Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 4

Tác giả 24/12/2018 20 phút đọc

4.14. Dọc theo đường ống dẫn ngầm cấn đóng các mốc bê tông hoặc gỗ cao 0,5 đến 0,7m từ mặt đất. Trên các mốc cần có các bảng chỉ dẫn. Khoảng cách các mốc chừng 1km. Thường thường nên bố trí các mốc này cạnh cột là tốt.

4.15. Trên đường ống cần đặt các thiết bị van chắn theo tính toán nhưng không quá 30km. Ngoài ra các van cần đặt ở những chỗ sau:

- ở hai bờ chướng ngại nước đường ống vượt có 2 nhánh trở lên .

- ở đầu mỗi đoạn nhánh của đường ống dẫn chính;

- ở hai đầu cầu ôtô mà đường ống vượt qua;

- ở các đoạn ống trước khi vào trạm bơm và trạm phân phối khí đốt, cách ranh giới các trạm đó trong phạm vi từ 500 đến 700m.

- ở một đầu hoặc cả hai đầu của đường ống dẫn dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ nằm cao hơn thành phố, khu đông dân, các xí nghiệp công nghiệp có khoảng cách được xác định trong thiết kế phụ thuộc vào địa hình ở địa phương ;

- Trên đường ống dẫn dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ có một nhánh vượt qua chướng ngại nước cần đặt van chắn tuỳ theo khu vực tiếp giáp chỗ vượt và sự cần thiết phải ngăn ngừa khả năng tràn dầu vào hồ chứa nước.

Chú thích:

Nên kết hợp đặt van chắn tại chỗ vượt chướng ngại vật thay cho van trên tuyến.

Nên đặt thiết bị van chắn và các trạm khuếch đại của cáp thông tin gần nhau.

4.16. Khi đặt đường ống dẫn khí đốt có từ hai đường ống trở lên song song với nhau thì các thiết bị van chắn của các đường ống cách nhau theo dọc đường ống không nhỏ hơn 100m.

Trong điều kiện quá phức tạp (đồi núi, đầm lầy) thì khoảng cách đặt trên có thể giảm xuống đến 50m.

4.17. Các thiết bị van chắn có đường kính 400mm trở lên cần đặt trên móng và đất dưới móng đầm chặt.

4.18. ở haiđầu của đoạn đường ống dẫn khí đốt giữa các thiết bị van chắn cần phải bé hơn 1000mm, và là 50m nếu đường kính ống từ 100m trở lên. Độ cao của ống thoát khí tối thiểu phải bằng 3m kể từ mặt đất và cần tính độ ổn định và an toàn của ống thoát khí. Đường kính của ống thoát khí xác định theo điều kiện tháo hết khí đốt giữa các van chắn trong khoảng từ 1,5 đến 2 giờ.

Cần bố trí các van chắn và van thoát khí cách thành phố, khu đông dân, xí nghiệp công nghiệp và các hạng mục công trình tối thiểu là 300m và chỗ địa hình cao, tránh tạo thành núi khí khi bơm dầu.

4.19. Trên đường ống dẫn chính dẫn khí đốt người ta đặt các thiết bị thu chất ngưng tụ để kiểm tra sự tồn tại của chất ngưng tụ và xả nó ra khỏi đường ống, vị trí đặt thiết bị thu chất ngưng tụ được quy định cụ thể trong thiết kế. Nơi điều khiển các thiết bị thu chất ngưng tụ thường phải bố trí trong các nhà nhỏ thoáng gió trên mặt đất xây bằng vật liệu không cháy hoặc được rào bằng lưới thép.

4.20. Khi thiết kế phải chọn các thiết bị van chắn đã được tiêu chuẩn hoá. Độ dày thành ống các chi tiết khoá đảm bảo độ bền phù hợp với từng đoạn ống.

5. Đường ống đặt ngầm dưới nước

5.1. Độ sâu đặt ống kể từ mặt đất tự nhiên đến đỉnh của đường ống dẫn chính và đường ống nhánh chôn ngầm như sau:

- Đường kính ống bé hơn 1000mm độ sâu không nhỏ hơn 0,8m;

- Đường kính ống từ 1000mm trở lên độ sâu không nhỏ hơn 1,0m;

- Đường kính ống qua vùng đầm lầy, đất bùn khô, độ sâu không nhỏ hơn 1,1m;

- Đường ống qua vùng cát dịch chuyển, độ sâu không nhỏ hơn 1,0m;

- Đường ống qua vùng núi đá, đầm lầy khi không có phương tiện ôtô, máy xây dựng , máy nông nghiệp qua lại, độ sâu có thể giảm không nhỏ hơn 0,6m.

Chú thích: Ngoài các yêu cầu nói trên, đối với đường ống dẫn dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ cần tính thêm chế độ bơm tối ưu và tính chất của sản phẩm dầu mỏ vận chuyển, phù hợp với yêu cầu công nghệ.

5.2. Đối với các đường ống dẫn dầu mỏ có nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ của môi trường đặt ống thì việc lựa chọn độ sâu đặt ống ngoài các yêu cầu nói trên phải kiểm tra tính ổn định dọc của đường ống dưới tác dụng của ứng suất nhiệt nén phù hợp với điều kiện với điều 8.3.4 và 8.4.4 của tiêu chuẩn này.

5.3. Chiều rộng đáy hào được xác định như sau:

- Với đường ống có đường kính bé hơn 500mm thì chiều rộng đáy hào lớn hơn hoặc bằng D + 300mm;

- Với đường ống có đường kính từ 500 đến bé hơn 1000mm chiều rộng đáy hào lớn hơn hoặc bằng 1,5D;

- Với đường ống có đường kính từ 1000 đến 1400mm điều kiện địa chất có mái dốc hào bé hơn hoặc bằng 1: 0,5 thì chiều rộng đáy hào lấy bằng D+500mm.

D: đường kính quy ước của đường ống (mm)

5.4. Tuỳ thuộc vào loại đất, độ sâu đặt ống trên cạn dưới nước mái dốc hào đươc lấy theo bảng 8.

Bảng 8

Loại đất

Hào dưới nước

Hào trên cạn

Độ sâu hào (m)

Nhỏ hơn 2

Lớn hơn 2

Nhỏ hơn 2

Lớn hơn 2

Cát mịn

Cát hạt trung

Cát không đều

Cát hạt thô

Đất lẫn sỏi sạn (sỏi sạn lớn hơn 40%)

Cát pha

Sét pha

Sét

Đất đá cứng

1: 2,5

1: 2

1: 1,8

1: 1,5

1: 1

1: 1,5

1:1

1: 1,05

1:1,05

1: 3

1:2,5

1: 2,3

1: 1,8

1: 1,5

1: 2

1: 1,5

1: 1

1: 1

1: 1,5

1: 1,25

1: 1,75

1: 0,67

1: 0,50

1: 0,25

1: 2

1: 1,5

1: 1

1: 1,25

1: 0,75

1: 0,25

      

 

5.5. Đoạn đường ống đi qua đoạn đường mấp mô, qua đầm lầy cho phép đặt đường ống trong dải đất đắp nổi. Dải đất đấp nổi phải phù hợp với điều 6.3.4, 6.3.5, 6.3.6 của tiêu chuẩn này.

5.6. Khi đặt đường ống trong vùng đất lún phải tính toán bảo đảm độ ổn định của đường ống phải có biện pháp tránh nước chảy xuống hào. ở vùng đất lún loại II khi lấp hào phải đầm chặt tứng lớp, còn đất bùn loại I thiết kế như đất không lún.

5.7. Khi các đường ống dẫn chính giao chéo nhau thì khoảng cách không gian lớn hơn hoặc bằng 350mm. Đối với các đường ống dẫn các vật liệu khác như dẫn nước, cấp điện, thông tin ...lấy theo sự thoả thuận của các cơ quan nhưng không nhỏ hơn 500mm.

5.8. Trong phạm vi gần tuyến ống, nếu có các biến động về địa hình, địa chất do sự vận hành an toàn cho đường ống thì phải có biện pháp gia cố hoặc sử lí để bảo vệ an toàn cho đường ống.

5.9. Đặt ống qua vùng núi đồi

5.9.1. Khi đặt đường ống qua vùng núi đá tảng, đá cuội cần đệm lót một lớp đất mềm không nhỏ hơn 10cm và phủ một lớp đất mềm bảo vệ lớp bọc chống gỉ khỏi xây xát không nhỏ hơn 20cm. Hoặc dùng biện pháp bảo vệ lớp bọc chống gỉ khỏi xây xát.

5.9.2. Nếu địa hình đặt ống có độ dốc lớn hơn 20%, khi đặt đường ống theo chiều nghiêng đó thì phải xây các tường chắn ngăn nước mưa để tránh gây ra xói mòn do chảy dọc hào. Khoảng cách từ kích thước các tường chắn phải tính toán tuỳ theo địa hình. Kết cấu tường chắn bằng vật liệu không thấm nước như đất sét, gỗ tẩm bitum chống mối mọt hoặc xây gạch, phần dưới của tường chắn phải xây trước khi đặt ống.

Khi đặt ống ở sườn đồi, núi phải đào mương, rãnh thoát nước để ngăn không cho nước chảy vào dọc hào.

5.9.3. Không cho phép đặt ống trong vùng đất trượt và có khả năng gây ra trượt. Trường hợp bặt buộc phải đi qua thì phải đặt ống sâu hơn mặt trượt hoặc đặt nổi dạng dầm. Trụ đỡ phải được tính toán đảm bảo phù hợp với các điểm 8.5.8 đến 8.5.13 của tiêu chuẩn này.

5.9.4. Khi đặt qua vùng có lũ ngoài việc lựa chọn các dạng đặt ống (nổi, ngầm) phải tính toán đến các biện pháp bảo vệ khi có nước lũ làm sạt, lở đất gây treo đường ống, lũ kéo cành cây qua gây đứt, gãy đường ống.

5.9.5. Khi đặt ống ở sườn dốc hai chiều (dốc ngang, dốc dọc) nếu độ dốc ngang từ 80 trở lên phải làm các đường bậc để phục vụ lúc thi công và vận hành sau này tiện lợi. Việc lựa chọn các giải pháp làm đường bậc được xác định như sau:

- Nếu sườn dốc nhỏ hơn 120 thì cho phép đắp đường bậc bằng đất san ra

- Nếu sườn dốc từ 120 đến bé hơn 180 phải tính khả năng đất san ra bị trượt đi.

- Nếu sườn dốc từ 180 đến 350 phải đào đến đất nguyên thổ làm mặt đường bậc. Tính khả năng đất bị trượt theo công thức:

Trong đó:

α: Góc nghiêng của sườn dốc tính bằng độ (0)

j: Góc ma sát của đất đắp tính bằng độ (0)

K: Hệ số đặc trưng tính ổn định của đất thường lấy bằng 1,4

- Nếu sườn dốc lớn hơn 350 phải xây tường chắn phụ hoặc có biện pháp đảm bảo ổn định của đường bậc.

5.9.6. Để xác định chiều rộng, độ cao đào đắp của đường bậc phải căn cứ vào độ sâu chôn ống, điều kiện và phương tiện thi công, điều kiện địa chất và đảm bảo các điều kiện dưới đây.

- Hào đặt ống phải đặt trong ống nguyên thổ

- Đường bậc có độ dốc ngang về hai phía (tính từ trục hào) hoặc về một phía mái dốc đào. Độ dốc ngang không nhỏ hơn 2%.

- ở chân mái dốc đào cần làm rãnh thoát nước lớn, có khả năng gây xói lở, sạt mái dốc thì phải làm rãnh thoát nước phái trên mép mái dốc, cách mép taluy không nhỏ hơn 3m để đảm bảo an toàn cho mái dốc và đường bậc. Kích thước rãnh phải tính toán để thoát hết lượng nước mặt đó.

5.9.7. Khi có hai đường ống đặt song song ở vùng đồi núi thì phải làm đường bậc riêng cho từng đường ống hoặc tuỳ theo điều kiện kinh tế kĩ thuật có thể kết hợp trên đường bậc. Khoảng cách các đường ống cho phép lấy theo bảng 5 nhưng phải thoả thuận với các cơ quan có trách nhiệm để lấy khoảng cách cho thích hợp.

5.9.8. Khi địa hình phức tạp quá chật hẹp, cho phép đặt đường ống cho đường hầm, phái có lí giải về lợi ích kinh tế kĩ thuật trong thiết kế, kích thước đường hầm phải chọn sao cho có lợi ích về kinh tế, đảm bảo việc thi công, bảo quả, vận hành và sửa chữa được dễ dàng. Phải đảm bảo bền chắc cho đường hầm không bị phong hoá, phải có biện pháp thông gió tự nhiên tốt. Việc dùng thông gió nhân tạo phải được lí giải và xem xét kĩ.

5.10. Đặt đường ống qua vùng mỏ

5.10.1. Đường ống đặt qua vùng khai thá c mỏ, cần kết hợp chặt chẽ với kế hoạch khai thác để tránh sự dịch chuyển đường ống, nên đặt đường ống qua nơi đã khai thác xong, đất đã ổn định hoặc lâu mới khai thác.

5.10.2. Khi đặt đường ống qua vùng đang khai thác phải tính đến những thay đổi địa hình do khai thác ảnh hưởng đến độ ổn định của đường ống. Nên đặt đường ống vuông góc với vỉa quặng. Việc lựa chọn phương pháp đặt đường ống nổi hay ngầm phải căn cứ vào điều kiện địa tầng, sự thay đổi địa hình và các yêu cầu khác có liên quan tới an toàn đường ống và kế hoạch khai thác.

5.10.3. Đường ống đặt trong vùng đất đá phải lấy là loại II, các mối hàn được kiểm tra 100% bằng phương pháp vật lí.

5.10.4. Các đường ống đặt qua mương, suối, thung lũng... cần đặt nổi. Các yêu cầu của đường ống đặt nổi phải phù hợp với các điều của chương 7 trong tiêu chuẩn này.

6. Đường ống vượt qua chường ngại thiên nhiên và nhân tạo

6.1. Việc lựa chọn các dạng đoạn vượt qua các chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo cần tiến hành trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật của các phương án.

Chú thích: Các chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo là các chường ngại như sông, suối, hồ, ao, đầm lầy, mương, khu vực đường sắt, đường ôtô...

6.2. Đường ống vượt ngầm qua chường ngại nước:

Xem lại: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 3

Xem tiếp: Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 5

5.0
1806 Đánh giá
Tác giả Admin
Bài viết trước Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 3

Đường ống chính dẫn và sản phẩm dầu - Tiêu chuẩn thiết kế - Phần 3

Bài viết tiếp theo

Van một chiều nước

Van một chiều nước
Viết bình luận
Thêm bình luận

Bài viết liên quan

Thông báo

Bạn cần hỗ trợ?