Van bi thép thông dụng trong công nghiệp - Phần 5

06 tháng 12 2018

8.1.2.1. Việc thử vỏ phải được thực hiện ở áp suất không nhỏ hơn 1,5 lần áp suất danh nghĩa của van ở 38oC. Nếu thiết kế van có kết cấu bịt kín, điều chỉnh được, thì phải điều chỉnh để duy trì được áp suất thử vỏ.

8.1.2.2. Thời gian thử vỏ là thời gian tối thiểu mà áp suất thử vỏ được duy trì, phải phù hợp với Bảng 7.

8.1.2.3. Trong suốt quá trình thử vỏ, không có bất kỳ sự rò rỉ nào được phép xuất hiện trên vỏ hoặc ở các vị trí bít kín.

Bảng 7 - Thời gian thử áp lực

Phạm vi kích thước của van

Thời gian thử tối thiểu

s

Thử vỏ

Thử độ kín

DN50

15

15

65DN200

60

60

250DN300

120

120

350DN500

300

120

8.1.3. Thử độ kín

8.1.3.1. Với những thiết kế van có mặt tỳ đàn hồi, việc thử độ kín phải dùng khí với áp suất khí nằm trong khoảng từ 4 đến 7 bar (400 kPa tới 700 kPa). Với thiết kế bi rời, phương pháp này thử này phải cấp đầy phần hốc giữa mặt tỳ và hốc của bi ở thân bằng chất khí để chắc chắn rằng không có bất kỳ rò rỉ nào tại các khe hở ở mặt tỳ của van xuất hiện. Với các van ngõng trục với gioăng chặn dòng hướng lên, phương pháp phải đo độ rò rỉ qua mặt tỳ ở phía trên. Với các van có thiết kế ngõng trục để chặn dòng chảy hướng xuống phương pháp này cũng sẽ đo độ rò rỉ qua mặt tỳ ở phía dưới.

8.1.3.2. Với các van có thiết kế mặt tỳ kim loại hoặc gốm, việc thử độ kín phải dùng chất lỏng với áp suất chất lỏng không nhỏ hơn 1,1 lần áp suất danh định ở 38oC. Với thiết kế bi rời, phương pháp thử này là cấp chất lỏng thử điền đầy phần hốc giữa mặt tỳ và bi ở phần thân, phương pháp thử này để chắc chắn rằng không có bất cứ rò rỉ nào ở dưới mặt tỳ xuất hiện. Với các van có sử dụng ngõng trục với gioăng chặn dòng hướng lên, phương pháp thử phải đo được độ rò rỉ qua mặt tỳ ở phía trên. Với các van có sử dụng ngõng trục để chặn dòng chảy hướng xuống, phương pháp thử phải đo được độ rò rỉ qua mặt tỳ ở phía dưới.

8.1.3.3. Phép thử độ kín ở phần 8.1.3.1 hoặc 8.1.3.2 phải được áp dụng, mỗi lần thử 1 chiều chảy cho mỗi hướng tỳ.

8.1.3.4. Thời gian của quá trình thử là thời gian nhỏ nhất duy trì áp lực với mục đích xác định được mức độ rò rỉ và phải tuân theo Bảng 7.

8.1.3.5. Trong suốt quá trình thử, mức độ rò rỉ lớn nhất tại các mặt tỳ phải tương thích với Bảng 8

Bảng 8 - Mức độ rò rỉ cho phép lớn nhất

Phạm vi kích thước của van

Mức độ rò rỉ cho phép lớn nhất

Thử bằng khí
Đệm kín đàn hồi a

-

Thử bằng chất lỏng

Đệm kín kim loại hoặc gốm b

mm3/s

Giọt/s

DN50

0

6.0

0.1

65DN150

0

12.5

0.2

200DN300

0

20.8

0.4

350DN500

0

29.2

0.5

a  Xem 8.1.3.7 đối với mức độ rò rỉ bằng "không".

b  Nhà sản xuất có thể chọn phương pháp thử mức độ rò rỉ bằng chất lỏng. Tuy nhiên chuyển đổi đơn vị đo là không chính xác.

8.1.3.6. Với mặt tỳ đàn hồi, các bằng chứng của việc rò rỉ qua bi, phía sau mặt tỳ hoặc qua các gioăng của trụ van không được chấp nhận. Phải không có hư hỏng về mặt cấu trúc sau phép thử này. Biến dạng dẻo của mặt tỳ đàn hồi hay gioăng sẽ không được coi là hư hại tới cấu trúc.

8.1.3.7. Với phép thử độ kín bằng khí, độ rò rỉ bằng "không" được xác định là 3mm3 (1 bong bóng) trong thời gian thử.

8.2. Giám sát

8.2.1. Mở rộng giám sát

Việc giám sát có thể được quy định bởi người mua trong đơn đặt hàng. Nếu không có quy định khác, việc giám sát phải được giới hạn như sau:

- Giám sát việc lắp van để đảm bảo sự thống nhất với các yêu cầu trong đơn đặt hàng, có thể gồm cả kiểm tra không phá hủy;

- Chứng kiến các phép thử áp lực;

- Xem xét lại các báo cáo thử, hoặc các bản ghi thử không phá hủy và thử bằng tia X.

8.2.2. Giám sát nơi thử

8.2.2.1. Khi bên mua chỉ định kiểm tra tại nhà máy sản xuất. Người giám sát của bên mua phải được tiếp cận vào những khu vực của nhà máy được cho là có liên quan đến việc sản xuất van khi đang làm công việc kiểm tra.

8.2.2.2. Khi người mua quy định kiểm tra bao gồm cả các chi tiết chịu áp lực được sản xuất ở những địa điểm khác với nhà máy sản xuất van, những chi tiết này phải được giám sát tại nơi mà nó được làm ra.

8.3. Kiểm tra

8.3.1. Với mỗi van, các chi tiết được liệt kê ở phụ lục A sẽ được kiểm tra bởi nhà sản xuất trước khi vận chuyển.

8.3.2. Khi đúc các chi tiết chịu áp lực và các chi tiết kín (bi), các chi tiết này phải được kiểm tra trực quan bởi nhà sản xuất trong quá trình chế tạo nhằm đảm bảo bề mặt đúc thỏa mãn điều kiện bề mặt MSS-SP-55.

8.3.3. Nhà sản xuất phải kiểm tra từng chiếc van để chắc chắn thỏa mãn với tiêu chuẩn.

8.3.4. Việc kiểm tra phải được thực hiện phù hợp với các thủ tục trong các tiêu chuẩn được áp dụng.

8.4. Kiểm tra bổ sung

8.4.1. Việc kiểm tra bổ sung chỉ được thực hiện khi có yêu cầu của bên mua.

8.4.2. Việc kiểm tra vật đúc và vật rèn bằng siêu âm, chất lỏng thẩm thấu, hoặc bột từ có thể được quy định hoặc theo quy trình của người mua và các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được, hoặc những tiêu chuẩn trong ASME B16.34:2004 Điều 8.

8.4.3. Khi điều kiện làm việc yêu cầu phép thử loại chịu lửa dẫn điện, phép thử này được khuyến cáo nên tuân theo tiêu chuẩn ISO 10497.

9. Chuẩn bị phân phối

9.1. Sau khi thử, mỗi van phải được làm khô để chuẩn bị cho việc phân phối. Cần quan tâm đặc biệt tới kiểm tra việc làm khô chất lỏng ở thân xung quanh bi.

9.2. Trừ các van làm bằng thép không rỉ austenitic, bề mặt phía bên ngoài của thân không được gia công phải được phủ một lớp chống rỉ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Lớp phủ này sẽ không được chứa chì.

9.3. Trừ các van làm bằng thép không rỉ austenitic, bề mặt có ren và được gia công mà không chịu được sự ăn mòn của khí quyển phải được phủ phía bên ngoài của thân một lớp chống rỉ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Lớp phủ này không được chứa chì.

9.4. Vỏ bảo vệ bằng gỗ, sợi gỗ, chất dẻo hoặc kim loại phải được cố định chặt với mặt bích của van mặt bích và các van có đầu hàn đối đầu để bảo vệ bề mặt đệm và đầu hàn đã được gia công. Vỏ bảo vệ được thiết kế sao cho van không thể lắp đặt được nếu không loại bỏ lớp bảo vệ này.

9.5. Đầu nút bảo vệ bằng gỗ, sợi gỗ, chất dẻo hoặc kim loại được chèn chặt vào lỗ ở mặt bích van và đầu hàn. Đầu nút bảo vệ này phải khiến cho van không lắp được vào đường ống nếu không tháo bỏ chúng ra.

9.6. Tại thời điểm vận chuyển, trừ trường hợp bị cản trở bởi thiết kế, bi phải ở vị trí mở hoàn toàn.

9.7. Khi việc đóng gói đặc biệt là cần thiết, bên mua phải quy định rõ yêu cầu trong đơn hàng.

 

PHỤ LỤC A

(Tham khảo)

THÔNG TIN ĐƯỢC LỰA CHỌN BỞI NGƯỜI MUA

Chú ý: số tham chiếu trong ngoặc vuông là những mục đề hoặc tiểu mục trong tiêu chuẩn này.

Kích thước danh định [1] (DN hoặc NPS)

Áp suất danh định [1] (PN hoặc loại có phân hạng)

Dòng chảy [5.1] (Khoang xuyên thủng, khoan giảm một cấp hoặc giảm hai cấp)

Vật liệu làm mặt tỳ [4.3]

Dạng lắp ráp của thân [5.2]

Ren [Ren ống TCVN 7701-1 (ISO 7-1), TCVN 8887-1 (ISO 228-1) hoặc ASME B1.20.1] [5.2.5.2]

Mặt bích                       mặt nhấp nhô, vòng nối [5.2.2.1]

                                    Mặt kết thúc nếu khác so với tiêu chuẩn [5.2.2.4]

Chi tiết về đầu hàn đối tiếp nếu các tiêu chuẩn khác cần thiết [5.2.3.1]

Phần đầu có ren trong [5.2.6]

Đặc điểm chống dòng tĩnh điện [5.2.7]

Tay cầm và các tiêu chuẩn về tay cầm [5.2.11.1 và 5.2.11.7]

Cơ cấu dẫn động sử dụng bánh răng [5.2.11.2]

Khả năng chấp nhận của đệm kín bu lông rời [5.2.12.3]

Vật liệu [6]

Vỏ chịu áp [6.1]

Cơ cấu đóng cắt, vật liệu khác với tiêu chuẩn [6.3]

Bu lông - đặc biệt với nhiệt độ thấp [6.5]

Gioăng - nhiệt độ danh nghĩa [6.6]

Việc kiểm tra của bên mua, các phép thử bổ sung hoặc kiểm tra [8.2.2]

Thử không phá hủy bổ sung [8.4]

Phép thử loại chịu lửa bổ sung [8.4.3]

Việc chuẩn bị vận chuyển [9.7]

Xem lại: Van bi thép thông dụng trong công nghiệp - Phần 4

Xem tiếp: Van bi thép thông dụng trong công nghiệp - Phần 6