Quy trình làm nước mắm truyền thống ở Quảng Ninh

25 tháng 01 2019

Cá trộn với muối được cho vào các chum ngâm trong 24 tháng, sau đó người thợ lọc rút thành phẩm rồi đem phơi để nâng cao độ đạm.

1

Cơ sở nước mắm truyền thống nằm trải dài bên bờ vịnh Bái Tử Long thuộc địa bàn xã Đông Xá, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) với 4.000 chiếc chum và 13 dãy bể gồm 300 ngăn để ủ cá.

2

Nguyên liệu để làm mắm là cá nhâm, cá cơm… đánh bắt ở ngư trường Bái Tử Long, Cô Tô được trộn đều với muối theo tỷ lệ nhất định rồi cho vào các chum.

3

Hàng ngày công nhân mở nắp chum để đón ánh nắng, sau đó trộn đều nguyên liệu. Công đoạn này kéo dài trong 24 tháng cho tới khi đó xác cá rã ra thành chất lỏng sền sệt. Khi mắm chín xác cá sẽ đọng xuống dưới đáy chum.

4

Mắm chín sẽ được lọc rút thành phẩm rồi đem phơi để nâng cao độ đạm.

5

Sau nhiều công đoạn chế biến, nước mắm sẽ có màu cánh gián đậm.

6

Quy trình đóng nước mắm vào chai được làm bằng thủ công.

Ông Đào Đức Yêm, chủ cơ sở cho biết, ngoài sản xuất nước mắm cá truyền thống, những năm gần đây cơ sở còn sản xuất nước mắm sá sùng. “Sá sùng khô được mua với giá hơn 4 triệu đồng mỗi kg, rang lên, nghiền nhỏ rồi cho vào ủ với nước mắm cá có độ đạm cao trong vòng hai tháng. Sau đó tiếp tục lọc để lấy nước mắm sá sùng thành phẩm”, ông Yêm nói.

7

Các ống nhựa dùng để dẫn nước mắm từ bình lớn đặt trên cao chảy xuống dưới.

Theo ông Yêm, nước mắm sá sùng có vị ngọt hơn và giá thành cao hơn mắm cá. Mỗi năm cơ sở tiêu thu được khoảng 20.000 lít nước mắm sá sùng, còn nước mắm cá khoảng hơn 100.000 lít.

8

Công nhân chiết xuất nước mắm vào chai. Nước mắm sá sùng được phân làm 2 loại, giá từ 200.000 đồng đến 350.000 đồng một cặp (2 chai 750 ml); còn nước mắm cá từ 160.000 đồng đến 200 nghìn đồng một cặp.

 
 Nguồn: Valve Men tổng hợp từ internet./.