Zalo QR
Tính toán kinh tế là một phần quan trọng không thể thiếu được trong bất cứ nhà máy nào.
Dựa vào phần tính toán này ta biết được đơn giá, lên kế hoạch chi phí xây dựng, lắp đặt thiết bị, công nghệ và các chi phí có liên quan trong quá trình thực hiện. Qua đó trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đây là phần không thể thiếu trong khi thiết kế công trình, nó quyết định đến nhiều lĩnh vực và sự thành bại của nhà máy.
Dựa vào năng suất thiết kế nhà máy được xây dựng và các phần quan trọng khác như chọn địa điểm xây dựng, chọn dây chuyền công nghệ, chọn thiết bị... cho nhà máy. Tất cả phần tính toán và lựa chọn trên đòi hỏi người thiết kế nhà máy phải có một kiến thức tổng hợp và hiểu biết chuyên sâu nhằm tìm ra biện pháp tối ưu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Thiết kế nhà máy bia năng suất 50 triệu lít/năm từ nấu và lên men bia nồng độ cao 14oBx. Dựa vào kết quả tính toán ở phần trước nên ta có thể tính toán kinh tế theo các bước sau:
9.2.1.1. Vốn đầu tư cho xây dựng
Chi phí đầu tư cho xây dựng được tính theo đơn vị là 1m2 nhân với đơn giá lấy theo kinh nghiệm thực tế cho từng hạng mục công trình.
Bảng 9.1: Đơn giá cho các hạng mục công trình
Ngoài các khoản mục trên nhà máy còn phải xây dựng hệ thống giao thông, cống thoát nước, vườn hoa... lấy bằng 10% so với tổng chi phí xây dựng kể trên. Vậy vốn xây dựng của nhà máy là: Vxd = 46.772.000.000 x 1,1 = 51.449.200.000 (đồng)
9.2.1.2. Vốn đầu tư cho thiết bị
Bảng 9.2: Đơn giá cho các thiết bị
Do những năm gần đây có sự biến động về giá thành nên các mặt hàng hóa đều tăng theo xu hướng chung của thị trường trên thế giới, mức tăng chung gấp khoảng 1,5 lần. Vậy tổng chi phí đầu tư cho thiết bị chính là:
28.808.500.000 x 1,5 = 43.212.750.000 (đồng)
Các thiết bị phụ lấy bằng 15%, chi phí vận chuyển, lắp đặt lấy bằng 10% so với thiết bị chính. Vậy tổng giá trị thiết bị là:
Vtb = 43.212.750.000 x (1 + 0,15 + 0,1) = 54.015.937.500 (đồng)
9.2.1.3. Tổng chi phí đầu tư cho nhà máy
Tổng chi phí đầu tư cho nhà máy là:
Vcđ = 51.449.200.000 + 54.015.937.500 = 105.465.137.500 (đồng)
9.2.2.1. Chi phí nguyên liệu
Do chỉ có mùa hè và mùa thu là sản lượng bia cao nhất 15 triệu lít, còn mùa xuân và mùa đông chỉ sản xuất 10 triệu lít. Bởi vậy tương ứng với nguyên liệu sản xuất bia trong một năm là:
9.2.2.2. Nguyên liệu phụ
Theo kinh nghiệm chi phí nguyên liệu phụ chiếm 4% so với chi phí nguyên liệu chính. Vậy chi phí cho nguyên liệu phụ là: 0,04 x 192.514.602.000 = 7.700.584.080 (đồng)
9.2.2.3. Chi phí nguyên liệu và động lực
Bảng 9.2: Chi phí nguyên liệu và động lực
9.2.2.4. Chi phí tiền lương
Bảng 9.3: Tính nhân lực cho các bộ phận
Số công nhân có mặt trong nhà máy một ngày đêm là: 201 người.
Tính số công nhân có trong danh sách:
Số công nhân có trong danh sách bằng số công nhân có mặt + số công nhân điểm khuyết.
Theo kinh nghiệm thì hệ số điểm khuyết = 1,086
Số công nhân có trong danh sách là: 201x 1,086 =218 người
Tính số cán bộ quản lý nhà máy:
Tổ chức hành chính: 3 người
Thi đua văn thể: 2 người
Y tế: 3 người
Tổng: 32 người
Tổng cán bộ và công nhân trong nhà máy là 250 người
Lương bình quân theo đầu người là 2.500.000 đồng/tháng
Quỹ tiền lương của nhà máy trong tháng là: 250 x 2.500.000 = 625.000.000 đồng
Một năm tiền lương nhà máy phải trả là:
625.000.000 x 12 = 7.500.000.000 đồng
9.2.2.5. Bảo hiểm tính theo lương
Bảo hiểm lấy bằng 19% quỹ lương 0,19 x 7.500.000.000 = 1.425.000.000 đồng
9.2.2.6. Chi phí sử dụng nhà xưởng, thiết bị (khấu hao tài sản cố định)
Chi phí khấu hao sử dụng máy móc thiết bị Ptb lấy bằng 10% so với Vtb Ptb = 54.015.937.500 x 0,1 = 5.401.593.750 (đồng)
Chi phí nhà xưởng tính bằng 5% so với Vxd
Pxd = 51.449.200.000 x 0,05 = 2.572.460.000 đồng
Vậy khấu hao tài sản cố định là:
P = Ptb + Pxd = 5.401.593.750 + 2.572.460.000 = 7.974.053.750 đồng
Vậy tổng chi phí: G1 = 192.514.602.000 + 7.700.584.080 + 15.760.426.320 +
7.500.000.000 + 1.425.000.000 + 7.974.053.750 = 232.874.666.150 (đồng) Ngoài các chi phí kể trên khi hoạt động nhà máy còn thêm 6% chi phí quản lý, 2% chi phí bán hàng, 2% chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. Vậy:
G2 = G1 x 1,1 = 232.874.666.150 x 1,1 = 256.162.132.765 đồng
9.2.2.7. Tính toán giá thành toàn bộ
G=G2−G3
G3: tiền thu được từ bán sản phẩm phụ như bã malt, sữa men, CO2 dư. Lượng bã malt hàng năm là: (44855,05 x 6 x 25) + (44855,05 x 6 x 25 x 2/3) = 11.213.762,5 kg Giá bán 1.500 đồng/kg
Vậy G3 = 11.213.762,5 x 1500 + 763957,3 x 5.500 = 14.651.570.350 đồng G = 256.162.132.765 − 14.651.570.350 = 241.510.562.415 đồng
DT = 30.000.000 x (1 + 0,15) x 10.500 + 20.000.000 x (1 + 0,42) x 6000 = 532.650.000.000 đồng
DTT = DT − VAT
VAT: thuế giá trị gia tăng
DTT = DT − (thuế vốn + các khoản giảm trừ + thuế tiêu thụ)
Khoản giảm trừ bao gồm:
Các khoản này thường lấy 2% so với doanh thu.
Thuế vốn thường lấy 3% so với vốn lưu động và vốn cố định của nhà máy.
Vốn cố định: Vcđ = 105.465.137.500 đồng
Vốn lưu động của nhà máy là: Vlđ
Một chu kỳ sản xuất của nhà máy là 23 ngày. Vậy số vòng quay trong năm là: 360 / 23 = 16 vòng/năm
Thuế vốn: TV = (Vcđ + Vlđ) x 0,036 = (105.465.137.500 + 20.125.880.201,25) x 0,036 = 4.521.276.637,245 (đồng)
Thuế tiêu thụ đặc biệt bằng 50% doanh thu.
Doanh thu thuần là: DTT = DT x (1 − 0,5 − 0,02) − TV
= 532.650.000.000 x 0,48 − 4.521.276.637,245
= 251.150.723.362,755 (đồng)
Tổng lợi nhuận là TLN = DTT − tổng chi phí (giá thành toàn bộ)
TLN = 251.150.723.362,755 − 241.510.562.415
= 9.640.160.947,755 đồng
Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team