Van bướm kim loại công dụng chung - Phần 2

08 tháng 12 2018

4  Trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ

Trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ của van phải đáp ứng thông số kỹ thuật cho trong bảng tiêu chuẩn áp suất/nhiệt độ thích hợp được liệt kê ở Bảng 1.

Bảng 1

Vật liệu thân van

Van được ký hiu PN

Van được ký hiệu - Cấp

Thép

EN12516-1

ASME B16.34

Gang

EN 1092-2

ASME B16.1

Gang dẻo

ASME B16.42

Hợp kim đồng

EN 1092-3

ASME B16.24

Cụm hoàn chỉnh phải phù hợp với trị số độ chênh áp suất Δp/nhiệt độ. Nhiệt độ cho phép lớn nhất và/hoặc độ chênh áp suất thiết kế có thể được giới hạn bởi sự hạn chế trong trị số danh nghĩa áp suất/nhiệt độ của vật liệu được dùng cho các bộ phận nhất định.

Sự hạn chế phải được nhà sản xuất ghi nhãn trên van (xem Điều 8).

Với nhiệt độ dưới nhiệt độ thấp nhất liệt kê trong các bảng áp suất/nhiệt độ, áp suất làm việc phải không lớn hơn áp suất cho nhiệt độ thấp nhất liệt kê. Việc sử dụng van tại nhiệt độ thấp hơn thuộc trách nhiệm của người sử dụng. Cần chú ý đến việc giảm độ dẻo và độ bền chống va đập của các vật liệu tại nhiệt độ thấp.

5. Thiết kế

5.1. Độ dày thành

Độ dày thành nhỏ nhất phải được xác định theo các tiêu chuẩn được chỉ ra ở Bảng 2.

Đối với trị số danh nghĩa áp suất - nhiệt độ của các thân van nằm ngoài các dãy kích cỡ của các tiêu chuẩn tham khảo trong Bảng 2, việc thiết kế và tính toán cho các chi tiết chịu áp suất phải theo mã thiết kế được tiêu chuẩn công nhận hoặc các tiêu chuẩn có xét tới tải trọng đường ống, các lực vận hành, v.v.. Việc lựa chọn tiêu chuẩn phải thực hiện theo thỏa thuận.

CHÚ THÍCH: Các ví dụ về mã thiết kế được tiêu chuẩn công nhận hoặc các tiêu chuẩn là ASME phần VIII, các Điều 1 hoặc 2, và EN 13445-3.

Bảng 2

Vật liệu thân van

Van ký hiệu PN

Van ký hiệu- Cấp

Thép

EN 12516-1

EN 12516-2

ASME B16.34

Gang

EN 12516-4

ASME B16.1

Gang dẻo

ASME B16.42

Hợp kim đồng

ASME B16.24

5.2. Mẫu thiết kế

Van phải được thiết kế hoặc ở dạng đĩa đồng tâm [xem Hình 1 a)] hoặc ở dạng đĩa lệch tâm [xem Hình 1 b)]. Độ lệch tâm có thể là đơn, gấp đôi hoặc gấp ba.

a) Thiết kế đng tâm

b) Thiết kế lệch m (thiết kế độ lch gấp đôi)

Hình 1-Minh họa thiết kế

5.3. Các khớp nối mặt đầu

5.3.1. Các van bích kép

Các khớp nối mặt đầu của van bích kép phải phù hợp với 5.7.2.1. Xem Hình 2.

Hình 2 - Khớp nối mặt đu của van bích kép

5.3.2. Van dạng tm mỏng

5.3.2.1. Quy định chung

Các van ký hiệu PN được dùng để lắp giữa các bích ống phù hợp với EN 1092-1, EN 1092-2 và EN 1092-3.

Các van ký hiệu - Cấp được dùng để lắp giữa các bích ống phù hợp với ASME B16.5 cho NPS ≤ 24 hoặc ASME B16.47 cho NPS > 24.

Tại vị trí lắp ghép bằng bu lông để đảm bảo các lỗ trục van rất kín với lỗ bắt bu lông, có thể thay thế bằng các lỗ bu lông có ren.

Trong trường hợp kích thước van nằm ngoài phạm vi EN 1092, ASME B16.5 hoặc ASME B16.47, một tiêu chuẩn bích khác có thể được dùng khi có thỏa thuận giữa nhà sản xuất và người mua. Độ dày thành được tính toán bằng phép nội suy tuyến tính theo các tiêu chuẩn quy định ở trong Bảng 2.

5.3.2.2. Thân van dạng tm mỏng có hoặc không có vấu

Các cấu hình van có trong mục này được minh họa ở Hình 3.

 

a) Van có vấu ở giữa

b) Van có một bích ở giữa

 

c) Van có vấu với các l ren trong

d) Van một bích với các lỗ ren trong

 

e) Van có vu với các lỗ khoan

f) Van một bích có các lỗ khoan

g) Van có mt cắt chữ U

Hình 3 - Các cu hình bắt bu lông của thân van dạng tm mỏng

5.3.2.3. Van không có bích

Cấu hình van không có bích trong mục này được minh họa ở Hình 4.

Hình 4 - Van không bích điển hình

Đường kính ngoài của thân van dạng tấm mỏng phải sao cho thân van được chế tạo thẳng hàng với bu lông bắt bích và các bề mặt vòng đệm.

5.3.3. Đầu hàn giáp mi

Cấu hình đầu hàn giáp mối trong mục này được minh họa ở Hình 5.

Hình 5 - Đu hàn giáp mi

CHÚ THÍCH: Các đầu hàn được giới hạn với thân van bằng thép.

5.4. Trục

Nếu việc tháo các chi tiết ngoài ra khỏi van là cần thiết khi van đang chịu áp suất,

- Trục phải không bị đẩy ra khỏi van, và

- Độ kín trục với môi trường khí phải vẫn được duy trì.

CHÚ THÍCH: Các chi tiết bên ngoài là các chi tiết không bao gồm van có trục trần (giá đỡ, cần, bộ dẫn động, ..).

5.5. Vận hành

5.5.1. Chiều quay

Trừ khi có quy định khác trong bảng dữ liệu tóm tắt, van phải được đóng nhờ vận hành tay quay, cần hoặc chìa vặn chữ T theo chiều kim đồng hồ khi nhìn đối diện các thiết bị đó.

5.5.2. Cơ cu dẫn động

5.5.2.1. Quy đnh chung

Trừ khi có thỏa thuận khác giữa nhà sản xuất và người mua, cơ cấu dẫn động phải có thể hoạt động giữa vị trí mở hoàn toàn và đóng hoàn toàn.

5.5.2.2. Dẫn động trực tiếp

5.5.2.2.1. Dn động trực tiếp bằng tay

Dẫn động trực tiếp bằng tay có thể là cần, tay quay hoặc chìa vặn chữ T.

Tại vị trí dùng cần, van phải mở khi cần song song với ống.

Khi vị trí trung gian được xác định, các thiết bị bảo vệ đĩa van ở vị trí trung gian phải được cung cấp.

5.5.2.2.2. Dn động trực tiếp bằng máy

Khi dẫn động trực tiếp bằng khí nén, thủy lực hay bằng điện, việc thiết kế van phải sao cho hoặc có hoặc không có chi tiết trung gian, việc lắp bộ dẫn động quay từng phần có đĩa phải được thực hiện, phù hợp với ISO 5211.

5.5.2.3. Dn động bánh răng

Bộ dẫn động bánh răng bằng tay phải là kết cấu kiểu di động tự khóa (ở bất kỳ vị trí nào) và phải được cấp các cữ chặn ở hai vị trí di chuyển cực hạn.

Các cữ chặn điều chỉnh phải được chỉnh đặt, siết chặt và đảm bảo chắc chắn an toàn.

Bộ dẫn động bánh răng phải được lắp có bộ chỉ báo vị trí.

Theo yêu cầu, nhà sản xuất phải cung cấp số vòng quay cần thiết để hoàn chỉnh thao tác mở hoặc đóng.

Việc thiết kế van phải cho phép có hoặc không có chi tiết trung gian, việc lắp bộ dẫn động bánh răng có đĩa phù hợp với ISO 5211.

Xem lại: Van bướm kim loại công dụng chung - Phần 1

Xem tiếp: Van bướm kim loại công dụng chung - Phần 3