |
Xenlulose |
6 |
Các chất chứa nitơ |
10 |
Chất béo |
2.5 |
Chất khoáng |
2.5 |
Đạm formol |
0.7 - 1 |
Chất chứa nitơ không đông tụ |
2.5 |
Có hai loại malt: malt vàng và malt thẫm. Tuy nhiên ở nhà máy này em chọn loại malt vàng.
Cây Houblon có tên khoa học là “Hamulus Lupulus”, là một loài thân leo thuộc hàng urticacée, họ moracé. Hoa houblon được coi như là nguồn nguyên liệu chính thứ hai trong sản xuất bia. Hoa houblon tạo cho bia có vị đắng đặc trưng và mùi thơm dễ chịu, đồng thời hoa cũng chiết ra các chất có tác dụng tiệt trùng do đó làm tăng thời gian bảo quản bia và giúp cho các thành phần bia được ổn định và bọt bia giữ được lâu hơn cũng như cung cấp khoáng, tanin, protein, tanin kết hợp với protein còn lại chưa thủy phân và làm tách protein ra tránh hư hỏng trong bia. Đức và Mỹ là hai quốc gia sản xuất hoa houblon lớn nhất, tiếp theo là cộng hòa Czech và hiện nay có cả Trung Quốc.
Bảng 2.2: Sản lượng thu hoạch hoa houblon ở các nước trên thế giới
Quốc gia |
Sản lượng (x1000 tấn) năm 2005 |
Mỹ |
26.2 |
Đức |
29.0 |
Trung Quốc |
20.0 |
Cộng hòa Czech |
6.8 |
Anh |
2.0 |
Toàn thế giới |
102.21 |
Có khá nhiều giống hoa houblon và sản lượng thu hoạch trong năm cũng rất khác nhau.
Bảng 2.3: Các giống hoa houblon
Giống hoa |
Sản lượng (tấn) |
Challenger |
520.8 |
Golding |
501 |
Northdown |
461.3 |
Target |
344 |
Fuggle |
217.5 |
Progress |
140.6 |
Yeoman |
84 |
WGV |
84 |
Bram Cross |
63 |
Các loại khác |
37.6 |
Hoa houblon sử dụng trong nhà máy được nhập từ Trung Quốc dưới dạng hoa viên và cao hoa.
2.2.2.1. Yêu cầu chất lượng của hoa houblon
Bảng 2.4: Thành phần hóa học của hoa houblon
Thành phần |
Hàm lượng (%) |
Nước |
10 – 11 |
Nhựa đắng tổng số |
15 – 20 |
Tinh dầu |
0.5 – 1.5 |
Tanin |
2 – 5 |
Monosaccarit |
2 |
Pentin |
2 |
Amino axit |
0.1 |
Protein |
15 – 17 |
Lipit và sáp |
3 |
Chất tro |
5 – 8 |
Xenluloza, lignin và các chất khác |
40 - 50 |
Bảo quản hoa houblon: hoa houblon cần bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ thấp và không có ánh nắng mặt trời. Trong khi bảo quản, hàm lượng ẩm tối đa của hoa cho phép là 13%, còn nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 0,5 – 2oC.
2.2.2.2. Các dạng hoa houblon sử dụng
Bảng 2.5: So sánh thành phần của các loại hoa viên với hoa cánh
Các chỉ tiêu |
Loại 90 |
Loại 45 |
Tỷ lệ tính theo trọng lượng (%) |
90 – 96 |
44 - 52 |
Phần dung tích (%) |
20 – 30 |
10 – 25 |
Độ đắng và hương thơm (%) |
100 – 106 |
200 -220 |
Hàm lượng tannin (%) |
100 |
50 |
Hàm lượng chất rắn (%) |
100 |
50 |
Hàm lượng các chất có hại (%) |
100 |
50 |
Dạng cao: Có hàm lượng chất đắng thấp nhưng có hàm lượng tinh dầu cao vì vậy cho cuối quá trình nấu hoa để tránh tổn thất hàm lượng tinh dầu. Cao hoa có thể bảo quản tốt từ 3 – 5 năm.
Nước là một trong những nguyên liệu chính dùng để sản xuất bia. Thành phần và tính chất của nước ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình công nghệ và chất lượng thành phẩm. Trong quá trình sản xuất bia cần một lượng nước rất lớn để hồ hóa, đường hóa, rửa men, rửa thiết bị, cung cấp cho lò hơi... Chất lượng nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bia. Lượng nước sử dụng trong sản xuất bia thường trong khoảng 3,7 – 10,9 hl/hl bia. Trong việc sản xuất bia nồng độ cao, nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc pha loãng bia thành các nồng độ theo yêu cầu.
Yêu cầu của nước dùng để sản xuất bia:
Đối với nước pha loãng bia (bia nồng độ cao) cần phải có thêm các yếu tố sau:
Bảng 2.6: Hàm lượng các hóa chất xử lý nước uống và dư lương cho phép (Quy định của CHLB Đức về nước uống và nước sử dụng trong thực phẩm)
Hóa chất |
Mục đích |
Lượng cho phép tối đa (mg/l) |
Lượng dư (mg/l) |
Cl2 |
Khử trùng |
1.2 |
0.3 |
ClO2 |
Khử trùng |
0.4 |
0.3 |
O3 |
Khử trùng |
10 |
0.5 |
Ag |
Khử trùng |
- |
0.03 |
H2O2 |
Oxy hóa |
17 |
0.1 |
KMnO4 |
Oxy hóa |
- |
0.5 |
O2 |
Oxy hóa |
- |
0.05 |
SO3 |
Giảm tối thiểu |
5 |
2 |
Na2S2O3 |
- |
6.7 |
2.8 |
Nấm men sử dụng trong lên men bia là loại vi sinh vật đơn bào thuộc giống Saccharomyces có nhiệt độ sinh trưởng là 25 – 30oC nhưng có thể phát triển được ở 2 – 3oC và chịu đến -180oC, ở nhiệt độ không khí lỏng vẫn sống. Giai đoạn đầu lên men cần có oxy để dấm man sinh trưởng, phát triển tăng sinh khối oxy
Trong điều kiện hiếu khí được cung cấp đủ oxy nấm men thực hiện quá trình hô hấp và tăng sinh khối, còn trong điều kiện yếm khí chúng thực hiện quá trình lên men. Loài nấm men phát triển tốt ngay ở nhiệt độ thấp khoảng 6 – 7oC.
Theo tài liệu của hiệp hội bia Châu Mỹ, nguyên liệu thay thế được định nghĩa là nguồn cacbonhidrat có thành phần và tính chất phù hợp dùng để bổ sung và thay thế nguyên liệu cơ bản trong sản xuất bia là malt đại mạch. Xuất phát điểm của việc sử dụng nguyên liệu thay thế ở Châu Âu là nhằm giảm lượng malt đưa vào sản xuất vì thuế sản xuất lúc đó đánh vào lượng malt. Nguyên liệu thay thế lúc đó là siro và các loại đường. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, toàn thế giới bị thiếu malt trầm trọng nên tất cả các châu lục đều phải sử dụng các nguồn nguyên liệu khác nhau thay thế như ngô, gạo, đại mạch... Sau một thời gian dài sử dụng và nghiên cứu ảnh hưởng của các loại nguyên liệu thay thế đến chất lượng của bia, người ta đã rút ra một số kết luận sau:
Một số nước đã sử dụng nguyên liệu thay thế với tỷ lệ cao như ở Mỹ dùng nguyên liệu thay thế không những có tới 16% gạo mà còn dùng thêm hỗn hợp ngô 33%. Ở Anh dùng 20 – 25%, ở Nhật, Mỹ dùng 40 – 50%, Úc 30 – 40%...
Việc sử dụng nguyên liệu thay thế ở tỷ lệ cao đòi hỏi phải bổ sung thêm enzym ngoài vào để hỗ trợ thêm cho enzym trong quá trình chuyển hóa ngũ cốc.
Có một số công trình nghiên cứu sử dụng enzym trong quá trình nấu và tạo hương, người ta có thể nâng cao tỷ lệ nguyên liệu thay thế lên 80 – 90% mà bia vẫn đảm bảo chất lượng. Ngoài việc sử dụng gạo, ngô, sắn, đường làm nguyên liệu thay thế ở Nigeria đã sử dụng hạt Sorghum với tỷ lệ 58%, ngô 40% cùng với sự phối hợp của hai loại enzym đường hóa, đạm hóa và bia vẫn đạt chất lượng tốt.
Vấn đề sử dụng nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia đã được đặt ra cho các nhà nghiên cứu từ nhiều năm nay. Sự lựa chọn một nguyên liệu thay thế nào đó tùy thuộc vào mức độ sẵn có ở trong nước, giá cả cũng như mục đích của các nhà sản xuất. Trong đề tài này của em sử dụng nguyên liệu thay thế là đại mạch và đường.
2.2.5.1. Ưu nhược điểm của việc sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất bia
Malt đại mạch là nguyên liệu chính cho sản xuất bia. Đại mạch sau khi lựa chọn được đưa vào nảy mầm, sấy khô tạo ra malt. Tùy theo yêu cầu của công nghệ sản xuất bia, chất lượng bia mà người ta lựa chọn công nghệ sản xuất malt thích hợp. Nói chung quá trình sản xuất malt là quá trình tiêu tốn năng lượng và nhân công. Do nhu cầu hạ giá thành sản phẩm mà các nhà sản xuất bia ở Anh và Ailen bắt đầu sử dụng đại mạch vào sản xuất bia năm 1940. Tỷ lệ chất chiết của dịch đường từ đại mạch lúc đó không vượt quá 20%.
Qua quá trình sản xuất, các nhà làm bia đã rút ra những ưu nhược điểm của việc sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế như sau:
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Khi sử dụng đại mạch làm nguyên liệu thay thế thì tính chất của đại mạch ảnh hưởng lớn đến công nghệ sản xuất cũng như chất lượng dịch đường và bia thành phẩm. Tính chất của đại mạch chịu ảnh hưởng đáng kể của cả di truyền và điều kiện gieo trồng. Việc sử dụng công nghệ di truyền đã tạo ra những giống đại mạch có chất lượng rất tốt cho sản xuất bia. Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng đến hàm lượng protein, tinh bột và 1-3, 1-4 õ-glucan cũng như hoạt lực của hệ enzym có trong đại mạch.
Bảng 2.7: Thành phần cơ bản của đại mạch
Chỉ tiêu cảm quan |
|
Màu sắc hạt |
Vàng sáng |
Hình dạng hạt |
Hình elip, hạt mập |
Chỉ tiêu cơ học |
|
Kích thước hạt (dài – rộng) (mm) |
9.5 – 3.7 |
Khối lượng 1000 hạt (g) |
50.1 |
Dung trọng (g/l) |
670 |
Chỉ tiêu hóa lý |
|
Độ ẩm (%) |
10.1 |
Trọng lượng vỏ (%) |
8.5 |
Hàm lượng tinh bột (%) |
64.5 |
Hàm lượng protein tổng số (%) |
11.6 |
Hàm lượng protein hòa tan (%) |
1.80 |
Độ hòa tan (%) |
69.7 |
Hàm lượng õ-glucan |
3.2 |
Nhiệt độ hồ hóa (˚C) |
58 |
Hoạt lực WK |
41.5 |
Ở nhà máy này em sử dụng giống đại mạch trong nước là RIB0127 (hay Zkb0127). Giống đại mạch RIB0127 được trồng tại Sơn La vụ đông xuân 2002 - 2003 có thời gian sinh trưởng ngắn, tiềm năng năng suất cao, ổn định, có khả năng chịu rét và sương muối tốt. Có chất lượng phù hợp sản xuất malt hoặc có thể sử dụng trực tiếp làm nguyên liệu thay thế để sản xuất bia, làm nguyên liệu cho sản xuất rượu, nước giải khát. Một số thông số kỹ thuật của giống đại mạch RIB0127:
Nguồn gốc giống :
Chỉ tiêu nông học
Các chỉ tiêu hóa học:
Màu sắc cảm quan: Hạt mẩy, hình elíp, màu vàng sáng.
2.2.5.2. Đường
Đường là nguyên liệu thay thế thứ hai trong sản xuất bia. Chính vì vậy chất lượng đường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của bia. Một trong những lợi ích căn bản của việc sử dụng đường là tạo ra dịch đường với giá thành rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng của bia. Đường có thể sử dụng để làm tăng nồng độ dịch đường trong nồi nấu hoa. Điều này có những ưu điểm sau:
Đường bổ sung trực tiếp vào nồi nấu hoa đã làm tăng hương vị của bia bằng những ưu điểm của nó là: Pha loãng những chất không có bản tính tinh bột như protein, polyphenol là những chất làm đục bia.
Tuy nhiên việc sử dụng đường làm nguyên liệu thay thế có một số nhược điểm sau:
Ở đây em dùng đường saccaroza của nhà máy đường Lam Sơn Thanh Hóa làm nguyên liệu thay thế trong đề tài của mình.
Sử dụng đường tinh luyện với thành phần hóa học như sau:
Bảng 2.8: Chỉ tiêu chất lượng đường do công ty cổ phần mía đường Lam sơn sản xuất
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Đường tinh luyện |
Hàm lượng đường saccaroza |
OS hoặc OZ |
99.85 |
Hàm lượng đường khử |
% khối lượng |
0.030 |
Tro dẫn điện |
% khối lượng |
0.015 |
Độ ẩm |
% khối lượng |
0.040 |
Độ màu |
IU |
20 |
Asen (As) |
Mg/kg |
1 |
Đồng (Cu) |
Mg/kg |
1.5 |
Chì (Pb) |
Mg/kg |
0.5 |
Dư lượng SO2 |
Mg/kg |
6 |
Số vi khuẩn ưa nhiệt |
10g |
200FU |
Tổng số nấm men |
10g |
10FU |
Chất phụ gia là chất được sử dụng làm nguyên liệu phụ để tăng giá trị cảm quan và chất lượng của bia. Có các nhóm chất phụ gia như sau:
Hiện nay tồn tại hai phương pháp lên men:
Phương pháp này lên men ở nhiệt độ thấp từ 6 – 10oC trong 7 – 10 ngày, lên men phụ từ 1 – 2 ngày.
Ưu điểm: hương vị bia tạo ra đậm đà hơn, thiết bị lên men đơn giản, dễ chế tạo.
Nhược điểm: đòi hỏi nhiều thiết bị do lên men chính và lên men phụ được tiến hành trong hai thiết bị riêng biệt trong phòng lạnh khác nhau với nhiệt độ tiến hành khác nhau. Vì thế chi phí đầu tư xây dựng lắp đặt và chế tạo thiết bị tốn kém và còn phải thiết kế thêm một bơm từ thùng lên men chính lên thùng lên men phụ khi kết thúc giai đoạn lên men chính. Phòng làm lạnh phải có thiết bị bảo ôn nên rất tốn kém, giá đầu tư cao, tiêu hao năng lượng kéo theo giá thành sản phẩm cao. Mặt khác quá trình bơm từ thùng lên men chính qua thùng lên men phụ không tránh khỏi tổn thất và dễ bị nhiễm tạp.
Quá trình lên men chính và phụ được tiến hành trong cùng một thiết bị có hệ thống áo lạnh bên ngoài để điều chỉnh nhiệt độ của hai quá trình lên men. Nhiệt độ lên men chính 10 – 12oC trong 4 – 8 ngày, lên men phụ 0 – 2oC trong 8 – 12 ngày.
Ưu điểm: thời gian lên men nhanh, rút ngắn hơn so với phương pháp lên men cổ điển, thiết bị lên men gọn, không tổn thất diện tích mặt bằng phân xưởng.
Nhược điểm: lên men ở nhiệt độ cao nên có nhiều sản phẩm phụ không có lợi cho chất lượng bia. Tuy nhiên chất lượng bia tạo ra cũng không khác nhau xa lắm so với phương pháp lên men cổ điển. Vì vậy trong nhà máy này em chọn phương pháp lên men gia tốc để sản xuất bia.
a. Nghiền malt
Mục đích: nghiền nhỏ malt để khi đường hóa thu được nhiều chất hòa tan (chất chiết) nhất, có lợi cho sản xuất và chất lượng sản phẩm, hạn chế các chất không có lợi tan vào dịch đường và sử dụng tốt nhất các thành phần của malt (chất hạ tan, vỏ...).
Cách tiến hành:
b. Nghiền đại mạch
Mục đích của quá trình nghiền đại mạch: Nghiền đại mạch tương tự như nghiền malt. Đại mạch được cân lên từng mẻ và được nghiền bằng máy nghiền búa. Đại mạch được nghiền càng mịn càng tốt để tăng khả năng tiếp xúc giữa các phần tử với enzym, tinh bột dễ chuyển thành dạng hòa tan và trương nở tốt hơn, do vậy enzym dễ phân cắt tinh bột thành đường.
Ưu nhược điểm:
2.4.2.2. Quá trình nấu
Đây là quá trình quan trọng nhất trong quá trình sản xuất dịch lên men. Trong suốt quá trình đường hóa, bột malt và nước trộn với nhau, các thành phần của malt hòa tan vào nước và ta thu được dịch đường.
Trong đại mạch, hoạt lực diastaza khoảng 37 – 42 WK, chỉ số này thấp hơn so với malt đại mạch nhưng lại là đặc tính mà các nguyên liệu thay thế khác không có được. Đặc biệt là nhiệt độ hồ hóa của đại mạch nằm trong khoảng 55 – 65oC, thấp hơn rất nhiều so với gạo (80 – 85oC) nên dịch hóa ở nhiệt độ thấp và có thể dùng trực tiếp với malt nên tiết kiệm năng lượng cho quá trình nấu.
Quy trình nấu được thực hiện như sau:
a. Nồi hồ hóa
Mục đích: Việc hồ hóa tinh bột là rất cần thiết để cho enzym thủy phân hoàn toàn tinh bột trong quá trình đường hóa. Quá trình này liên quan đến phá vỡ cấu trúc tinh thể amylopectin để lộ ra các hạt tinh bột trong môi trường xung quanh, tiếp đó hạt trương nở và độ nhớt tăng lên. Sản phẩm của quá trình là các dextrin phân tử lượng thấp, một ít glucoza...
Cách tiến hành: Sau khi vệ sinh thiết bị, kiểm tra đường ống, van xả hơi, van xả đáy, bơm nước vào nồi, bật cánh khuấy, đổ bột đại mạch đã xay ở nhiệt độ thường, cho tiếp chế phẩm Termamyl 120L 0,1% và chế phẩm Cereflo 0,04% vào. Cho CaCl2 vào giúp cho các enzym bền vững nhiệt độ và nâng cao hiệu suất các chất hòa tan. Để dịch ở nhiệt độ 30oC trong 30 phút để enzym õ – glucanaza hoạt động phân giải õ – glucan (các cầu nối 1 – 4 õ – glucozit) trong đại mạch tạo thành oligosaccarit có 3 – 5 đơn vị glucoza. Từ đó sẽ hạ thấp độ nhớt của dịch hèm làm dễ dàng sự lọc hay lắng lọc về sau. Cho H2SO4 để điều chỉnh pH = 5,2 – 5,6 làm giảm độ nhớt của cánh khuấy. Ngâm ở 38 – 40oC trong vòng 30 phút, sau đó nâng nhiệt độ lên 58 – 60oC giữ trong 30 phút rồi nâng lên nhiệt độ sôi, giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút để hồ hóa hoàn toàn tinh bột đồng thời Termamyl hoạt động tốt ở nhiệt độ này sẽ bẻ gẫy tinh bột thành các phần tử tạo điều kiện cho quá trình đường hóa sau này.
Sau đó ta chuyển nồi cháo sang nồi đường hóa làm hai lần bằng thiết bị bơm. Trong khi dịch cháo bơm sang nồi malt thì cánh khuấy của nồi cháo và nồi malt hoạt động liên tục.
b. Nồi đường hóa
Mục đích: Tạo điều kiện thích hợp cho enzym hoạt động phân cắt các hợp chất cao phân tử thành các hợp chất có phân tử lương thấp, các loại đường có khả năng lên men và không lên men tạo thành chất chiết của dịch đường.
Cách tiến hành: Sau khi vệ sinh sạch sẽ bằng nước nóng. Đặc biệt với thiết bị nghiền malt ướt thì malt sau khi đưa ra khỏi máy nghiền được trộn với nước theo đúng tỷ lệ định sẵn, với tỷ lệ malt/nước = 1/4. Nhiệt độ lúc này của dịch là 38 – 40oC, cho tiếp axit H2SO4 để điều chỉnh pH về 5,2 – 5,6. Giữ ở nhiệt độ này trong khoảng 30 phút để hoạt hóa enzym Hemixelluloza, glucanaza để thủy phân vỏ glucan hoặc protit phức tạp bao quanh phân tử tinh bột tạo điều kiện cho enzym tấn công vào tinh bột phân cắt các hợp chất cao phân tử dễ dàng. Sau đó ta tiến hành đường hóa bằng cách nâng nhiệt từ từ theo ba giai đoạn.
Bơm dịch cháo sang nồi đường hóa sao cho nhiệt độ nồi đường hóa đạt 52oC và giữ ở nhiệt độ này trong 30 phút, đây là giai đoạn đạm hóa. Ở nhiệt độ này thích hợp cho enzym proteaza hoạt động nhằm mục đích để thủy phân protein thành axit amin và peptit, nó là nguồn dinh dưỡng cho nấm men hoạt động. Thành phần này chiếm 5 – 7% so với tổng chất hòa tan trong dịch đường. Ngoài ra thành phần này còn góp phần tạo cho bia có hương vị đậm đà, tham gia vào quá trình giữ bọt cho bia góp phần nâng cao chất lượng của bia.
Sau đó ta bơm nốt phần dịch cháo còn lại sang nồi đường hóa để tăng nhiệt độ nồi đường hóa lên 65oC và giữ ở nhiệt độ này trong vòng 30 phút, đây là giai đoạn đường hóa 1, nhiệt độ này thích hợp để cho enzym amylaza hoạt động thủy phân tinh bột thành các đường có khả năng lên men (thường là dextrin).
Sau đó nâng nhiệt độ lên 72oC giữ ở nhiệt độ này trong 20 phút để enzym amylaza hoạt động rồi nâng nhiệt độ dịch lên 78oC, giữ trong 30 phút rồi bơm sang thiết bị lọc.
Các enzym hoạt đông trong giai đoạn này là:
Thông qua nhiệt độ và pH ta tận dụng tối đa hoạt động xúc tác của enzym amylaza để thu được nhiều chất hòa tan nhất hay thay đổi độ axit để tăng độ trong cho bia, tăng khả năng ổn định của bọt, chất lượng của bia. Chính vì vậy ta phải dùng và duy trì ở các nhiệt độ 52oC, 65oC và 72oC và giữ pH = 5,2 – 5,6 để các enzym đạt hoạt lực mạnh nhất.
2.4.2.3. Lọc dịch đường
Mục đích: Cháo malt sau khi đường hóa xong gồm hai phần: phần đặc và phần loãng. Phần đặc bao gồm tất cả các phần tử nhỏ không hòa tan của malt, phần loãng là dung dịch nước chứa tất cả các chất hòa tan trong mẻ nấu gọi là “dịch đường”. Mục đích của quá trình lọc là nhằm phân tách phần loãng riêng ra khỏi phần đặc. Đặc trưng của cháo malt là trong đó có rất nhiều phần tử rắn trong quá trình lọc, những phần tử này sẽ tạo thành một lớp nguyên liệu lọc phụ.
Điều này rất có ý nghĩa trong khi lọc.
Tiến hành lọc:
Trước lúc tiến hành lọc, thiết bị lọc được rửa bằng nước, các mảnh của đáy, nắp, sàng được ghép thật khít với nhau. Lỗ hở tròn để tháo bã malt và các van xả dịch vào máng được đóng chặt. Sau đó ta cho nước nóng 76oC chảy vào các ống dẫn dịch đường sao cho ngập nước so với lưới lọc khoảng 1 – 1,5cm để đuổi không khí ra ngoài, đồng thời để chứa đầy khoảng không giữa hai lớp đáy của thùng lọc. Ngoài ra còn để hâm nóng thiết bị để khi chuyển dịch đường từ nồi đường hóa sang không bị giảm nhiệt độ.
Tiếp theo bơm toàn bộ lượng dịch từ nồi đường hóa sang thùng lọc, khi bơm thì bật cánh khuấy theo chiều ngược kim đồng hồ trong khoảng 10 phút. Đầu tiên các hạt tấm thô và lớp vỏ malt lắng xuống đáy giả trước tạo thành màng lọc dày, phía trên lớp này là lớp rất mỏng những phần tử tinh bột rất bé, min, nhẹ. Sau khi để lắng 15 phút thì dịch lọc đi qua lớp lớp lọc xuống đáy, rồi dịch lọc qua hệ thống ống góp ở đáy đi vào bình trung gian. Tuy nhiên lúc này dịch đường thu được vẫn đục nên ta cho chạy tuần hoàn trở lại cho đến khi đạt độ trong rồi thì tiến hành bật bơm để chuyển dịch sang nồi nấu hoa houblon đồng thời cho một lượng dịch lọc hồi lưu trở lại thùng lọc để tăng khả năng lọc hết dịch có trong bã và thu được dịch có độ trong đảm bảo kỹ thuật.
Thời gian lọc dịch đầu thường tiến hành trong 60 phút. Sau khi lọc dịch đầu ta tiến hành rửa bã, nước dùng để rửa bã cũng là nước ở nhiệt độ 76oC vì tại nhiệt độ này thích hợp cho đường hóa tinh bột còn lại trong phẫn hồ malt cuối cùng. Nếu nhiệt độ xuống thấp hơn sẽ cản trở đến tốc độ rửa bã, còn nếu nhiệt độ cao hơn sẽ xảy ra hiện tượng hồ hóa tinh bột và trích ly môt số chất đắng và chất chát có trong vỏ trấu làm cho bia bị đục và có vị lạ.
Đầu tiên tiến hành tưới nước nóng 76oC cho đến khi mức nước cao hơn mức bã khoảng 2cm, rồi tiến hành bật cánh khuấy tách rước lần thứ nhất. Tiếp tục rửa bã lần thứ hai, lần thứ ba tương tự như lần đầu. Tổng thời gian rửa bãt khoảng 1 giờ. Quá trình rửa bã tiến hành nhiều lần cho đến khi đạt lượng dịch cần thiết cũng như nồng độ chất hòa tan trong nước rửa bã còn khoảng 0,3 – 0,5% thì dừng lại và xả bã ra ngoài. Bã cuối cùng này được dùng làm thức ăn chăn nuôi.
2.4.2.4. Nấu hoa
Mục đích của quá trình nấu hoa:
Ổn định thành phần nước nha.
Sau khi trộn lẫn dịch đường ban đầu với dịch rửa bã, dịch được bổ sung thêm đường saccharose ta được hỗn hợp cuối cùng, gọi chung là dịch đường ngọt, có đặc điểm sau:
- Vị ngọt, hương thơm rất nhẹ của melanoit.
- Rất đục do chứa nhiều cặn, đặc biệt là các hạt dạng keo, những phần tử này rất dễ bị biến tính và kết tủa, tiêu biểu là những hạt có phân tử lượng cao chứa nitơ.
Bia là loại đồ uống có vị đắng dịu với hương thơm rất đặc trưng và độ bền sinh học cao. Để dịch đường ngọt với những tính chất nêu trên trở thành “hợp chất” tiền thân trực tiếp của bia, điều cần thiết là phải đun sôi nó với hoa houblon trong 1,5 – 2 giờ. Quá trình này diễn ra như sau: sau khi bơm dịch đường từ thùng lọc vào thiết bị đun hoa, dịch lọc được nâng lên nhiệt độ 76 – 78oC bằng hệ thống gia nhiệt trung tâm và giữ ở nhiệt độ này trong khoảng 10 phút nhằm mục đích để enzym amylaza đường hóa nốt tinh bột còn sót lại, sau đó đun sôi dịch đường và sau khi đun sôi khoảng 10 phút thì cho toàn bộ lượng cao hoa vào để tạo vị đắng cho bia đồng thời nhờ các polyphenol có trong cao hoa kết hợp với các chất keo, protit tạo thành phức chất dễ kết lắng.sau khi đun sôi được 10 phút ra cho 1/2 lượng hoa viên vào nồi hoa cũng để tạo vị đắng cho bia và các polyphenol có trong hoa viên kết hợp với các chất keo, protit tạo thành phức chất dễ kết lắng để tạo màu cho bia. Cho 1/2 lượng hoa viên còn lại vào nồi trước khi kết thúc quá trình đun sôi khoảng 10 phút để tạo hương cho bia. Tổng thời gian đun hoa là 75 phút.
2.4.2.5. Quá trình lắng
Mục đích: Tạo điều kiện cho sự kết tủa của các cặn thô và cặn lắng của dịch đun hoa nhằm tách các chất này ra khỏi dịch để tránh cho bia khỏi bị đục.
Cách tiến hành: Dịch được bơm từ nồi nấu hoa sang nồi lắng xoáy theo phương pháp tiếp tuyến để tạo thành dòng xoáy. Dưới tác dụng của lực hướng tâm cặn lắng và các chất không hòa tan có khối lượng lớn sẽ bị xoáy vào giữa tâm thùng và lắng xuống đáy thùng.
Thời gian lắng 40 phút, nhiệt độ của dịch nhanh chóng hạ xuống 90oC sau đó dịch được bơm sang thiết bị làm lạnh nhanh còn cặn lắng xuống được nén chặt ở đáy thùng. Sau khi bơm hết dịch đường ta cho nước vào để xối cặn ra ngoài.
2.4.2.6. Làm lạnh nhanh
Mục đích: Hạ nhiệt độ của dịch đường xuống nhiệt độ thích hợp cho quá trình lên men, tách kết tủa lạnh ra khỏi dịch đường.
Cách tiến hành:
Dùng thiết bị lạnh nhanh đều là dạng trao đổi kiểu tấm bản.
Thiết bị làm lạnh nhanh dịch đường xuống 10 – 12oC là dạng trao đổi nhiệt kiểu tấm bản hai cấp. Dịch đường sau khi lắng trong được bơm qua máy lạnh nhanh. ở cấp một, dịch đường và nước trao đổi nhiệt độ với nhau, dịch vào cấp một có nhiệt độ 90oC, khi đi ra có nhiệt độ 35oC, nước ra có nhiệt độ 60oC. Cấp hai, dịch đường và chất tải lạnh đi ngược chiều nhau. Dịch qua khỏi máy lạnh đạt nhiệt độ 10 – 12oC, dịch này được đưa sang thùng lên men.
2.4.2.7. Quá trình lên men
a. Chuẩn bị men giống
Mục đích: Bia là sản phẩm của quá trình lên men nên công việc chuẩn bị men giống là hết sức cần thiết, mục đích để tạo lượng giống đủ lên men và hoạt hóa giống.
Men giống: tại nhà máy này em sử dụng nấm men là Saccharomyces carlsbergensis X25. Đây là một chủng nấm men mới được tuyển chọn bằng việc sử dụng những kỹ thuật hiện đại trong công nghệ sinh học với những đặc điểm ưu việt như sau:
- Có tốc độ phát triển nhanh và mạnh, khả năng lên men > 74%, có thể sử dụng rộng rãi trong nhiều quy trình công nghệ sản xuất bia khác nhau như sản xuất bia từ 100% malt đại mạch, sản xuất bia có sử dụng nguyên liệu thay thế là gạo, ngô hoặc sirô.
- Có khả năng tạo hương thơm đặc trưng, vị đậm đà, tạo diaxetyl thấp, cho ra sản phẩm chất lượng cao.
- Có khả năng kết lắng tốt hơn các chủng nấm men khác, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc tinh, nâng cao chất lượng bia và tăng hiệu suất thu hồi sản phẩm.
- Có độ thuần khiết cao, khả năng bị nhiễm tạp thấp, ít bị thoái hoá, ổn định trong quá trình sản xuất; Qui trình công nghệ nhân giống và sử dụng chủng Saccharomyces carlsbergensis X25 tại các nhà máy đơn giản nên có thể triển khai rộng rãi.
Từ việc thu hồi nấm men dư thừa tại các nhà máy bia, bằng công nghệ enzym và công nghệ chế biến tiến tiến, đã sản xuất được bột nấm men giàu protein, các đặc điểm nổi bật: có hàm lợng protein cao từ 46,27% đến 56,67%, có đầy đủ các axít amin thay thế và không thay thế với tỷ lệ lớn, các vitamin và các nguyên tố vi lượng như Mg, Ca, Fe, P2O5, Na. Sản phẩm có hình thức hấp dẫn, màu vàng sáng, thơm, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Công trình đã được giải thưởng Phụ nữ ngành công nghiệp sáng tạo khoa học vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước năm 2000 của Bộ Công nghiệp.
Hiệu quả sử dụng chủng nấm men Saccharomyces carlsbergensis X25 vào sản xuất bia đã làm lợi cho các doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng mỗi năm, đồng thời làm tăng sản lượng của các nhà máy bia một cách đáng kể.
Đã triển khai sử dụng chủng nấm men Saccharomyces carlsbergensis X25 đại trà ở quy mô lớn trong sản xuất, từ các nhà máy bia công suất 1 triệu lít/năm đến 20 triệu lít/năm. (Thông tin từ bản tin Khoa học Công nghệ - Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Công nghiệp Việt Nam).[14]
Bên cạnh việc sử dụng nấm men mới, tại nhà máy còn tiến hành tái sử dụng men sữa sau quá trình lên men.
Khi kết thúc lên men ta tiến hành hạ nhiệt độ xuống 2 – 4oC để thu hồi men sữa, khối dịch kết lắng gồm 3 lớp:
Thông thường cứ 1000 lít dịch đường sau khi lên men kết thúc cho ta khoảng 15 – 20 lít sinh khối nấm men sệt và hàm ẩm từ 85 – 88%. Cặn men được xả ra ngoài qua van xả lúc đầu có màu xám đen để cho gia súc, tiếp đó là lớp men mịn màu trằng ngà dùng để làm cho sản xuất, trên cùng là lớp màu xám đen cũng để cho gia súc.
Cách xử lý men: Lớp men sạch thu được từ đáy thùng lên men được lọc qua rây và được rửa nhiều lần bằng nước vô trùng ở 1 – 2oC, các tế bào nấm men chết sẽ nổi lên trên bề mặt và được gạn ra ngoài. Sau khi rửa bằng nước lạnh tiến hành xử lý bằng hóa chất: dùng H2SO4 1% so với lượng nấm men cần xử lý ngâm trong 40 phút rồi sau đó trung hòa lại bằng NaOH. Tiến hành rửa bằng nước vô trùng 1o nhiều lần, sau mỗi lần rửa tiến hành kiểm tra chất lượng men đến khi nào đạt chỉ tiêu thì dừng. Giống nấm men tốt khi có hình thái tế bào đặc trưng, số tế bào trẻ và nảy chồi nhiều, số tế bào chết < 5%, tỷ lệ nhiễm tạp < 2%, tốc độ sinh sản nhanh.
Nấm men sau khi được rửa xong được bảo quản ở dưới lớp nước lạnh 0oC. Nấm men bị nhiễm tạp cần xử lý bằng cách đưa pH đến 2,5, giữ ở pH này trong vòng 1 giờ sau đó loại bỏ cặn và trung hòa bằng NaOH đến 4,8 – 5,2. Để cho giống phát triển nhanh hơn thì trước khi sử dụng ta cần hoạt hóa giống. Nấm men được nuôi cấytrong dịch đường mới đã được làm lạnh theo tỷ lệ men sệt/dịch đường là 1/5, dùng cánh khuấy hoặc không khí vô trùng sục vào dịch. Nhiệt độ cồn 0,3% thì kết thúc hoạt hóa. Số lần tái sử dụng men sữa khoảng 5 hay 6 lần.
b. Quá trình lên men chính
Mục đích: Là quá trình chuyển hóa các chất hòa tan trong dịch đường thành rượu etylic, CO2 và một số sản phẩm phụ khác nhờ sự phát triển của nấm men. Sản phẩm của quá trình lên men chính là bia non, bia non đục và có hương bị đặc trưng tuy nhiên hàm lượng diaxetyl còn cao.
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + 28 calo
Đặc điểm của quá trình lên men chính là sự tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ, một lượng lớn đường chuyển thành rượu, CO2 và một số sản phẩm khác như rượu bậc cao, glyceryl góp phần làm nên hương vị cho bia. Thời gian lên men chính là 8 ngày.
Cách tiến hành:
Sau khi làm lạnh đến nhiệt độ 8 – 10oC dịch lên men được bơm qua thiết bị lên men. Trên đường đi của dịch lên men có bổ sung 5 – 6 mg O2/lít đồng thời cũng lấy vào một lượng nấm men giống sao cho lượng tế bào ban đầu khoảng 10 – 14 triệu tế bào/ml. Giai đoạn đầu duy trì ở nhiệt độ 8 – 10oC, áp suất 0,3kg/cm2 trong 1 – 2 ngày sau đó nhiệt độ tăng 10 – 12oC thậm chí 14oC trong 4 – 5 ngày. Quá trình lên men chính kết thúc khi tốc độ lên men giảm và hàm lượng đường giảm từ 14% xuống còn 2,2 – 2,8%. Sau đó tiến hành làm lạnh tank lên men xuống nhiệt độ 0 – 2oC để kết lắng một phần nấm men, một phần nấm men tách ra ở giai đoạn này được thu hồi để bổ sung cho mẻ lên men sau.
Nhiệt độ lên men được điều chỉnh nhờ hệ thống van tự động, áp suất lên men được duy trì nhờ hệ thống điều chỉnh áp suất. Trong quá trình lên men chính hàm lương CO2 thoát ra mạnh nên nó phải được thu lại và cho vào balon, đồng thời điều chỉnh áp suất 0,5 – 0,7 at để tránh làm ức chế nấm men.
c. Quá trình lên men phụ
Mục đích: Sau khi lên men chính hoạt động của nấm men giảm dần vì nguồn dinh dưỡng trong môi trường giảm dần, một số sản phẩm tạo thành như axit hữu cơ, ethanol ức chế quá trình lên men. Kết thúc quá trình lên men chính lúc này bia non chưa chín (hương vị còn nồng, mùi nấm men đắng và ít hấp dẫn) do vậy cần lên men phụ. ở đây sản phẩm tạo thành ít, những phản ứng sinh lý, phi enzym và enzym được xảy ra làm chất lượng bia tăng, mùi vị bia hài hòa hơn do tạo chất thơm quan trọng hơn, phản ứng các chất làm bia ổn định, có mùi vị hài hòa. Khi bia chín phản ứng lên men xảy ra chậm do chất dinh dưỡng cạn. Tuy nhiên các phản ứng này xảy ra với tốc độ chậm, nhiệt độ thấp hơn so với lên men chính, số lượng tế bào nấm men ít hơn và giảm đến cuối quá trình lên men phụ là 4 – 5 triệu tế bào/ml dung dịch cấy.
Lên men phụ còn có tác dụng phân hủy diaxetyl làm cho diaxetyl giảm xuống tới mức quy định là 0,2 mg/l, đó là chỉ tiêu quan trọng để kết thúc quá trình lên men phụ.
Lên men phụ còn có mục đích để các cacboxyl hóa bão hòa bia bằng CO2 để tăng vị và khả năng tạo bọt, ức chế sự phát triển của vi sinh vật ngoại có hại.
Cách tiến hành:
Sau khi tách men, hạ nhiệt độ khối dịch xuống 0 – 1oC, duy trì áp suất 0,9 – 1,2mg/cm2, ngừng thu hồi CO2 khi quá trình lên men phụ diễn ra 15 ngày. Kết thúc quá trình lên men phụ nồng độ đường còn lại là 1,9oBx, còn nấm men được tách ra, phần nấm men ở đáy thiết bị già cỗi, sinh trưởng kém để chăn nuôi, phần giữa còn có khả năng lên men tốt được đưa vào bảo quản ở 0 – 1oC. Bia sau khi lên men được bơm qua thiết bị lọc.
2.4.2.8. Lọc trong bia
a. Quá trình pha loãng
Bia nồng độ cao thường được pha chế với nước vô trùng đã khử oxy đến nồng độ công tương ứng với bia được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Tùy từng nhà máy mà quá trình pha loãng bia được tiến hành ở các giai đoạn khác nhau. Các nhà máy bia có công suất nhỏ nhưng lại nhiều thiết bị lên men thì có thể pha loãng dịch lên men nồng độ cao ngay trước khi tiến hành lên men, quá trình này yêu cầu nhiệt độ xuống thấp, do đó phải làm lạnh trước khi phối trộn.
Cũng có thể pha loãng trước giai đoạn lọc bia, lúc này sẽ làm giảm độ nhớt, tăng tốc độ lọc. Nhưng phổ biến nhất tại các nhà máy vẫn là pha loãng trong quá trình lọc bia thành phẩm. Việc kéo dài thời gian pha loãng sẽ càng có lợi về mặt kinh tế, tùy thuộc vào từng thời điểm pha loãng mà ta có chế độ xử lý khác nhau.
Ở nhà máy này, sau quá trình lên men kết thúc ta bắt đầu pha loãng bia nồng độ cao 14oBx đồng thời với lọc trong bia để cho ra 60% bia chai 12oBx và 40% bia hơi 10oBx như yêu cầu của đề tài. Nước dùng để pha loãng phải được xử lý bằng hệ thống và đáp ứng được tiêu chuẩn của nước. Quá trình pha loãng phải được thực hiện bằng dây chuyền.
Những đặc điểm chính của nước pha loãng [6]
- Chất lượng nước tốt (uống được), không mùi, không vị.
- Trong nước có chứa những hàm lượng khoáng mà vi sinh vật có thể sử dụng được.
- Nồng độ oxy trong nước phải đạt tối thiểu (<0,1 ppm).
- Nước phải có tính kiềm thấp, nếu không sẽ làm thay đổi pH của bia khi pha loãng.
- Nhiệt độ của nước bằng nhiệt độ của bia dùng pha loãng.
- Nước phải được cacbonat hóa ở mức độ như bia.
- Nước không có clo và clophenol.
- Hàm lượng canxi thấp hơn trong bia nếu không sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa oxalatcanxi.
Các phương pháp xử lý nước: quá trình xử lý nước cho sản xuất ở các nhà máy bí phụ thuộc vào nguồn nước và chất lượng nước. Thiết bị để xử lý nước có thể bao gồm:
- Lọc cát để loại bỏ chất rắn và các chất hữu cơ.
- Lọc than antraxit cũng với mục đích trên.
- Lọc bằng than hoạt tính để loại bỏ mùi vị clo và clophenol.
- Dùng trao đổi ion để khử khoáng và dealkylation.
Khử trùng nước
Nước dùng để phối trộn bia nồng độ cao cần phải vô trùng để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bia thành phẩm. Một số phương pháp khử trùng nước trên thế giới:
- Khử trùng bằng clo và các hợp chất clo.
- Khử trùng bằng ozon.
- Khử trùng bằng đun sôi.
- Khử trùng bằng tia cực tím.
- Khử trùng bằng màng siêu lọc.
Loại khí oxy
Để đảm bảo chất lượng bia sản xuất theo phương pháp nấu bia nồng độ cao tương đương với bia nấu theo phương pháp thông thường, các đặc tính của nước đã được khử khí có một tầm quan trọng rất cao. Trong trường hợp này, oxy chính là kẻ thù của bia. Sau quá trình lên men điều cần thiết là tránh cho bia không bị hấp thụ không khí ở bất cứ khâu nào trong quá trình sản xuất, ví dụ như khi pha trộn bia nồng độ cao với nước đã được khử khí.
Sau khi xử lý sơ bộ, nước pha loãng cần phải loại khí để giảm hàm lượng oxy tới mức < 0,1 ppm. Một số tác động bất lợi của oxy có thể nhận thấy như hương vị của bia có thể thay đổi do sự oxy hóa, rủi ro gia tăng về sự hình thành độ đục của bia và giảm công suất máy lọc.
Các nhà máy sản xuất bia thường sử dụng ba phương pháp để lạo khí trong nước trước khi pha loãng, đó là:
- Loại khí của nước bằng cách sục CO2 để đuổi không khí của nước (phương pháp dùng khí đuổi khí).
- Loại khí bằng cách đun sôi nước sau đó cacbonat hóa trong quá trình làm lạnh, dùng thiết bị sục CO2 tự động hoặc dùng khí đuổi khí.
- Loại khí bằng chân không sau đó đuổi khí bằng CO2 và làm lạnh.
Cacbonat hóa, làm lạnh và bảo quản nước pha loãng
Nước pha loãng cần được cacbonat hóa tới mức độ xấp xỉ bia nồng độ cao ngay sau khi loại khí để bạn chế không khí xâm nhập và tiếp theo phải làm lạnh ngay. Có hai phương pháp để làm lạnh nước pha loãng đến nhiệt độ xấp xỉ 1oC.
- Phương pháp 1: sử dụng hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt dạng tấm dùng trong trường hợp nước dùng để đưa vào loại khí cần phải nâng nhiệt lên cao hơn nhiệt độ của nước thường và năng lượng thu hồi vào khoảng 90%.
- Phương pháp 2: sử dụng thùng làm lạnh, có khung và ống sử dụng tác nhân làm lạng (ví dụ như NH3, cồn...), thùng làm nguội này tương tự như những thùng làm lạnh ở các nhà máy bia đang sử dụng.
b. Lọc trong bia
Mục đích: quá trình lọc nhằm tách cặn lơ lửng, tách các tế bào nấm men sống và xác tế bào non để tăng giá trị cảm quan, ổn định thành phần cơ học, làm tăng độ bền sinh học, độ bền keo của bia. Lọc bia dựa trên hai quá trình:
- Quá trình cơ học nhằm giữ lại các phẩn tử rắn kích thước to hơn các lỗ hoặc khe của lưới lọc.
- Quá trình hấp thụ đối với các phần tử có kích thước rất bé như các chất keo hòa tan dưới dạng phân tử, các nấm men và vi sinh vật... Ngoài các chất gây đục bia quá trình hấp thụ cũng làm giảm bớt một phần các chất protein, chất nhựa houblon, chất màu, cồn bậc cao, este... vì vậy bia được trong.
Tiến hành lọc
Cho bột trợ lọc là diatomit vào thùng chứa bột sau đó cho một ít bia chưa lọc vào nồi rồi bơm tuần hoàn để bột trợ lọc sẽ bám lên các ống lọc của thiết bị lọc Filtrox. Khoảng cách thích hợp giữa các ống lọc là 110 mm, ống lọc có khe hở để dịch bia đã lọc đi vào bên trong ống, bí sau khi đi qua lớp bột lọc sẽ trong đồng thời các cặn bã được giữ lại cũng tạo thành màng có tác dụng lọc. Do đó sau một thời gian thì tốc độ lọc giảm đi do các cặn đã bám quá nhiều trên cột lọc vì thế ta phải tiến hành xả bỏ đi. Khi Pvào = 5,5 – 6 thì thay lớp bột lọc khi đó Pra = Ptank chứa. Khi bia trong thì đóng van tuần hoàn lại cho thêm bột và bật bơm để hút bột cho bám vào ống.
2.4.2.9. Bão hòa CO2
Mục đích: bão hòa để được hàm lượng cần thiết nhằm làm tăng giá trị cảm quan, chống oxy hóa, chống kết lắng và tạo môi trường tốt để bảo quản bia.
Cách tiến hành: quá trình này được thực hiện trong bình inox đầy, chịu lực, sử dụng CO2 đã thu hồi. Để CO2 bão hòa tốt phải tiến hành nạp nhiều lần ở nhiệt độ thấp 0 – 1oC, mỗi lần nạp tới áp suất 4 – 5kg/cm2, quá trình nạp lặp đi lặp lại nhiều lần. Thời gian nạp CO2 từ 2,5 – 3 giờ, bia sau khi nạp CO2 xong phải đạt hàm lượng 3,5 – 4g/l đối với bia hơi và 4 – 4,5 g/l đối với bia chai.
2.4.2.10. Hoàn thiện sản phẩm
a. Hoàn thiện bia hơi
Bia sau khi bão hòa CO2 được chiết vào thùng bock, trước khi chiết phải được kiểm tra chất lượng nếu đạt yêu cầu thì mới tiến hành chiết bock.
Bia thành phẩm được chiết vào các thùng bock có dung tích như sau: 100 lít, 50 lít, 25 lít để thuận tiện cho việc vận chuyển ta chọn thùng bock 50 lít.
Bock làm bằng inox hay bằng nhựa có lớp bảo ôn nhiệt tốt, chịu được áp suất do CO2 gây nên, xung quanh bock có các đai cao su để khi vận chuyển tránh xây xát, va đập, chiết bock theo phương pháp chiết đẳng áp, bock được xem như đảm bảo nếu bock sau một ngày chiết nhiệt độ tăng không quá 1oC.
b. Hoàn thiện bia chai
Chai đựng bia được thổi từ các loại thủy tinh chất lượng cao có màu nâu hay xanh nhạt để ngăn cản các tia bức xạ mặt trời chiếu vào có thể gây cho bia có mùi lạ, đồng thời gây mất màu bia. Nguyên nhân là tạo ra CO và các hợp chất chứa nhóm sunfo hydrin, các tia bức xạ mặt trời này có khả năng kích thích các phản ứng quang hóa trong bia, khử một số chất lưu huýnh thành mecaptain có mùi khó chịu.
Chai bia phải chịu được áp lực 10kg/cm2 ở 100oC, độ dày của thành chai phải đều, không có khí bọt, đáy chai hơi lõm. Chai dùng để chiết bia có các thể tích khác nhau thông thường là 330 ml, 450 ml, 650 ml.
Sơ đồ dây chuyền chiết chai:
Thuyết minh sơ đồ
- Phân loại chai: Chai trước khi đưa vào sản xuất cần phải phân loại nhằm loại bỏ những chai không đúng chủng loại, không đúng tiêu chuẩn về hình dạng, kích thước, màu sắc, loại bỏ những chai sứt vỡ, xước nhiều, loại bỏ những chai quá bẩn.
- Dỡ két ra khỏi palet: két được giữ trên palet được chằng giữ với nhau bằng các móc, trước khi dùng xe nâng đưa palet lên goòng vào máy dỡ palet cần phải tháo các móc này ra. Tại máy dỡ palet, từng hàng két (9 két/lần) được dỡ xuống bàn máy và vận chuyển theo goòng két tới máy gắp chai ra khỏi két.
- Gắp chai ra khỏi két: Khi két mang chai được vận chuyển theo go òng két tới trước máy gắp chai ra khỏi két, mỗi lần gắp tối đa 4 két, khoảng 80 chai, các đầu gắp hút chai và đặt chúng lên bàn máy. Từ bàn máy, chai theo go òng chai đến máy rửa chai.
- Máy rửa chai tự động bao gồm nhiều khu vực phun tia dung dịch xút và nước sạch để tráng chai. Rửa chai là giai đoạng vô cùng quan trọng vì nó là khâu đầu tiên thể hiện chất lượng sản phẩm. Chai sau khi rửa phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Chai phải sạch về mặt hóa lý và đảm bảo về mặt an toàn vi sinh.
+ Giảm đến múc tối thiểu mức tiêu hao năng lượng và nước.
+ Giảm việc sử dụng hóa chất.
+ Giảm thiểu sự ảnh hưởng đến môi trường.
Để đạt được những mục đích mày, cần phải thực hiện đầy đủ và hợp lý các giai đoạn ngâm và phun tia trong và ngoài chai, định lượng chính xác lượng hóa chất cần dùng, tận thu những năng lượng sử dụng.
Theo quy định, người vận hành máy rửa chai phải thường xuyên kiểm tra chất lượng chai sau khi rửa để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Máy rửa két: Sau khi máy gắp chai gắp hết chai ra, két không sẽ theo go òng két tới máy rửa két, trên đường đi, két được lộn ngược nhằm loại bỏ những rác bẩn bám trong két, sau đó nó đi qua máy rửa két. Máy rửa két bao gồm hai khoang, khoang đầu tiên gồm ống phun tia dung dịch xút loãng dẫn từ bể nước ấm của máy rửa chai, phun vào hai bên thành két, tiếp đó, két được tráng lại bằng nước sạch, loại bỏ hết bụi bẩn và rác bám trong két.
Két sau khi được rửa dảm bảo phải sạch, mỹ quan và tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp, những két quá bẩn, phải được loại ra để rửa lại.
- Kiểm tra chai rỗng: Chất lượng sản phẩm sẽ không được dảm bảo nếu việc kiểm tra chai sau khi rửa không chính xác. Việc loại ra các chai không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (chai bẩn, chai dính dẩu mỡ, sơn, xi măng, vôi cát, sứt mẻ, xước toàn thân, không đúng chủng loại, còn lẫn xước, xút, có dị vật...) sẽ giúp cho việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, tránh lãng phí sản phẩm, lãng phí sức lao động, thời gian, đảm bảo an toàn cho máy chiết chai. Trước máy soi chai rỗng có bộ phận soi chai thủ công nhằm loại bót những chai không đủ tiêu chuẩn có thể nhận thấy bằng mắt thường để giảm tải cho máy soi chai rỗng.
- Quá trình chiết chai, đóng nút và kiểm tra độ đầy vơi: Quá trình chiết có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thể hiện ở thời gian bảo quản và khả năng ổn định của bia. Do đó khi chiết cần phải đảm bảo giữ được chất lượng sản phẩm sau khi chiết. Đối với bia, cũng như những đồ uống có ga khác, điều đầu tiên cần quan tâm là phải chiết đẳng áp, sản phẩm chảy vào chai được dẫn tới sát đáy hoặc chảy theo thành chai xuống, tránh làm xáo trộn sản phẩm.
Sự tiếp xúc của sản phẩm với oxy không khí sẽ dẫn tới những ảnh hưởng xấu, vì vậy cần phải đẩy hết không khí ra ngoài bằng cách hút chân không trước khi tạo áp suất đối. Hoặc là cho bia sủi bọt đẩy không khí ở chỗ trống sau khi chiết ra khỏi chai.
Việc nén CO2 vào chai để tạo áp suất đối là cần thiết để cải thiện chất lượng do việc giảm đáng kể hàm lượng oxy xâm nhập vào trong bia và hàm lượng CO2 tăng cao tạo thêm bọt cho bia.
Kỹ thuật chiết đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, độ đồng đều của chai là yêu cầu rất quan trọng đối với máy chiết. Sản phẩm sau khi chiết được đóng nút bằng máy đóng nút ngay gần đó.
Tiếp đó chai bia đã được chiết đi qua máy kiểm tra đội đầy vơi của chai. Theo mức quy định đã được đặt sẵn trong chương trình, máy có nhiệm vụ đẩy toàn bộ những chai không đủ dung tích hoặc không co nút ra. Tại vị trí này, người soi bia lạnh phải có nhiệm vụ kiểm tra xem chai bia đã được chiết ra có đảm bảo chất lượng về độ trong, màu, mui, vị, độ đồng để bằng việc cảm quan trước khi chai bia tới máy thanh trùng.
- Thanh trùng bia: Thanh trùng là gia nhiệt chai bia đến nhiệt độ thích hợp, trong khoảng thời gian cần thiết để tiêu diệt hoàn toàn tế bào nấm men còn sót lại trong bia sau khi lọc, đảm bảo tế bào nấm men không hoạt động trở lại (ở nhiệt độ 20 – 25oC) gây đục cho bia, kéo dài thời gian bảo quản cho bia.
Thông thường nhiệt độ thanh trùng là 62oC đối với bia chai. Trước khi đi qua vùng thanh trùng, chai bia sẽ đi qua vùng quá nhiệt (cao hơm 3 – 5oC so với vùng thanh trùng) để nhiệt độ nóng vào tâm chai, tiết kiệm thời gian gia nhiệt.
Người vận hành phải thường xuyên kiểm tra chai bia sau khi ra khỏi máy thanh trùng, tránh đổ vỡ, mắc kẹt lại và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trên bảng điều khiển, nếu có sự bát thường phải báo ngay cho người có trách nhiệm.
- Dán nhãn, in hạn sử dụng: sau khi thanh trùng bia được kiểm tra đi trên băng tải đến máy dán nhãnm nhãn phải được ghi ngay ngắn, hồ dán phải cho thêm CuSO4 0,1% để chống gián. Đây là khâu hoàn thiện sản phẩm, một trong những khâu hết sức quan trọng. Nhãn hiệu hàng hóa thể hiện trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, quy cách, chủng loại cũng như thương hiệu của mỗi doanh nghiệp. Người tiêu dùng luôn đòi hỏi những sản phẩm không những ngon, hợp khẩu vị mà còn phải đẹp, văn minh. Nhãn hiệu hàng hóa thể hiện thị hiếu của họ, vì vậy các nhà sản xuất cần phải đáp ứng thị hiếu đó. Ngoài ra nhãn hiệu hàng hóa còn là sự độc quyền của mỗi hãng sản xuất nên nó mang tính cạnh tranh giữa các doạnh nghiệp. Một doạnh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường cần phải hiểu rõ, không được phép có những chai bia không đúng chủng loại, quy cách về bao bì, nhãn mác xuất hiện trên thị trường. Mỗi sản phẩm phải có hạn sử dụng rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu. Vì vậy, phải thường xuyên kiểm tra máy in phun.
Người vận hành máy phải thường xuyên kiểm tra chất lượng chai đã được dán nhã ra, phải ðảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
2.4.2.11. Thu hồi và xử lý CO2
Mục đích: CO2 là sản phẩm tạo ra trong quá trình lên men, thu và xử lý CO2 tinh khiết để phục vụ cho quá trình bão hòa CO2 sau này cho bia thành phẩm, CO2 sử dụng cho nhà máy không hết thì ta có thể bán ra thị trường.
Cách tiến hành: CO2 được thu hồi từ các tank lên men trong giai doạn lên men chính theo các đường ống dẫn CO2 về túi chứa khí. Đầu tiên CO2 được cho qua bình lọc bông, sau đó lần lượt cho CO2 đi qua thiết bị chứa H2O, KMnO4, than hoạt tính dể xử lý các tạp chất như hơi nước, este, axit, nước khử mùi... sau đó nhờ quạt hút của máy nén khí, CO2 được nén vào bình chịu áp lực.
2.4.2.12. Vệ sinh thiết bị (hệ thống CIP)
Hệ CIP gồm bốn thùng:
Thùng 1: NaOH 0,1%.
Thùng 2: HNO3 0,1%.
Thùng 3: nước Javen.
Thùng 4: nước nóng.
Cách tiến hành:
- Đầu tiên bơm nước nóng rồi xả. Dùng NaOH 0,1% ngâm 10 phút để rửa các chất bẩn hữu cơ rồi xả, sau đó bơm nước nóng - xả, bơm nước lạnh - xả.
- Dùng HNO3 0,1% ngâm 30 phút để rửa các chất bẩn vô cơ rồi xả, sau đó bơm nước nóng - xả, bơm nước lạnh - xả. Chú ý hạn chế sử dụng vì nó có tính ăn mòn rất cao.
- Nước Javen ngâm 20 phút - xả, rửa bốn lần bằng nước nóng - xả, kiểm tra.
Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team