Hệ thống CIP của phân xưởng nấu gồm 4 thùng như sau:
Mỗi mẻ nấu, lượng nước rửa CIP thường bằng 6% thể tích thùng. Chọn thiết bị nấu hoa làm chuẩn vì nó có thể tích lớn nhất (59,76 m3).
Mỗi lần ta phải vệ sinh cho 5 thiết bị mà thùng CIP có hệ số chứa đầy là 85%. Vậy thể tích thực của hệ thống CIP là: VCIP = (59,76 x 5 x 0,06)/ 0,85 = 21,1 (m3)
Vậy thể tích mỗi thùng là: 21,1 / 4 = 5,3 m3
Chọn thùng CIP thân hình trụ, đáy và nắp có hình chỏm cầu, làm bằng thép không gỉ với các thông số sau:
h1: chiều cao phần đáy
h2: chiều cao phần đỉnh
Chọn H = 2D; h1 = 0,2D; h2 = 0,15D.
Chọn D = 1,5 (m) = 1500 (mm)
Vậy H = 1,5 x 2 = 3 (m) = 3000 (mm)
h1 = 1,5 x 0,2 = 0,3 (m) = 300 (mm)
h2 = 1,5 x 0,15 = 0,225 (m) = 225 (mm)
Chiều cao toàn bộ của thiết bị là: Ht = H + h1 + h2 = 3000 + 300 + 225 = 3525 (mm)
Chọn khoảng cách từ nền nhà đến đáy thiết bị là 1 (m)
Chiều cao tổng thể của thiết bị là: 3,525 + 1 = 4,525 (m)
Bề dày thép chế tạo là 5 (mm), phần vỏ dày 50 (mm). Vậy đường kính ngoài của thiét bị nấu hoa là: 1500 + (50 x 2) = 1600 (mm) = 1,6 (m)
Vậy ta chọn thùng CIP với các thông số kỹ thuật sau:
Lượng CIP cần bơm vào nồi trong một mẻ là: 59,76 x 0,06 = 3,58 (m3)
Thời gian sử dụng bơm là 10 phút.
Hệ số sử dụng bơm là 80%. Vậy năng suất thực của máy là:
N = (3,58 x 60) / (0,80 x 10) = 26,89 (m3/h)
Chọn bơm có công suất là 30 m3/h
Số lượng là 2 chiếc:
Hệ thống CIP của phân xưởng lên men gồm 4 thùng như sau:
Hệ thống CIP có thể tích bằng 5% so với thể tích thùng lên men. Mà thể tích mỗi thùng lên men là 178,42 m3.
Hệ số sử dụng thùng CIP là 80%. Vậy thể tích của thùng CIP là:
VCIP = (178,42 x 0,05)/0,8 = 11,15 (m3)
Vậy thể tích của mỗi thùng là 11,15/4 = 2,79 m3.
Dựa vào thể tích thực của thùng ta chọn thùng CIP là thiết bị thân hình trụ, đường kính D, chiều cao H, đáy và nắp hình chỏm cầu có chiều cao là h1 và h2. Thùng được chế tạo bằng thép không gỉ có các van vào và ra, ống thủy, cửa đưa hóa chất vào.
Chọn H = 1,5D
h1 = 0,15D
h2 = 0,15D
Bề dày thép chế tạo là 5 (mm), phần vỏ dày 50 (mm). Vậy đường kính ngoài của thùng là: 1000 + (50 x 2) = 1100 (mm) = 1,1 (m)
Vậy ta chọn thùng CIP có các thông số sau:
Việc vệ sinh luôn được coi trọng trong tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt trong ngành sản xuất thực phẩm thì việc vệ sinh càng đòi hỏi nghiêm ngặt.
Sự thành công của quá trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nhân. Vì vậy yêu cầu vệ sinh phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt, bắt buộc đối với công nhân và cán bộ kỹ thuật.
Không cho phép những người bị bệnh mãn tính hay truyền nhiễm... được trực tiếp sản xuất.
Bảo hộ và an toàn lao động trong sản xuất là rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân và tuổi thọ của máy móc. Chính vì vậy mà nhà máy cần quan tâm đến vấn đề này. Các nội quy, quy tắc bảo hộ và an toàn lao động trong các phân xưởng sản xuất, nhà máy được coi như một điều bắt buộc.
Các nhà máy thực phẩm hiện nay được đầu tư hiện đại đã giảm bớt một phần lao động chân tay nhưng không vì vậy mà an toàn lao động được bỏ qua, mà ngược lại phải được quan tâm hơn.
Người công nhân phải chấp hành triệt để các nội quy, quy trình vận hành.
Đối với nhà máy bia cần chú ý đến một số khâu sản xuất sau đây:
Khí độc trong nhà máy chủ yếu là khí CO2 trong quá trình lên men chính thất thoát ra mặc dù trong quá trình thiết kế có hệ thống thu hồi CO2.
Ngoài ra, CO2 còn do hệ thống lò hơi thoát ra, Freon, NH3 từ hệ thống lạnh...
Van chịu áp được trang bị trong các thiết bị như nồi hơi, tank lên men, tank tàng trữ, bình nạp CO2... vì vậy an toàn thiết bị chịu áp cần được quan tâm.
Trong quá trình sản xuất công nhân cần chú ý:
Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team