Zalo QR
Hầu hết các nhà máy sử dụng điện, hơi và các thiết bị máy móc khác thì vấn đề an toàn lao động cần được chú trọng và kiểm tra việc thực hiện nó một cách thường xuyên. Các sự cố thường xảy ra trong khi sản xuất:
Các công đoạn chế biến hầu như đều phải sử dụng lượng điện, nên nhà máy dung một lượng điện tương đối lớn, có hiệu điện thế và cường độ lớn. Do đó để đảm bảo an toàn về điện nhà máy phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau:
Ngoài các tiêu chuẩn an toàn về điện, hơi, phải chú ý tới các khu vực khác như phân xưởng sản xuất hộp, cắt sắt, dập nắp. Ở đây có các tác động cơ học nên công nhân làm việc phải được trang bị đầy đủ kiến thức về vận hành thiết bị và bảo hộ lao động, các công nhân đướng máy phải có đủ sức khoẻ và tay nghề cao.
Nguyên nhân đầu tiên gây nên cháy nổ trong nhà máy chủ yếu là do chập điện trên đường dây và 1 số nguyên nhân khách quan khác. Nếu sự cố cháy xảy ra trong nhà máy, thiệt hại không thể lường trước được, nên vấn đề phòng cháy cần phải được quan tâm thường xuyên kiểm tra .
Để đảm bảo chữa cháy kịp thời khi xảy ra hỏa hoạn, nhà máy phẩi có đầy đủ dụng cụ chữa cháy, bố trí các bình chữa cháy ở xung quanh khu vực sẩn xuất chính… Ngoài ra mỗi công nhân phải được trang bị những kiến thức cơ bản về phòng chống và chữa cháy.
Chương trình CIP:
Chương trình được chia làm 2 loại tùy theo bề mặt bám cặn:
Rửa với nước ấm trong vòng 10 phút
Chạy dung dịch kiềm 0,5 – 1,5% trong vòng 30 phút ở nhiệt độ 750C . Rửa sạch dung dịch kiềm bằng nước ấm trong vòng 5 phút
Chạy dung dịch axit 0,5 – 1% trong 20 phút ở 700C Rửa với nước lạnh
Làm lạnh dần dần bằng nước lạnh trong 8 phút.
Các thiết bị như máy thanh trùng thường được tẩy rửa vào buổi sáng, trước
khi sản xuất cho chạy tuần hoàn nước nóng 90 - 950C trong 15 phút.
Rửa với nước ấm trong vòng 3 phút
Chạy dung dịch kiềm 0,5 – 1,5% trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 750C. Rửa sạch dung dịch kiềm bằng nước ấm trong vòng 3 phút
Tẩy trùng bằng nước nóng 90 - 950C trong 5 phút. Làm mát dần bằng nước lạnh trong 10 phút
Yêu cầu vệ sinh đối với tất cả các nhà máy thực phẩm, các công nhân làm việc ở đây không có bệnh ngoài da, bệnh truyền nhiễm. Trước khi vào sản xuất công nhân phải thay quần áo đồng phục và bảo hộ lao động mũ, ủng, găng tay dành riêng cho sản xuất mà không được đi ra ngoài với trang phục của nhà máy.
Thông gió tự nhiên: nhờ gió tự nhiên bên ngoài thổi vào vì vậy chiều cao nhà, hướng nhà phải hợp lý
Thông gió nhân tạo: dung hệ thống quạt gió bố trí tại những khu vực nóng bức, ngột ngạt. Quạt phải để đúng hướng và có đường vào , đường ra để thoát không khí.
a. Cấp nước.
- Nước phục vụ cho sản xuất dung để chế biến sản phẩm, rửa thiết bị, rửa bao bì, sử dụng cho nồi hơi, sinh hoạt… Nước dung trong toàn bộ nhà máy được lấy từ hệ thống giếng khoan, qua lọc, xử lý và chứa trong bể nước ngầm. bể được xây bằng bê tông cốt thép chìm trong lòng đất.
+Trong phân xưởng, đường ống bố trí theo đường khép kín. Nước dùng cho việc cứu hỏa lấy trên đường ống dẫn chính có van đóng mở. Việc phòng cháy là hết sức cần thiết ở mọi nơi vì thiệt hại do nó gây ra là hết sức lớn. Để phòng chống cháy nổ nhà máy phải bố trí hệ thống cứu hỏa, lượng nước tối thiểu cho việc chữa cháy là 5 lít/ giây cho mỗi vòi.
+ Đường kính ống nước để chữa cháy bên ngoài không dưới 100mm. Ống dẫn nước có thể làm bằng gang hoặc thép đường kính từ 80 đến 150 mm.
+Xung quanh các phân xưởng phải bố trí các van cứu hỏa, lượng nước cứu hỏa cần phải được đảm bảo cung cấp liên tục 3 h liền, lưu lượng nước tối thiểu từ 5 đến 15 lít/giây. Chọn 10lít/giây:
Vậy lượng nước cứu hỏa cần cho 1 ca là: g = (3 x 3600 x10)/ 1000 = 108 ( m3/h ).
Lượng nước dùng cho toàn bộ nhà máy có thể kể đến hệ thống sử dụng không đều là:
G = 1,5 x (6 + 0,2 + 1,5 +108) = 173,55 (m3/h ).
+Tính đường kính ống dẫn nước.
D = Víi q: lu lîng níc trong mét giê.
V: vËn tèc ch¶y trong èng, V = 1,6 m3\s Thay sè: q = 175,88 (m3/h);
V = 1,6 m3\s
D= 0,19 (m)
Chọn ống có đường kính f = 200 (mm)
b. Thoát nước.
+ Nước thải sạch: Nước phục vụ cho các công đoạn làm nguội gián tiếp, ở 1 số thiết bị, giàn ngưng. Nước này theo đường ống ra ngoài và có thể dùng lại vào các mục đích khác mà không yêu cầu cao.
+ Nước thải không sạch: Bao gồm nước từ khu vệ sinh trong sinh hoạt, nước rửa máy móc thiết bị…Nước này thường chứa các loại đất, cát, dầu mỡ, chất hữu cơ… là môi trường tốt cho các loại vi sinh vật phát triển, loại này không tái sử dụng được.
Hai loại nước thải trên cần có hệ thống thoát nước riêng.Tùy mức nhiễm bẩn mà ta tập trung khi xử lý chúng trước khi thải ra ngoài để tránh ô nhiễm môi trường.
Thiết kế hệ thống cống ngầm đưa nước về trạm xử lý nướ thải, sau đó mới thải ra ngoài. Hệ thống cống ngầm đặt dưới các phân xưởng sản xuất. Cống dẫn nước thải có độ dốc từ 0,006 đến 0,008 m/m. Ở những nơi nối với ống chung hoặc chỗ vòng phải có hố ga.
Các ống dẫn nước thải bên trong thường làm bằng ống gang, đường kính ống dẫn từ 50 đến 100 mm . Đường dẫn nước thải đi ra theo 1 phiá theo chiều gang của nhà.
+Nước do sản xuất.
q1 = n.M Trong đó:
n: là định mức nước thải cho 1 tấn nguyên liệu (n= 0,5 tấn/giờ)
M: Lượng nguyên liệu sản xuất trong 1 ca, M = 66,4 tấn/ca
q1 = 0,5 x 66,4 = 33,20833 m3/h.
+ Nước thải do sinh hoạt.
q2 = (a1 . n1 + a2 . n2)/1000
Trong đó:
a1: Định mức nước thải do sinh hoạt, a1 = 8 lít/người/ca n1: Số công nhân làm việc trong 1 ca, n1 = 50 người
a2: Định mức nước thải cho tắm rửa, a2 =60 lít/người/ca n2: Số người tắm trong 1 ca, n2 = 50 người/ca
Thay số : q2 = (8 x 50 + 60 x 50)/1000 = 2,5 m3/ca = 0,3m3/h Tổng lượng nước thải trong 1 h:
q = q1+ q2 = 33,2 + 0,3 = 33,5 m3/h
Đường kính ống dẫn nước thải:
LÊy v = 2 m/gi©y Suy ra:
Chọn ống dẫn nước thải có đường kính 25 cm.
Xem lại: Thiết kế nhà máy chế biến sữa nguyên liệu từ sữa bột - Tính kinh tế
Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team