Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính chi phí điện nước

28 tháng 06 2019

Nước dùng cho sản xuất phải đảm bảo an toàn vệ sinh đẻ không là nguồn lây nhiễm vào thực phẩm( Phải đại yêu cầu tiêu chuẩn1329 BYT và 98/83/EC) . Nước đang sử dụng trong nhà máy là nước dược cấp từ nhà máy nước thành phố trước khi đưa và bể chứa được bổ sung clorin tự động (có dư lượng 0.3 – 1ppm).

Nước trong nhà máy được dùng cho các công đoạn sau:

  • Rửa nguyên liệu.
  • Phục vụ nồi hơi.
  • Làm nguyên liệu.
  • Rửa hộp.
  • Dùng trong sinh hoạt.
  • Dự trữ để phòng hoả hoạn.

7.1   Tiêu chuẩn nước

  • Nhiệt độ 25 – 30o
  • Không mùi vị, màu không có.

- Độ đục < 50 – 60(mg/l).

7.2   Tiêu chuẩn hoá lí

  • pH trong khoảng 6.5 – 5.
  • Độ cặn không cố định 75 – 100(g/ml).
  • Hàm lượng các muối Mn, Ca, Fe, Mg < 1(g/l).
  • Độ cứng toàn phần <
  • Độ cứng vĩnh cửu < 5
  • Mức độ oxy hoá 2 -10 mg/l KmnO4 1N

7.3   Tiêu chuẩn vi sinh vật

  • Chỉ số Ecoli < 1000 tế bào/l. Vi sinh vật gây bệnh không có.

7.4   Sơ đồ cấp thoát nước trong nhà máy

7.4.1 Sơ đồ cấp nước nhà máy

Nước sinh hoạt của thành phố vào nhà máy Bằng đường ống có đường    kính 300(mm) được dẫn vào bể chứa. Nước từ bể chứa được bơn lên tháp nước độ cao 15m sau đó được đưa đến nơi cần tiêu thụ. Bể nước được đặt dấu dưới đất 2.2m, phần nhô lên mặt đất là 0.8(m). Để có thể dự  trữ  cho  một  tuần  sản  xuất. nước  dùng trong sản xuất chính cần có áp suất 3 – 4atm để thuận lợi cho quá trình rửa nguyên liệu. Nước từ đường ống dẫn chính, nước được phân bố tới tất cả các điểm và các công đoạn khác nhau.

Tất cả các đường ống dẫn nước đều được chôn sẫuuống đất cách tường 0.5m. đường nước trong phân xưởng sản xuất chính cũng là đường khép kín. Những nơi tiêu thụ thường xuyên như máy rửa, thanh trùng đường dẫn nước được nối trực tiếp với máy. Những lúc về sinh thiết bị và phân xưởng đường ống cao su lắp vào các vòi nước ở nơi thuận tiện đưa tới. Tất cả các vòi nước đều cáo đường kính 25.

7.4.2 Sơ đồ thoát nước cho nhà máy.

  • Nước thải nhà máy gồm hai loại:

+ Nước thải sạch: Là nước từ các giàn ngưng tụ từ các thiế bị hơi không trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm. Nước này được tập chung lại theo một đường ống và được bơm đi sử dụng vào các mục đích khác nhau như: Rửa máy móc thiết bị. dùng cho nồi hơi.

+ Nước thải bẩn : Là nước từ khu vực rửa nguyên liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, sinh hoạt thải ra. Nước sẽ được dẫn theo các đường ống dẫn này về các đường thải chính của nhà máy dặt sâu dưới đất rồi đưa đến trạm xử lí phải đạt tiêu chuẩn.

  • Độ oxy 4mg/l, pH = 6.5. Sau đó nước đã xử lí được thải ra hệ thống nước thải nước thải của vùng. Đường ống dẫn nước thải trong nhà máy được côn sâu dưới đất có độ dốc 0.006m/m và cachs tường 5m.
  • Đường ống nước thải của nhà máy đi ra theo một phía và theo chiều ngang của nhà máy, nước chảy từ khu vựac sạch sang khu vực ít sạch hơn.
  • Hệ thống thoát nước của nhà máy được nối thông với hệ thống thoát nước mưa phải thiết kế đảm bảo cho khu vực sản xuất không được ngập nước.
  • Hệ thống thoát nước không được nối thông với khu vực thoát nước về
  • Hệ thống thoát nước của khu vực chế biến khi được nối thông với hệ thống thoát nước mưa , phải thiết kế đảm bảo cho khu vực sản xuất không được ngập nước.

7.5 Tính nước tiêu thụ

7.5.1 Phân xưởng sản xuất chính.

Bảng 7.1Thống kê các thiết bị trong phân xưởng sản xuất chính sử dụng nước trong  1h

STT

Tên thiết bị

Tiêu hao(m3/h)

Số lượng thiết bị

Tổng tiêu hao

1

Bể tan giá

1.5

3

4.5

2

Băng tải mổ, rửa

5

2

10

3

Máy muối cá

2

2

4

4

Máy rửa hộp

2.5

2

5

5

Nồi thanh trùng

1.5

8

12

 Lượng nước dùng trong 1 ca là : (4.5*4 ) + (10+4+5+12) *8 = 266 (m3).

  • Nước dùng cho công đoạn làm sạch nguyên liệu phụ.
    • Định mức làm sạch 4kg nước trên 1kg nguyên liệu.
    • Năng suất công đoạn 259 (kg/h). Vậy lượng nước cần dùng cho một ca sản xuất là: 15.259 * 4*8 = 488.28 (kg).

Vậy thể tích nước cần dùng để làm sạch nguyên liệu phụ là: V = m/D = 488.28/997.08 = 0.5(m3/ca).

  • Nước dùng làm nguội hộp sau khi thanh trùng.

11

Trong đó   G1: Khối lượng của sản phẩm.

C1: Nhiệt dung riêng của sản phẩm. G2: Khối lượng của hộp và giỏ hộp.

C2: Nhiệt dung riêng của thép. C =0.5 (KJ/KgoC)

C: Nhiệt dung riêng của nước làm nguội C = 4.1868 (KJ/KgoC). t1, t2: Nhiệt độ đầu cuối của sản phẩm. t1 = 121oC, t2 = 40oC

t’, t” : Nhiệt độ đầu, cuối của nước làm nguội t’ = 25oC, t” = 40oC.

- Lượng nước làm nguội thiết bị thanh trùng đồ hộp cá thu hấp ngâm dầu. 125.12 * 3.542* (121-40) + 131.28*0.5*(121-40)

12

=> V = m/D = 656.253 / 992.25 = 0.66(m3)

Thời gian làm nguội là 20 phút.

=> Nước dùng cho 1h làm nguội là: 0.66* 60/20 = 1.98(m3/h)

- Lượng nước làm nguội thiết bị thanh trùng đồ hộp cá thu rán sốt cà chua.

93.76 * 3.542*( 121- 40) + 123.44*0.5*(121-40)

13

=> V = m/D = 507.94/ 992.25 = 0.511(m3)

Thời gian làm nguội 20 phút.

=> Nước dùng cho 1h làm nguội là 0.511*60/20 = 1.53(m3)

  • Nước dùng cho sinh hoạt

Mỗi người công nhân dùng 0.06(m3/ca).

Số công nhân lớn nhất trong 1 ca 120 người.

Lượng nước tiêu thụ trong 1 ca 0.06* 120 = 7.2(m3/ca).

  • Nước dùng cho nồi hơi. Để có 1kg hơi cần 1kg nước. Lượng hơi cao điểm cần cung cấp là 5(kg).

Vậy cần 2221.5 kg nước. Thể tích nước cần dùng là: Vn = m/D = 2221.5/992.5 = 2.24m3

  • Nước dùng cho phân xưởng và các công đoạn khác chiếm 10% tổng lượng nước cần cung cấp cho nhà máy

Vậy lượng nước cần cung cấp là:

Vn = (266+0.5+1.98*8+1.53*8+7.2+2.24) +(266 +0.5+15.84+ 12.24+7.2+2.24)*10% Vn = 319.221(m3)

Xem tiếp: Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính xây dựng

Xem lại: Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính hơi - Phần 2

Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team