Van cửa có nắp bắt bu lông - Phần 1

06 tháng 12 2018

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9443 : 2013

ISO 6002 : 1992

VAN CỬA CÓ NẮP BẮT BU LÔNG

Bolted bonnet steel gate valves

 

Lời nói đầu

TCVN 9443:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 6002:1992.

TCVN 9443:2013 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 153 Van công nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này cung cấp những yêu cầu kỹ thuật cơ bản và những khuyến nghị đối với loại van cửa làm bằng thép có mặt bích hoặc được hàn nối đầu và nắp bắt bu lông.

Để tương thích với tiêu chuẩn ISO 7005-1 (Các loại mặt bích của Mỹ trước đó được phân loại dựa theo các lớp, sử dụng tiêu chuẩn này để chuyển đổi sang sự phân loại dựa trên áp suất danh nghĩa (PN), tiêu chuẩn ISO 6002:1992 (E) cũng sử dụng cùng hệ thống mà tiêu chuẩn ISO 7005-1 đã sử dụng. Sự phân chia tương đương như sau:

Lớp 150: PN 20

Lớp 300: PN 50

Lớp 600: PN 100

 

VAN CỬA CÓ NẮP BẮT BU LÔNG

Bolted bonnet steel gate valves

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu kỹ thuật đối với loại van cửa làm bằng thép có nắp bắt bu lông có các đặc điểm sau:

- Nắp bắt bu lông;

- Vít ngoài và ách kẹp;

- Vít trong (chỉ thay thế cho PN 10, PN 16, PN 20, PN 25, và PN 40);

- Cửa sập đơn hoặc kép;

- Mặt tỳ dạng nêm hoặc hoặc song song;

- Có hoặc không có đệm kín phi kim loại cho cửa sập hoặc đế tỳ;

- Đầu nối mặt bích hoặc đầu nối hàn.

- Bao gồm các loại van có kích thước danh nghĩa DN:

10; 12; 20; 25; 32; 40; 50; 65; 80; 100; 125; 150; 200; 150; 300; 350; 400; 450; 500; 600; 700; 800; 900; 1000.

Và áp dụng với những loại van có áp suất danh nghĩa DN:

10; 16; 20; 25; 40; 50; 100.2.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau cung cấp những thông tin và quy chuẩn cấu thành nên chi tiết của tiêu chuẩn này. Tại thời điểm ban hành tiêu chuẩn này, tất cả các tài liệu viện dẫn đều đang có giá trị lưu hành. Các cơ quan tổ chức chấp nhận tiêu chuẩn này đều được hoan nghênh tham gia thẩm định khả năng áp dụng những tiêu chuẩn viện dẫn dưới đây. Các thành viên của IEC và ISO vẫn giữ vai trò đăng kiểm cho các tiêu chuẩn hiện tại.

TCVN 9441 (ISO 5208), Van công nghiệp – Thử áp lực cho van kim loại.

ISO 7-1:19821), Pipe threads where pressure-tight joints are made on the threads – Part 1: Designation, dimensions and tolerances (Ren ống cho mối nối kín được tạo từ ren. Phần 1: Ký hiệu, kích thước và dung sai).

ISO 5210:1991, Industrial valves – Multi-turn valve actuator attachments (Van công nghiệp- Cơ cấu đóng mở van quay nhiều vòng).

ISO 5752:1982, Metal valves for use in pipe systems – Face – to face and centre – to – face dimensions (Van kim loại sử dụng trong hệ thống đường ống – Kích thước giữa hai mặt đầu và kích thước từ tâm tới mặt đầu).

ISO 6708:1980, Pipework components – Definition of nominal size (Các chi tiết của hệ thống đường ống – Định nghĩa kích thước danh nghĩa).

ISO 7005-1:1982, Metallic flanges – Part 1: Steel flanges (Mặt bích kim loại- Phần 1: Mặt bích làm bằng thép).

ISO 7268:1983, Pipe components – Definition of nominal pressure (Phụ kiện đường ống – Định nghĩa áp suất danh nghĩa).

ANSI/ASME B1.20.1:1983, Pipe threads, general purpose (inch) [Ren ống, mục đích chung (inch)].

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này có sử dụng những định nghĩa về kích thước danh nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 6708 và định nghĩa áp suất danh nghĩa trong tiêu chuẩn ISO 7268.

4. Áp suất – nhiệt độ danh nghĩa

4.1. Áp suất – nhiệt độ danh nghĩa áp dụng đối với van lắp mặt bích được quy định trong tiêu chuẩn này phù hợp với các đặc tính vật liệu và áp suất danh nghĩa áp dụng cho các loại bích thép ghi trong chuẩn ISO 7005-1. Giới hạn về nhiệt độ và áp suất, ví dụ với những loại van được lắp kín bằng vòng đệm mềm hoặc bằng vật liệu đóng cắt đặc biệt, phải được chỉ rõ trên tấm nhãn mác của van [xem 8.5c)].

4.2. Nhiệt độ chỉ áp suất danh nghĩa phù hợp là nhiệt độ của lớp vỏ ngoài chịu áp lực của van. Nhìn chung, nhiệt độ này bằng với nhiệt độ của chất lỏng bên trong van. Người sử dụng tự chịu trách nhiệm khi lựa chọn mức áp suất phù hợp với nhiệt độ khác với nhiệt độ chất lỏng chứa trong van.

4.3. Với nhiệt độ thấp hơn giá trị nhiệt độ nhỏ nhất ghi trong bảng nhiệt độ/áp suất danh nghĩa của tiêu chuẩn ISO 7005:1 thì áp suất làm việc không được lớn hơn giá trị áp suất định mức phù hợp với giá trị nhiệt độ thấp nhất đó. Việc dùng van ở các nhiệt độ thấp hơn này thuộc trách nhiệm của người sử dụng. Cần chú ý tới hiện tượng giảm độ dẻo và sức bền của vật liệu ở nhiệt độ thấp.

5. Thiết kế

5.1. Độ dày thân van

5.1.1. Độ dày nhỏ nhất của thân van, tm, khi chế tạo được ghi trong bảng 1, ngoại trừ một số trường hợp được trình bày từ mục 5.1.2 đến 5.1.4.

Độ dày tăng thêm cần thiết cho ứng suất lắp ghép, ứng suất đóng, ứng suất tập trung và các hình dạng không phải hình tròn phải được quy định bởi nhà sản xuất do các yếu tố đó biến thiên trong phạm vi rộng.

5.1.2. Công đoạn chuẩn bị hàn đối với van đầu nối hàn (xem 5.2.2.2) không được làm giảm độ dày của thân van xuống dưới giá trị quy định tại 5.1.1, trong vùng gần hơn tm so với mặt ngoài của thân cổ van đo dọc theo phương dòng chảy. Sự chuyển tiếp sang công đoạn hàn được tiến hành từ từ từng bước một và tiết diện phải là hình tròn suốt toàn bộ chiều dài chuyển tiếp. Tránh những đứt đoạn hoặc thay đổi đột ngột trong vùng chuyển tiếp, ngoại trừ những vùng vòng đai hoặc khớp nối kiểm tra được hàn hoặc chế tạo liền. Độ dày không được nhỏ hơn 0.77 tm ở khoảng cách 1.33 tm tính từ 1 đầu hàn trong bất kỳ trường hợp nào.

5.1.3. Cổ thân van cần duy trì độ dày nhỏ nhất là tm, quy định tại mục 5.1.1 trong vòng khoảng cách 1.1 đo từ mặt ngoài của thân dọc theo cổ thân van, trong đó d là đường kính trong danh nghĩa - được định nghĩa trong mục 5.2.1.4.

Bên ngoài khoảng cách 1.1 tính từ mặt ngoài của thân chính van, các tiết diện tròn, thẳng của cổ thân van với đường kính trong d’ phải có độ dày thân nhỏ nhất là t’, trong đó t’ được xác định (dựa trên phép nội suy nếu cần thiết) là giá trị của tm khi d bằng 2d’/3, sử dụng áp suất danh nghĩa khả dụng.

Cần chú ý rằng trong bất cứ trường hợp nào mà d’>1.5d thì độ dày thân nhỏ nhất của cổ thân van phải lớn hơn giá trị cơ bản tm. Trong những trường hợp này, giá trị độ dày thân phải áp dụng cho tất cả các phần của cổ thân van có đường kính lớn hơn 1.5d.

5.1.4. Những bộ phận có độ dày nhỏ hơn độ dày thân nhỏ nhất sẽ được chấp nhận nếu thỏa mãn những giới hạn sau:

a) Những vùng có độ dày thân nhỏ hơn độ dày nhỏ nhất có thể được bao kín bởi một đường tròn có đường kính không lớn hơn 0.35trong đó d là đường kính trong danh nghĩa, ghi trong Bảng 2, còn tm là độ dày thân van nhỏ nhất ghi trong Bảng 1;

b) Độ dày đo được không nhỏ hơn 0.75tm;

c) Các đường tròn bao quanh cách nhau (cạnh tới cạnh) một khoảng không nhỏ hơn 1.75.

5.1.5. Các thuật ngữ sử dụng trong các mục trên được minh họa trong Hình 1.

Hình 1 – Nhận dạng các thuật ngữ

Bảng 1 – Độ dày thân van

Kích thước danh nghĩa DN1)

Áp suất danh nghĩa

10

16

20

25

40

50

100

Chiều dày tối thiểu thân van tm
mm

10

15

20

25

3

3

3

4

3

3

3

4

3

3

3,1

4,1

3

3

3,3

4,2

3

3,1

3,5

4,6

3

3,1

3,8

4,8

3,3

3,4

4,1

4,8

32

40

50

65

4,5

4,5

5

5

4,5

4,5

5,5

5,5

4,8

4,8

5,6

5,6

4,8

4,8

5,7

5,8

4,8

4,8

6,1

6,6

4,8

4,8

6,4

6,4

4,8

5,6

6,4

7,1

80

100

125

150

5

6

6,3

6,5

5,5

6

6,5

7

5,6

6,4

7,1

7,1

5,8

6,6

7,2

7,5

6,6

7,3

8,1

8,8

7,1

7,8

9,6

9,6

7,9

9,6

11,2

12,7

200

250

300

350

7

7,5

8,5

9

8

8,5

9,5

10

8,1

8,6

9,6

10,4

8,6

9,3

10,4

11,3

10,2

11,4

12,7

14

11,2

12,7

14,2

15,8

15,8

19

23,1

24,6

400

450

500

600

9,6

10

10,5

11,5

11

11,5

12,5

14

11,2

11,9

12,8

14,4

12,7

13

14,5

16,3

15,4

16,6

18,3

21,3

17,5

19

20,6

23,9

27,7

31

34

40,4

700

800

900

1 000

12,5

14

15,5

17

15,5

17

18,5

20

16

17,6

19,2

20,8

18,2

20,1

22

23,9

24,3

27,3

30,4

33,5

27,2

30,5

33,8

37,2

 

1) Kích thước đường kính trong đầu ghép nối, xem Bảng 2.

1) Đã có TCVN cho phiên bản mới hơn

Xem tiếp: Van cửa có nắp bắt bu lông - Phần 2