Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính xây dựng

28 tháng 06 2019

Để tính toán phần xây dựng nhà máy cần chú ý tới một số vấn đề sau:

  • Hướng gió chủ đạo: Đông
  • Độ ẩm trung bình.
  • Nhiệt độ trung bình.
  • Lượng mưa trung bình.
  • Độ chịu tải của nền đất.

8.1   Quy định chung khi xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản.

8.1.1 Địa điểm.

  • Cơ sở phải được xây dựng ở vị trí phù hợp, không bị ảnh hưởng của các yếu tố: mùi hôi, khói, bụi, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không khí bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi nước chiều dâng
  • Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến thuỷ sản phải hội tụ các yếu tố.

+ Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động của cơ sở chế biến thực phẩm.

+ Có nguồn điện ổn định đảm bảo cho hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm không bị gián đoạn.

+ Thuận tiện về giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

+ Đáp ứng nhu cầu nhân lực.

+ Có khả năng mở rộng sau này.

8.1.2 Nguyên tắc bố trí mặt bằng.

Nguyên tắc bố trí mặt bằng cần đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Dễ quản lí theo ngành, theo  phân xưởng theo các công đoạn của  dây chuyền sản xuất.
  • Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh công nghiệp, thích hợp với các phân xưởng có đặc điểm và tính chất khác
  • Tổng mặt bằng nhà máy cũng như nhà xưởng bên trong là phần quan trọng của bản thiết kế. Việc sắp xếp bố trí mặt bằng có sự ảnh hưởng rất lớn đến nhà máy hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm. Việc bố trí phân xưởng phải đảm bảo tiện lợi và phù hợp với yêu cầu công nghệ, yêu cầu vệ sinh và an toàn thực phẩm.

Việc xây dựng phải tuân thủ những quy định sau:

  • Đường ô tô vào nhà máy phải là đường hai chiều rộng 8 –
  • Đường đi bộ, xe thô xơ rộng 1.5 –
  • Đường cách tường rào nhà sản xuất tối thiểu là 5m.
  • Cây trồng trong nhà máy cách tường 5 -5m, cachs lề đường ô tô 0.5 -1m.
  • Cách ống nước và cống 1.5m, cách đường dây điện 0.5 –
  • Lượng cây xanh chiếm 10 – 15% diện tích cây trồng.
  • Khi thiết kế nhà máy chia làm 4 khu vực:

+ Khu vực trung tâm nhà máy, khu vực đặt phân xưởng sản xuất chính và phụ.

+ Khu vực đầu hướng gió, khu vực này gồm khối văn phòng hành chính khu nhà hội trường, triển lãm giới thiệu sản phảm, phòng bảo vệ.

+ Khu vực cuối hướng gió đặt phân xưởng nồi hơi , phân xưởng xử lí nước thải, các phân xưởng có mùi khó chịu toả hương.

+ Khu 2 bên cạnh khu vực trung tâm đặt các phân xưởng phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho phân xưởng sản xuất chính.

8.1.3 Yêu cầu thiết kế bố trí nhà xưởng

8.1.3.1 Yêu cầu chung

  • Có tường bao ngăn cách khu vực chế biến với bên ngoài.
  • Dễ làm vệ sinh khử trùng.
  • Không tạo nơi ẩn náu cho động vật gây hại, không để các tác nhân gây nhiễm như bụi khí thải, mùi hôi, và động vật gây hại xâm nhập vào trong nhà xưởng.
  • Dây truyền sản xuất phải được bố trí hợp lí bằng cách phân luồng riêng nguồn nguyên liệu, thành phẩm, vật liệu bao gói và phế thải trong quá trình chế biến để hạn chế thấp nhất khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm.
  • Phòng chế biến phải có kích thước phù hợp đảm bảo các hoạt động chế biến sản phẩm thuỷ sản đạt các yêu cầu công nghệ và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Khu vực chế biến sản phẩm làm thực phẩm phải được ngăn cách với khu vực phi sản xuất hay chế biến sản phẩm không dùng làm thực phẩm.

8.1.3.2 Bên ngoài nhà xưởng

  • Dải đất bao quanh bên ngoài nhà xưởng phải rộng từ 1.2m trở lên có độ nghiêng cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng , bền.
  • Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây.
  • Có hệ thống thoát nước tốt cho khu vực xung quanh và dễ làm vệ

8.1.3.3 Nền.

Nền nhà xưởng phải đáp ứng các yêu cầu.

  • Có bề mặt cứng, chịu tải trọng.
  • Không thấm và đọng nước, không trơn.
  • Không có khe hở, vết nứt.
  • Dễ làm vệ sinh khử trùng.

Giữa nền với tường, bệ thiết bị, máy móc, phải có góc lượn rộng.

8.1.3.4 Thoát nước nền.

  • Tại các khu vực ướt: Nền nhà xưởng phải nhẵn và có độ dốc không nhỏ hơn 1:48, đảm bảo không đọng nươc.
  • Hệ thống rãnh thoát nước nền phải có kích thước, số lượng, vị trí phù hợp, để đảm bảo thoát hết nước nền trong điều kiện làm việc bình thường.

8.1.3.5 Tường.

  • Tường ở các khu vực chế biến sản phẩm thuỷ sản phải:

+ Làm bằng vật liệu bền, không thấm nước có màu sáng.

+ Nhẵn và không có vết nứt, các mối ghép phải kín.

+ Dễ làm vệ sinh và khử trùng.

  • Mặt trên vách lửng phải có độ nghiêng không nhỏ hơn 45o
  • Các đường ống, dây dẫn phải được đặt chìm trong tường hoặc được bọc gọn cố định cách tường 1m.

8.1.3.6 Trần.

  • Trần nhà phải đảm bảo nhẵn có màu sáng.
  • Không bị bong tróc dễ làm vệ

8.1.3.7 Cửa ra vào, cửa sổ, lỗ thông gió.

  • Cửa ra vào, cửa sổ lỗ thông gió ở những nơi sản phẩm sạch đang được chế biến, hoặc bao gói không được bố trí mở ra môi trường xung
  • Có lưới chắn côn trùng ở cửa sổ và lỗ thông gió mở tung ra ngoài, lưới chắn phải dễ tháo lắp.
  • Gờ dưới cửa sổ phải nghiêng với tương fphía trong phòng chế biến một góc không nhỏ hơn 45oC và cách sàn ít nhất là 0m.
  • Cửa sổ ô cửa phải có bề mặt nhẵn bóng, không thấm nước và đóng kín được. Nếu cửa làm bằng khung kính, khe  hở  giữa  kính  với  khung phải được bịt kín bằng Silicon hoặc giăng cao
  • Cửa ra vào, ô cửa mở ra ngoài hoặc các cửa ở những nơi có tường ngăn phải có những đặc điẻm sau:

+ Màn chắn làm bằng nhựa trong, màu tráng, dễ làm vệ sinh.

+ Màn khí thổi.

+ Cửa tự động.

  • Cửa ra vào của các phòng không được mở thông trực tiếp với buông máy , buồng vệ sinh, khu vực tập trung hoặc chứa chất thải.

8.2   Các công trình cụ thể.

8.2.1 Phân xưởng sản xuất chính.

Phân xưởng sản xuất chính gồm hai dây chuyền cá thu rán sốt cà chua và cá thu ngâm dầu. Tổng diện tích chiếm chỗ của các thiết bị sử dụng trong phân xưởng là 172.502(m2).

=> Chọn phân xưởng có kích thước 66*18*8.023 (m)

Phân xưởng là nhà một tầng bê tông cốt thép, kích thước cột 400*400mm, tường gạch dày 250mm. Nhà có nhiều cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên với kích thước 3000mm, nhiều cửa đi lại cho công nhân vận chuyển nguyên liệu, kích thước của mỗi cửa 3000*3000(mm).

Móng trụ toàn khối đặt sâu dưới đất là 1.4m. Kết cấu nhà : Dưới cùng là lớp đất chặt tiếp theo là lớp bê tông sỏi, cát dày 150mm, trên cùng là vữa xi  măng dày 400mm.

8.2.2 Kho lạnh.

Việc xây dựng kho lạnh phải đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:

  • Các kho lạnh phải đảm bảo quy chuẩn hoá.
  • Đáp ứng yêu cầu khắt khe của sản phẩm.
  • Có khả năng cơ giới hoá cao trong các khâu bốc xếp vận chuyển.
  • Có hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư nhỏ, có thể sử dụng máy và thiết bị trong nước.

Tính toán.

* Phòng bảo quản.

Lượng nguyên liệu cá cho cả hai dây chuyền cá thu hấp ngâm dầu và cá thu sốt cà chua là: 2044.88+1338.08 = 3382.96(kg/ca).

Kho dự trữ cá trong một tháng. Tiêu chuẩn xếp cá 500(kg/m2), xếp cao 3m. Vậy 1m2 xếp được 1500kg, diện tích đi lại chiếm 50%.

Vậy diện tích phòng bảo quản là:

  • 1 Phòng chứa máy nén.

Chọn loại máy AYY.

Thông số kĩ thuật.

  • Năng suất lạnh 2(KW).
  • Công suất động cơ 75(KW).

- Kích thước 2685 *1550 * 1260 mm. Chọn hai máy nén

Chọn phòng để máy nén có diện tích 30m2.

=> Diện tích kho bảo quản lạnh là: 202.97+30 =232.97(m2). Chọn kho bảo quản lạnh có kích thước:

  • Dài 24m, bước cột
  • Rộng 12m. Nhịp nhà l= 12m.
  • Cao 4.5m.

=> Diện tích kho lạnh là 24*12 = 288m2.

8.2.3 Kho chứa nguyên liệu phụ.

Nguyên liệu cần dự trữ cho 20 ngày sản xuất, mỗi ngày sản xuất 2 ca( tháng cao điểm).

  • Nguyên liệu phụ cho dây chuyền cá thu rán sốt cà chua trong 1 ca: 76(kg).

=> G1 = 20 * 2 * 480.76 = 19230.18(Kg)

  • Nguyên liệu phụ cho dây chuyền cá thu hấp ngâm dầu trong 1 ca: 2(Kg).

=> G2 = 20 * 2 * 631.2 = 25248(Kg)

Tổng lượng nguyên liệu phụ:

G = G1 + G2 = 19230.18 + 25248 = 44478.18(kg).

Định mức 1m2 để đạt được 500(Kg), hệ số sử dụng 2. diện tích nối đi chiếm 30%

 => Vậy diện tích phòng là: 2*44478.18*100/3500 = 254.1(m2). Chọn phòng có kích thước. 24 *12 * 4.8(m)

Diện tích phòng 288(m2).

Chia kho chứa nguyên liệu phụ làm hai, mộtbên chứa nguyên liệu ẩm, một bên chứa nguyên liệu khô.

=> Chọn nhà bê tông cốt thép

8.2.4 Phân xưởng cơ điện.

Nhà một tầng bao gồm:

  • Tổ nguồn kích thước: 9*6 = 54m2
  • Tổ điện 3*6= 18m2
  • Tổ chuyên tu: 3*6= 18m2
  • Tổ văn phòng: 3*6 =18m2
  • Xưởng máy: 6*6= 36m2

=> Chọn nhà một tầng có kích thước: 12*12*3.6

8.2.5 Phân xưởng nồi hơi

Được xây dựng cuối hướng gió chủ đạo, gần bãi than xỉ, khói được xử lí qua xyclan dẫn theo đường ống cao 15m ra ngoài.

  • Kích thước 12 * 9* 2m
  • Diện tích 12*9 = 108m2

8.2.6 Phân xưởng xử lí dầu rán.

Chọn phân xưởng là nhà hai tầng bê tông cốt thép.

  • Kích thước nhà 9*9*7.2
  • Diện tích 9*9 = 81m2

8.2.7 Bãi chứa

  • Than dự trữ cho một tháng cao điểm G = 6(Kg).
  • Khối lượng riêng của than90(Kg/m3)
  • Than để dành đống cao
  • Lượng than để trên 1m2 = 900*2 = 1800(Kg/m2)

- Diện tích bãi than S = 232761.6/1800 = 129.312(m2).

  • Kích thước xây dựng 12*12 = 144(m2).

8.2.8 Bãi chứa xỉ.

  • Kích thước xây dựng 12*12
  • Diện tích bãi xỉ = 144m2

8.2.9 Gara ô tô

Yêu cầu: Gara phải đảm bảo chỗ cho 2 xe con, 2 xe tải, 2 xe lạnh.

  • Diện tích xe con chiếm 18m2/xe.
  • Diện tích xe tải xe lạnh, xe lạnh chiếm 22m2/xe.
  • Diện tích sàn quay xe: 24m2 Tổng diện tích của ga ra= 148m2 Quy chuẩn 162m2

Kích thước nhà xe: 18*9*4.8m2

8.2.10 Lán xe

Số công nhân tối đa 120 người. Trong đó 80% đi xe máy, 20 % đi xe đạp.

  • Diện tích xe đạp chiếm 9m2/xe
  • Diện tích xe máy chiếm chỗ 2m2/xe

- Diện tích nhà để xe S= 120*0.8*2 + 120*0.2*0.9 = 178m2

  • Kích thước nhà xe: 10*10*3.6 m

=> Quy chuẩn diện tích nhà để xe S =18*10 = 180m2

8.2.11 Phòng bảo vệ

Bố trí tại cổng nhà máy.

  • Kích thước 4*4*3
  • Nhà có hai cổng bố trí ở hai đầu cổng chính và cổng phụ

8.2.12 Trạm biến áp

Diện tích xây dựng đủ để một máy biến áp Và một máy phát điện

  • Kích thước 6*6*3.6m

8.2.13 Tháp nước.

  • Đường kính
  • Kích thước xây dựng 4*4*15 m

8.2.14 Bể nước ngầm

  • Bể chứa nhiều nước đủ để đảm bảo cho sinh hoạt
  • Kích thước 9*6*4m.

8.2.15 Trạm bơm

Được xây dựng gần bể nước diện tích 16m2.

  • Kích thước 4 *4*3.6 m

8.2.16 Trạm xử lí nước thải.

Diện tích S= 36 m2.

  • Kích thước 6*6*4.2m

8.2.17 Nhà hành chính.

Nhà hành chính bao gồm các phòng ban.

+ Phòng giám đốc có diện tích rộng 24m2

+ Phòng thư kí bố trí bên cạnh phòng giám đốc có kích thước 18m2

+ Phòng kinh doanh gồm 3 người một trưởng phòng và 2 nhân viên, diện tích 24m2.

+ Phòng hành chính tổng hợp phụ trách tiền lương văn thư các dịch vụ bố trí 5 người, diện tích 36m2

+ Phòng kế toán 3 nhân viên, diện tích 36m2

+ Hội trường 100m2

=> Tổng diện tích 238m2

Diện tích nối đi lại = 30% diện tích văn phòng vậy diện tích thực là: 238 *100/70 = 340m2

Nhà hành chính xây hai tầng nên diện tích mặt bằng là 170m2 Kích thước xây dựng 21*9 *10.8 m

8.2.18 Phòng thay đồ

Diện tích 108m2

Kích thước xây dựng 12 *6*3.6 m

8.2.19 Kho thành phẩm (dùng 15 ngày)

Mỗi ngày sản xuất 1 ca vào tháng cao điểm ngày sản xuất 2 ca .

  • Số hộp cho dây chuyền sản xuất cá thu hấp ngâm dầu.

6250 *2 = 12500(hộp/ngày)

  • Số hộp cho đay chuyền sản xuất cá thu rán sốt cà

4687 * 2 = 9374(hộp/ngày) Tổng diện tích xếp hộp: 21874(hộp/ngày)

Sản phẩm bảo quản trong 15 ngày, tiêu chuẩn xếp hộp là 3500hộp/m3. Diện tích đi lại chiếm 50% . Lượng hộp cần được bảo ôn = 0.5 % số hộp sản xuất trong 1 ngày và bảo ôn trong 5- 7 ngày.

Số hộp bảo ôn cho một ngày cao điểm là: 21874*0.5/100 = 110(hộp/ngày) Số hộp bảo ôn cho 1 tuần bảo ôn: 110*7 = 770(hộp/ngày)

=> Tổng số hộp bảo ôn trong 1 tuần 880 hộp.

=> Vậy diện tích hộp thành phẩm chiếm chỗ là: (21874*15 + 880)/3500 = 93.99(m2) Diện tích đi lại chiếm 50% so với diện tích hộp thành phẩm

93.99*50/100 = 47m2.

Vậy tổng diện tích là : 93.99 + 47 = 140.99 (m2) Chọn nhà có kích thước 12*12*4.8 m Diện tích 12*12 = 144m2

8.2.20 Phân xưởng hộp sắt bao bì.

Phân xưởng hộp sắt và bao bì đủ để cung cấp cho 10 ngày sản xuất lúc thời vụ cao nhất.

Năng suất của 2 dây chuyền 10937(hộp/ca).

Tiêu chuẩn của 1000 hộp cần 10m2. Vậy 10937 hộp cần 109.37m2 Diện tích cho 10 ngày mỗi ngày 2 ca 10937 *10 * 2/3500 = 62.5m2

Diện tích đi lại chiếm 50% kho chứa vậy tổng diện tích kho chứa hộp là: 109.37 + 62.5 + 62.5*50% = 203.12(m2)

Chọn phân xưởng có kích thước 24*9*4.8m Diện tích phân xưởng

S = 24*9 = 216(m2)

8.2.21 Nhà xử lí nước cấp.

Diện tích nhà xử lí nước S= 36m2 Kích thước 6*6*3.6m

8.2.22 Nhà ăn

Nhà ăn khoảng 120 người ăn với diện tích chiếm chỗ cho 1 người là 1.12m2 Diện tích nhà ăn là 120*1.12 = 134.4 m2 = 135 m2

Diện tích bếp và gian phục vụ 36m2 Tổng diện tích: 135 +36 = 171m2

Diện tích đi lại bằng 30% diện tích nhà ăn do đó diện tích cần phải xây dựng 171 + 171*30% = 222.3(m2)

8.2.23 Nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh có phòng riêng cho nam và nữ Kích thước 18*6*3

Diện tích S = 18*6 = 108m2

8.2.24 Phòng hoá chất và thiết bị

Kích thước 8 *6 *4.5 Diện tích S = 48m2

8.2.25 Bãi chứa rác

Kích thước 12*12 Diện tích S = 144m2

8.2.26 Nhà nghỉ

Chia làm hai phòng một phòng dành cho nam và một phòng dành cho nữ Kích thước phòng 28*10

Diện tích phòng 280m2

8.2.27 Nhà giới thiệu sản phẩm.

Kích thước 9*6*4 Diện tích 54m2.

Bảng 8.1 Thống kê các hạng mục công trình.

STT

Tên công trình

Kích thước (m)

Diện tích

Ghi chú

1

Lán xe

10*10*3.6

100

 

2

Nhà vệ sinh

18*6*3

108

 

3

Phòng thay đồ

12*6*3.6

72

 

4

Phòng bảo vệ

4*4*3.6

16

2 phòng

5

Nhà giới thiệu sản phẩm

9*6*4

54

 

6

Nhà hành chính

30*9*10.8

270

2 tầng

7

Nhà ăn

24*12*4.8

288

 

8

Nhà nghỉ

28*10*4.8

280

 

9

Phòng xử lí dầu

9*9*7.2

81

 

10

Kho lạnh

24*12*8

288

 

11

Phân xưởng sản xuất chính

66*18*8203

1188

 

12

Kho thành phẩm

12*12*4.8

144

 

13

Kho hộp sắt và bao bì

24*9*4.8

216

 

14

Kho nguyên liệu phụ

24*12*4.8

288

 

15

Phòng KCS

12*8*4.5

96

 

16

Bãi rác

12*12

144

 

17

Bãi xỉ

12*12

144

 

18

Bãi chứa than

12*12

144

 

19

Phân xưởng nồi hơi

12*9*7.2

108

 

20

Trạm xử lí nước thải

6*6*4.2

36

 

21

Bể nước ngầm

9*6*4

54

 

22

Trạm bơm

4*4*3.6

16

 

23

Tháp nước

4*4*15

16

 

24

Phòng hoá chất và thiết bị

8*6*4.5

48

 

25

Gara ôtô

18*9*4.8

162

 

26

Phân xưởng cơ điện

12*12*4.8

144

 

27

Trạm biến áp

6*6*4.2

36

 

28

Tổng

 

4541

 

8.3 Các chỉ tiêu kinh tế xây dựng

Dự kiến nhà máy được xây dựng trên mảnh đất rộng 1500m2 với kích thước chiều dài150m, chiều rộng 100m

a. Hệ số xây dựng.

Kxd = (A +B) *100 / F

Trong đó A: Diện tích nhà và các công trình A = 4541(m2).

B: Diện tích sân kho bến bãi B = 576m2 F: Diện tích của nhà máy F = 15000(m2)

Kxd = (4541 + 576)*100/15000 = 34.11%

b. Hệ số sử dụng

Ksd = (A +B+C) * 100/ F

Trong đó C :Diện tích chiếm chỗ của đường đi bộ, ô tô và mặt bằng hệ thống đường ống C = 3000 (m2)

Ksd =( 4541 + 576 + 3000)* 100/15000 = 54.11%

Xem tiếp: Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính điện

Xem lại: Thiết kế nhà máy chế biến hải sản - Tính chi phí điện nước

Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team