Thiết kế nhà máy bia 50 triệu lít - Tính toán hơi - nước - điện - lạnh
Mục lục
- CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN HƠI − NƯỚC − ĐIỆN − LẠNH
- 6.1. Tính lượng hơi cho nhà máy
- 6.2. Tính toán nước cho nhà máy
- 6.2.1.Tính nước dùng trong phân xưởng nấu
- 6.2.2. Lượng nước dùng để làm lạnh nhanh dịch đường
- 6.2.3. Nước dùng trong phân xưởng lên men
- 6.2.4. Nước dùng trong nhân men giống và rửa men
- 6.2.5. Nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện
- 6.2.6. Nước dùng cho nồi hơi
- 6.2.7. Nước dùng để pha loãng cho ra bia thành phẩm
- 6.2.8. Nước dùng cho việc khác
- 6.2.9. Tổng lượng nước dùng cho nhà máy
- 6.3. Tính toán điện tiêu thụ cho nhà máy
- 6.4. Tính toán lạnh cho nhà máy
- 6.4.1. Lượng nhiệt cần cho thiết bị làm lạnh nhanh
- 6.4.2. Nhiệt lạnh cung cấp cho quá trình lên men chính để duy trì nhiệt độ lên men
- 6.4.3. Tính nhiệt lạnh cần thiết để hạ nhiệt độ bia từ lên men chính xuống lên men phụ
- 6.4.4. Tính lượng nhiệt lạnh cho cả quá trình lên men phụ
- 6.4.5. Tính nhiệt lạnh cho thùng men giống
- 6.4.6. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để hạ nhiệt độ bia sau khi lọc từ 50C xuống 1oC để nạp CO2
- 6.4.7. Tổng nhiệt lạnh cần cung cấp cho nhà máy
- 6.4.8. Chọn máy lạnh
CHƯƠNG 6: TÍNH TOÁN HƠI − NƯỚC − ĐIỆN − LẠNH
6.1. Tính lượng hơi cho nhà máy
6.1.1. Lượng nhiệt tính cho nồi nấu
6.1.1.1. Lượng nhiệt cung cấp cho nồi hồ hóa
Khối lượng dịch cháo của một mẻ là: G1 = (123,75/459,48) x 40.000 = 10773,03 (kg)
Lượng nhiệt cần cung cấp để nâng nhiệt độ của khối dịch từ 38oC lên 58oC là:
Q11 = G1 x C11 (T2 − T1) = 10773,05 x 0,88 x (58 − 38) = 189605,68 (kcal)
Lượng nhiệt cần duy trì khối dịch ở 58oC là: Q12 = i x W1
Trong đó: i: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC.
W1: lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W1 = 2% G1.
→ Q12 = 640 x 2% x 10773,05 = 137895,04 (kcal)
Lượng nhiệt để nâng khối cháo từ 58oC lên 100oC là: Q13 = (G1 − 0,02G1) x C11 x (T2 − T1) = 0,98 x 10773,05 x 0,88 x (100 − 58) = 390208,5 (kcal)
Lượng nhiệt để duy trì khối cháo sôi là: Q14 = i x
W2: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC
W1: lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W1 = 3% G1.
Q14 = 640 x 3% x 10773,05 = 206842,56 (kcal)
Lượng nhiệt để cung cấp cho nồi hồ hóa là: Q1 = Q11+ Q12 + Q13 + Q14
= 189605,68 + 137895,04 + 390208,5 + 206842,56
= 924552,78 (kcal)
Tổn thất nhiệt trong nồi hồ hóa là: Lượng nhiệt đun nóng thiết bị: 2%
Lượng nhiệt tổn thất ra môi trường xung quanh: 2%
Lượng nhiệt tiêu tốn cho khoảng trống: 1% ∑Tiêu hao = 2% + 2% + 1% = 5%
Vậy lượng nhiệt thực tế cần cung cấp cho nồi hồ hóa là:
6.1.1.2. Lượng nhiệt cung cấp cho nồi đường hóa
Tổng lượng dịch trong nồi đường hóa sau khi hội cháo là: G2 = 31780,48 (kg)
Trong đó C1: nhiệt dung riêng của chất hòa tan, C1 = 0,34 kcal/kgoC
C2: nhiệt dung riêng của nước, C2 = 1 (kcal/kgoC).
W21: hàm ẩm của dịch, W21 = 79,66%
Nhiệt lượng cần để giữ khối dịch ở 52oC là Q21 = i x W21
Trong đó: i: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC.
W21: lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W21 = 1,5% G2.
→ Q21 = 640 x 1,5% x 31780,48 = 305092,6 (kcal)
Nhiệt lượng cần để nâng khối dịch từ 52oC lên 65oC là Q22 = G22 x C21 (T2 − T1)
Với G22 = G2 − 0,015G2 = 31780,48 − 0,015 x 31780,48 = 31303,77 (kg)
Q22 = (31780,48 − 0,015 x 31780,48) x 0,87 x (65 − 52) = 354045,67 (kcal)
Nhiệt lượng cần để giữ khối dịch ở 65oC trong vòng 30 phút là Q23 = i x W23
Trong đó: i: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC.
W23 : lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W21 = 2% G22.
Q23 = 640 x 2% x 31303,77 = 400688,29 (kcal)
Nhiệt lượng cần để nâng khối dịch từ 65oC lên 72oC là Q24 = (G22 − 2%G22) x C21 x (T2 − T1) = (31303,77 − 2% x 31303,77) x 0,87 x (72 − 65) = 186827,16 (kcal)
Nhiệt lượng để duy trì khối dịch ở 72oC Q25 = W25 x i
Trong đó: i: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC.
W23 : lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W21 = 3% G24
Q25 = 3% x (31303,77 − 2% x 31303,77) x 640 = 589011,73 (kcal)
Nhiệt lượng cần để nâng khối dịch từ 72oC lên 78oC là Q26 = (G24 − 3%G24) x C21 x (T2 − T1) = (30677,7 − 3% x 30677,7) x 0,87 x (78 − 72) = 155333,44 (kcal)
Nhiệt lượng để duy trì khối dịch ở 78oC là: Q27 = W27 x i
Trong đó: i: hàm nhiệt của hơi nước, i = 640 kcal/kgoC.
W23 : lượng nước bay hơi trong giai đoạn này, W21 = 3% G26 Q27 = 3%(30677,7 − 3% x 30677,7) x 640 = 571341,48 (kcal)
Nhiệt lượng cần cung cấp cho nồi đường hóa là: Q2 = Q21 + Q22 + Q23 + Q24 + Q25 + Q26 + Q27 = 305092,6 + 354045,67 + 400688,29 + 186827,16 + 589011,73 + 155333,44 + 571341,48 = 2562340,37 (kcal)
Tổn hao nhiệt trong nồi đường hóa là 5%
Vậy lượng nhiệt thực tế cần cung cấp là:
6.1.1.3. Lượng nhiệt cung cấp cho nồi nấu hoa
Khối lượng dịch đường trước khi đun hoa trong trường hợp sản xuất một mẻ bia nồng độ cao là: G3 = [(516,93 x 40000) / 459,48] + [(516,93 x 40000 x 0,05) / 459,48] = 47251,37 (kg)
Tỷ nhiệt của khối dịch là: Nhiệt lượng cần thiết để nâng nhiệt độ của khối dịch từ nhiệt độ ban đầu 78oC lên nhiệt độ sôi 100oC là:
Q31 = G3 x C31 x (T2 − T1) = 47251,37 x 0,91 x (100 − 78) = 945972,42 (kcal) Nhiệt lượng để duy trì khối nhiệt sôi là:
Q32 = i x W32 = i x G3 x 0,05 = 640 x 47251,37 x 0,05 = 1512043,84 (kcal)
Nhiệt lượng cần thiết để cung cấp cho nồi nấu hoa là:
Q3 = Q31 + Q32 = 945972,42 + 1512043,84 = 2458016,26 (kcal)
6.1.1.4. Nhiệt để đun nước nóng
Lượng nước nóng cần cho một mẻ nấu bia nồng độ cao là: 8618,44 + 17236,88 = 25855,32 (lít)
Lượng nhiệt để đun nước từ 30oC lên 78oC là: Q4 = G x C x (T2 − T1)
= 25855,32 x (78 − 30) = 1241055,36 (kcal)
Nhiệt lượng tổn thất là 5%. Vậy nhiệt lượng thực tế cần cung cấp là:
6.1.1.5. Tổng nhiệt lượng cho một mẻ nấu
Q = Qhh + Qđh + Qđun hoa + Qnn = 973213,45 + 2697200,4 + 2587385,53 + 1306374,06 = 5235573,44 (kcal)
6.1.2. Tính lượng nhiệt cho phân xưởng hoàn thiện
6.1.2.1. Lượng nhiệt để thanh trùng bia chai
Lượng bia chai cần thanh trùng trong một ngày là 397388,6 chai (loại 500ml).
Khối lượng của mỗi chai bia là 0,65 kg/chai, C = 1 kcal/kgoC.
Vậy nhiệt lượng cần cung cấp là
Q = 397388,6 x 0,65 x 1 x (75 − 25) = 12915129,5 (kcal)
6.1.2.2. Lượng nhiệt để hấp vỏ chai, thanh trùng đường ống thiết bị và thiết bị gây men
Lượng nhiệt để hấp vỏ chai, thanh trùng đường ống thiết bị và thiết bị gây men là khoảng 200 kg hơi/giờ.
6.1.3. Tính lượng hơi
Vậy tổng lượng hơi cần cung cấp trong một giờ là
DT = D1 + D2 = 2423,87 + 1203,7 = 3627,57 (kg hơi/giờ)
6.1.4.Chọn nồi hơi
Dựa vào hơi cần cung cấp ta chọn nồi hơi có các đặc điểm sau:
- Nồi hơi dùng nguyên liệu là than
- Năng suất 4000 kg hơi/giờ
- Áp suất làm việc: 8 at
- Nhiệt độ hơi 183oC
- Diện tích bề mặt đốt nóng 55m2
- Thể tích chứa nước 3,5 m3
- Đường kính ống sinh hơi: 620 mm
- Đường kính nồi hơi: 3000 mm
- Chiều cao nồi hơi: 4000 mm
- Hệ số hữu ích: 75%
- Số lượng nồi cần dùng: 2 chiếc
Tính kích thước cho nhà nồi hơi:
Nhà nồi hơi được xây dựng phía sau nhà máy gần bãi chứa than và xỉ than.
Đường kính nồi hơi là 3m, chiều cao nồi hơi là 4m, số lượng nồi hơi là 2 nồi. Vậy ta chọn nhà nồi hơi có các đặc điểm sau:
- Diện tích: 108 m2
- Kích thước: 12 x 9 x 6 (m)
6.1.5. Tính nhiên liệu cho nồi hơi
Nhà máy sử dụng than là nguồn cung cấp chính để làm nhiên liệu. Ở đây dùng than antvits làm nhiên liệu cho nồi hơi vì nhiệt lượng cung cấp từ từ, mua dễ dàng mà giá cũng không đắt.
Nhiệt lượng từ 1kg than cung cấp là 6500 kcal
Ta xây dựng bãi chứa than chứa được lượng than đủ cung cấp cho 2 ngày.
Vậy diện tích bãi chứa than là:
- Diện tích: 108 m2
- Kích thước: 12 x 9 x 6 (m)
- Mái tôn, tường lửng cao 4m.
6.2. Tính toán nước cho nhà máy
Nhà máy sử dụng nước từ nhà máy nước của tỉnh, có sử dụng thêm giếng khoan, tuy nhiên nước giếng khoan trước khi đưa vào sản xuất đã được nhà máy xử lý đạt theo yêu cầu kỹ thuật.
6.2.1.Tính nước dùng trong phân xưởng nấu
Lượng nước dùng trong sản xuất bia 14oBx trong một ngày là:
V11 = Vhồ hóa + Vđường hóa + Vrửa bã
= 43092,19 + 86184,38 + 130834,86 = 260111,43 lít/ngày
Lượng nước dùng để pha loãng cho ra bia 12oBx và 10oBx trong một ngày là: Vnước pha = V12oBx + V10oBx = 150290 + 29120 = 179410 (lít/ngày)
Tổng lượng nước sản xuất dùng cho bia thành phẩm là:
V = 260111,43 + 179410 = 439521,43 (lít/ngày)
Lượng nước dùng để vệ sinh thiết bị hồ hóa, đường hóa, thùng lọc, lắng xoáy, sàn nhà, đường ống chiếm 10% lượng nước cần dùng. Vậy tổng lượng nước cần dùng trong 1 ngày là: V1 = 439521,43 x 1,1 = 483473,57 (lít/ngày)
6.2.2. Lượng nước dùng để làm lạnh nhanh dịch đường
Tổng lượng nước cần dùng cho quá trình làm lạnh nhanh dịch đường trong một ngày là: G2 = 5 x (G21 + G22) = 5 x (117656,6 + 55367,68) = 865121,4 (kg)
Quá trình làm lạnh nhanh tổn thất khoảng 15%
Vậy lượng nước cần để làm lạnh cả ngày là:
V2 = 865121,4 x 1,15 = 994889,61 (lít/ngày)
6.2.3. Nước dùng trong phân xưởng lên men
Nước rửa thiết bị lên men lấy bằng 5% thể tích thiết bị. Mỗi ngày phải vệ sinh một tank, mỗi tank có thể tích 223,03 (m3) = 223030 lít. Vậy lượng nước dùng vệ sinh một ngày là: 1 x 223030 x 5% = 11151,5 (lít/ngày)
Nước dùng để vệ sinh nền nhà là 3 lít/ngày.
Diện tích sàn nhà khoảng 50 x 25 = 1250 m2
Vậy lượng nước cần để vệ sinh sàn nhà là: 1250 x 3 = 3750 (lít/ngày)
Vậy tổng lượng nước dùng trong phân xưởng lên men là:
V3 = 11151,5 + 3750 = 14901,5 (lít/ngày)
6.2.4. Nước dùng trong nhân men giống và rửa men
Nước dùng trong thùng rửa sữa men trong một ngày khoảng 4000 lít.
Nước dùng cho vệ sinh thùng gây men giống cấp I, cấp II, rửa sữa men chiếm 5% thùng, tức là: 0,05 x (17,84 + 5,95 + 16) = 1,99 (m3) = 1990 lít.
Vậy lượng nước dùng cho nhân giống và rửa sữa men là: V4 = 4000 + 1990 = 5990 (lít)
6.2.5. Nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện
6.2.5.1. Nước rửa bock
Mỗi ngày sử dụng 4000 bock, nước rửa cần 10 lít/bock.
Mỗi ngày lượng nước cần cho rửa bock là: 4000 x 10 = 40000 (lít)
Nước rửa máy chiết bock là 800 lít/ngày.
Vậy tổng lượng nước dùng trong rửa bock và máy chiết bock là: V51 = 40000 + 800 = 40800 (lít)
6.2.5.2. Nước rửa chai
Mỗi ngày dùng 397388,6 chai, mỗi chai rửa hết 1 lít. Vậy lượng nước cần dùng để rửa là: 397388,6 x 1 = 397388,6 (lít)
Lượng nước dùng cho rửa máy chiết chai là 1000 lít/ngày
Vậy tổng lượng nước dùng cho rửa chai và máy chiết chai là:
V52 = 397388,6 + 1000 = 398388,6 (lít/ngày)
6.2.5.3. Lượng nước dùng cho thanh trùng
Lượng nước cần cho thanh trùng là: V53 = 4 x (4000 + 3000 + 3200 + 7000) = 68800 (lít)
6.2.5.4. Lượng nước dùng cho vệ sinh tank chứa bia thành phẩm
Lượng nước dùng để vệ sinh tank chứa bia thành phẩm chiếm 5% thể tích tank.
V54 = 4 x 0,05 x 62,5 = 12,5 (m3/ngày)
6.2.5.5. Nước dùng để rửa phân xưởng hoàn thiện
Diện tích phân xưởng hoàn thiện khoảng 42 x 24 = 864 (m2)
1m2 diện tích phân xưởng hoàn thiện cần 3 lít nước rửa.
Vậy tổng lượng nước rửa sàn phân xưởng hoàn thiện là: V55 = 864 x 3 = 2592 (lít/ngày)
Vậy tổng lượng nước dùng cho phân xưởng hoàn thiện trong một ngày là:
V5 = V51 + V52 + V53 + V54 + V55 = 40800 + 398388,6 + 68800 + 12500 + 2592
= 523080,6 (lít/ngày)
6.2.6. Nước dùng cho nồi hơi
Theo tính toán thì lượng nước dùng cho nồi hơi bằng lượng hơi cung cấp cho nhà máy. Nhưng thường để tiết kiệm, ta cần thu hồi khoảng 80% lượng nước ngưng. Vậy lượng nước dùng cho nồi hơi bằng 20% lượng hơi cung cấp.
V6 = 4030,63 x 24 x 0,2 = 19347,02 (lít/ngày)
6.2.7. Nước dùng để pha loãng cho ra bia thành phẩm
Theo thông số ban đầu, sản xuất bia nồng độ cao từ đó pha loãng thành 60% bia chai và 40% bia hơi nên ta có thể tích nước dùng để pha trong một ngày là:
V7 = 100000 x 0,1456 + 100000 x 0,42 = 56560 lít/ngày
6.2.8. Nước dùng cho việc khác
Nước vệ sinh và các yêu cầu phụ khác tính bình quân theo đầu người là 38 lít/người/ngày.
Tổng số người trong nhà máy là 250 người.
Vậy tổng lượng nước cần dùng là: V8 = 250 x 38 = 9500 lít/ngày
6.2.9. Tổng lượng nước dùng cho nhà máy
Tổng lượng nước dùng cho nhà máy là: V=V1+V2+V3+V4+V5+V6+V7+V8
= 483473,57 + 994889,61 + 14901,5 + 5990 + 523080,6 + 19347,02 + 56560 + 9500 = 2107742,3 (lít/ngày)
Tính kích thước cho khu xử lý nước:
Lượng nước dùng cho nhà máy trong một ngày là 2107742,3 lít/ngày trong đó: nước dùng cho phân xưởng nấu là 483473,57 lít/ngày, nước dùng làm lạnh nhanh là 994889,61 lít/ngày, nước dùng cho phân xưởng lên men là 14901,5 lít/ngày, nước dùng cho nhân men giống và rửa men là 5990 lít/ngày, nước dùng để pha loãng cho ra bia thành phẩm là 56560 lít/ngày, nước rửa chai 398388,6 lít/ngày, nước rửa bock là 40800 lít/ngày.
Tổng cộng là 1995003,28 lít/ngày, lượng nước này chủ yếu là dùng nước máy, còn lại 112739,02 lita/ngày có thể bổ sung nước giếng có xử lý. Vì vậy cần có khu chứa nước và xử lý nước có:
Diện tích: 216 m2
Kích thước: 18 x 12 x 4,8 (m)
6.3. Tính toán điện tiêu thụ cho nhà máy
Nhà máy sử dụng điện được mua từ Trung Quốc, sử dụng vào mục đích chiếu sáng và động lực.
6.3.1. Tính lượng phụ tải chiếu sáng
Nhà máy có sử dụng đèn sợi đốt thông thường và bố trí đèn neon vào các nơi cần thiết.
6.3.1.1. Cách bố trí đèn
Trong phân xưởng sản xuất việc bố trí đèn phụ thuộc và các thông số sau:
- Chiều cao đèn phụ thuộc vào chiều cao thiết bị, vị trí làm việc, thường lấy H = 2,5 − 4,5m.
- Khoảng cách giữa các đèn: L = 2 −
- Khoảng cách đèn ngoài cùng đến tường: l = (0,25 − 0,35)L
Phương pháp tính phụ tải theo công suất riêng, theo phương pháp này nếu trên 1 m2 sàn nhà có công suất chiếu sáng là p thì toàn bộ sàn nhà S có công suất chiếu sáng là: P = p x S (công suất tính)
Ở đây ta dùng loại đèn có công suất Pđ = 0,1kw
6.3.1.2. Tính toán đèn chiếu sáng
Đèn chiếu sáng phân xưởng nấu Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng của phân xưởng nấu là: 8 x 6 = 48 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 48 = 4,8 (kw)
Đèn chiếu sáng phân xưởng lên men (trong nhà) Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng trong phân xưởng lên men là: 9 x 3 = 27 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 27 = 2,7 (kw)
Đèn chiếu sáng phân xưởng hoàn thiện Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng trong phân xưởng hoàn thiện là: 9 x 13 = 117 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 117 = 11,7 (kw)
Kho chứa nguyên liệu Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng trong kho chứa nguyên liệu là: 9 x 13 = 117 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 117 = 11,7 (kw)
Kho sản phẩm
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 54m
B = 36m
n1 = +1 = 19 bóng
n2 = +1 = 13 bóng
Tổng số bóng trong kho chứa sản phẩm là: 19 x 13 = 247 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 247 = 24,7 (kw)
Xưởng cơ điện
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 24m
B = 18m
Tổng số bóng trong phân xưởng cơ điện là: 9 x 7 = 63 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 63 = 6,3 (kw)
Đèn chiếu sáng phân xưởng nồi hơi Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng trong phân xưởng nồi hơi là: 5 x 4 = 20 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 20 = 2 (kw)
Bãi chứa than
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 12m
B = 9m
Tổng số bóng trong bãi chứa than là: 5 x 4 = 20 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 20 = 1,2 (kw)
Trạm biến thế
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 6m
B = 6m
n1 = +1 = 3 bóng
n2 = +1 = 3 bóng
Tổng số bóng trong trạm biến thế là: 3 x 3 = 9 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x = 0,9 (kw)
Kho vỏ chai, bock
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 54m
B = 36m
Tổng số bóng trong kho vỏ chai là: 9 x 3 = 247 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 247 = 24,7 (kw)
Gara ô tô
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 24m
B = 12m
Tổng số bóng trong gara ô tô là: 9 x = 45 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 45 = 2,7 (kw)
Nhà xử lý nước
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 12m
Tổng số bóng trong nhà xử lý nước là: 7 x 5 = 35 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 35 = 3,5 (kw)
Nhà lạnh và thu hồi CO2
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 12m
Tổng số bóng trong nhà lạnh và thu hồi CO2 là: 7 x 5 = 35 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,1 x 35 = 3,5 (kw)
Nhà hành chính
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 6m
Tổng số bóng trong nhà hành chính là: 7 x 3 = 21 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 21 = 1,26 (kw)
Hội trường, câu lạc bộ
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 24m
B = 18m
Tổng số bóng trong hội trường, câu lạc bộ là: 9 x 7 = 63 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 63 = 3,78 (kw)
Nhà ăn ca
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 9m
Tổng số bóng trong nhà ăn ca là: 7 x 4 = 28 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 28 = 1,68 (kw)
Nhà giới thiệu sản phẩm
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
Tổng số bóng trong nhà giới thiệu sản phẩm là: 7 x 4 = 28 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 28 = 1,68 (kw)
Nhà để xe đạp, xe máy
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 9m
Tổng số bóng trong nhà để xe là: 7 x 4 = 28 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 28 = 1,68 (kw)
Nhà vệ sinh, tắm giặt, thay quần áo
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 18m
B = 6m
Tổng số bóng là: 7 x 3 = 21 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 21 = 1,26 (kw)
Phòng bảo vệ
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 4m
B = 4m
Tổng số bóng trong phòng bảo vệ là: 2 x 2 = 4 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 4 = 0,24 (kw)
Phòng y tế
Chọn L = 3m → l = 0,25 x 3 = 0,75m
A = 9m
B = 8m
Tổng số bóng trong phân xưởng lên men là: 4 x 4 = 16 bóng
Vậy công suất chiếu sáng là: P = Pđ x n = 0,06 x 16 = 0,96 (kw)
Đèn chiếu sáng đường đi trong nhà máy
Cứ 10m bố trí 1 bóng, khoảng 40 bóng đèn công suất của bóng là 0,1kw
P2 = 40 x 0,1 = 4 kw
Bảng 6.1: Các khu vực, nhà dùng đèn chiếu sáng
6.3.2. Tính phụ tải sản xuất
Gồm các máy móc hoạt động dưới tác dụng của động lực
Bảng 6.2: Công suất các thiết bị trong nhà máy
Ngoài những thiết bị máy móc kể trên, trong nhà máy còn có các loại phụ tải động lực khác như quạt hút, quạt đẩy, trạm xử lý nước, xưởng cơ điện... Ta lấy bằng 15% phụ tải động lực kể trên. Vậy phụ tải động lực của toàn nhà máy là:
Pđl = 358,2 x 1,15 = 411,93 (kw/h)
Phụ tải của toàn nhà máy là: Pt = Pcs + Pđl = 116,94 + 411,93 = 528,87 kw/h 6.3.3. Xác định phụ tải tính toán
Mục đích tính toán là để xác định công suất thực tế của nhà máy nhằm tính toán và chọn máy biến áp, máy phát điện cho phù hợp.
Công thức tính toán phụ tải như sau: Ptt = Kc x Pđl
Trong đó:
Kc: hệ số phụ thuộc mức mang tải của thiết bị. Đối với phụ tải chiếu sáng thì Kc = 0,9; đối với phụ tải động lực thì Kc = 0,6
Vậy phụ tải tính toán của nhà máy là:
Ptt = 0,9 x 116,94 + 0,6 x 411,93 = 352,4 kw/h
6.3.4. Xác định công suất và dung lượng bù
6.3.4.1. Xác định hệ số cống suất cos φ
Hệ số công suất cos φ dùng để xác định phụ tải làm việc thực tế là không đồng thời mang phụ tải, tức là rất hiếm khi hay không có chế độ làm việc của phụ tải theo mức tính toán ở trên. Nếu ở chế độ làm việc theo tính toán định mức
6.3.4.2. Tính dung lượng bù
Mục đích là nâng hệ số cos φ bằng cách dùng tụ điện.
Công thức xác định dung lượng bù:
Qbù = Ptt x (tg φ1 ± tg φ2)
tg φ1: tương ứng với cos φ1 hệ số công suất ban đầu
tg φ2: tương ứng với cos φ2 hệ số công suất được nâng lên khi có thêm tụ điện.
Ta có:
cos φ1 = 0,65 → tg φ1 = 1,169
cos φ2 = 0,95 → tg φ2 = 0,329
Vậy Qbù = 352,4 x (1,169 ± 0,329) = 527,89 kw/h
6.3.5. Chọn máy biến áp
Máy biến áp được chọn theo thông số kỹ thuật sau:
Kiểu máy | TM 650/7 |
Công suất | 650 KVA |
Điện áp | 7KV |
Tổn hao không phụ tải | 1.6 kw |
Tổn hao ngắn mạch | 6.2kw |
Điện hạ áp | 386/220 |
Kích thước | 1950x1200x1700mm |
6.3.6. Tính điện tiêu thụ hàng năm
6.3.6.1. Điện năng tính cho thắp sáng
Điện năng tính cho thắp sáng được xác định theo công thức: Acs = Pcs x T x Kk (kw/h)
Trong đó:
Pcs: công suất chiếu sáng = 116,94 kw
T: thời gian sử dụng tối đa
T = K1 x K2 x K3
K1: số giờ chiếu sáng trong ngày = 12 giờ
K2: số ngày làm việc trong tháng = 25 ngày
K3: số tháng làm việc trong năm = 12 tháng
Kk: hệ số đồng thời = 0,9
Vậy Acs = 116,94 x (12 x 25 x 12) x 0,9 = 378885,6 kw/năm
Công suất tiêu thụ bình quân = 378885,6 / (12 x 25 x 12) = 105,25 kw/h
6.3.6.2. Điện năng cho động lực
Điện năng cho động lực được xác định theo công thức: Ađl = Pđl x T x Kc (kw/h)
Trong đó:
Pđl: công suất động lực = 411,93 kw
Kc: hệ số đồng thời = 0,6
T: thời gian sử dụng tối đa
Làm việc 3 ca thì T = 4 x 3 x 25 x 12 = 3600 giờ/năm
Làm việc 2 ca thì T = 4 x 2 x 25 x 12 = 2400 giờ/năm
Làm việc 1 ca thì T = 4 x 1 x 25 x 12 = 1200 giờ/năm
Trung bình trong nhà máy thì:
- 2/5 động lực chính phụ hoạt động 3 ca
- 2/5 động lực chính phụ hoạt động 2 ca
- 1/5 động lực chính phụ hoạt động 1 caTa có:
A1 = 2/5 x 3600 x 411,93 x 0,6 = 355907,52 kw
A2 = 2/5 x 2400 x 411,93 x 0,6 = 237271,68 kw
A3 = 1/5 x 1200 x 411,93 x 0,6 = 59317,92 kw
Vậy Ađl = 355907,52 + 237271,68 + 59317,92 = 652497,12 kw
6.3.6.3. Tổng công suất tiêu thụ cả năm
A = Km x (Acs + Ađl)
Trong đó Km: hệ số tổn hao trên mạng hạ áp, Km = 1,06
A = 1,06 x (378885,6 + 652497,12) = 1093265,68 kw/năm
Tính kích thước cho trạm biến thế
Diện tích: 36m2
Kích thước: 6 x 6 x 6 (m)
6.4. Tính toán lạnh cho nhà máy
6.4.1. Lượng nhiệt cần cho thiết bị làm lạnh nhanh
Ở thiết bị làm lạnh nhanh, dịch đường được làm lạnh từ 90oC xuống 12oC. Lượng nhiệt cần cung cấp cho 1 mẻ được tính theo công thức:
Q = G x C x (T1 − T2)
Trong đó:
G: khối lượng của dịch đường, G = 42582,92 (kg)
C = 0,921 kcal/kgoC
T1 = 90oC
T2 = 12oC
Q = 42582,92 x 0,921 x (90 − 12) = 3059071,8 kcal/kg
Lượng nhiệt cần cung cấp cho một ngày là: Q1 = 3059071,8 x 5 = 15295359 kcal/ngày.
6.4.2. Nhiệt lạnh cung cấp cho quá trình lên men chính để duy trì nhiệt độ lên men
6.4.2.1. Nhiệt lượng để hạ nhiệt độ sinh ra trong quá trình lên men tính cho một ngày lên men mạnh nhất
Nhiệt lượng được tính theo công thức: Q = G x q
Trong đó:
G: khối lượng chất khô lên men trong một ngày mạnh nhất q: Lượng nhiệt tỏa ra khi lên men 1kg đường (kcal)
Ta có phương trình lên men: C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 + Q
180g → 28 calo
Lượng dịch đường đi vào lên men trong 1 ngày là 178423,4 lít.
Dịch đường 14oBx có d = 1,0568 kg/l. Vậy khối lượng dịch đường có trong 1 ngày lên men là: 178423,4 x 1,0568 = 188557,84 (kg)
Chọn nồng độ cơ chất lên men mạnh nhất = 2%/ngày. Vậy lượng chất khô được lên men trong một ngày là: 188557,84 x 0,14 x 0,02 = 527,96 (kg/ngày) Q21 = 527,96 x 155,56 = 82129,45 kcal/ngày
6.4.2.2. Nhiệt lạnh tổn thất qua các lớp cách nhiệt
Q22 = F x K x (Tn − Tt)
Trong đó:
K: hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt, K = 0,3 kcal/m2.hoC Tn: nhiệt độ bên ngoài tank lên men, Tn = 30oC
Tt: nhiệt độ bên trong tank lên men, Tt = 12oC
Q22 = 0,3 x 228,79 x (30 − 12) = 1235,46 kcal/ngày
6.4.2.3. Lượng nhiệt lạnh để làm nước rửa sữa men
Lượng nước lạnh để rửa sữa men thường bằng hai lần lượng men cần rửa.
Vậy lượng nước lạnh cần rửa là: 2136,76 x 2 = 4273,52 (lít)
Lượng nước cần rửa sữa men trong một ngày khoảng 4300 lít. Lượng nhiệt để làm lạnh nước từ 25oC xuống 2oC là: Q23 = 4300 x 1 x (25 − 2) = 98900 kcal/ngày
Tổn hao lạnh do bảo quản sữa men khoảng 60000 kcal/ngày. Vậy lượng nhiệt cần để lên men chính là: Q2 = Q21 + Q22 + Q23 + 60000 = 82129,45 + 1235,46 + 98900 + 60000 = 242264,91 kcal/ngày
6.4.3. Tính nhiệt lạnh cần thiết để hạ nhiệt độ bia từ lên men chính xuống lên men phụ
Lượng nhiệt lạnh cần để hạ từ 12oC xuống 1oC được tính là: Q3 = G x C x (T2 − T1)
Trong đó:
G: lượng bia non có trong một tank lên men (một ngày) có hàm lượng chất khô
14oBx có d = 1,0568 kg/lít.
Do đó G = 204065,5 x 1,0568 = 215656,42 kg Tỷ nhiệt của bia non là:
C = C1 x X1 + C2 x X2
Trong đó:
C1: tỷ nhiệt của chất hòa tan, C1 = 0,34 kcal/kgoC
C2: tỷ nhiệt của nước, C2 = 1 kcal/kgoC
X1: hàm lượng chất khô, X1 = 0,14
X2: hàm lượng của nước trong bia, X2 = 1 − 0,14 = 0,86C = 0,14 x 0,34 + 0,86 x 1 = 0,91 kcal/kgoC
Q = 215656,42 x 0,91 x (12 − 1) = 2158720,76 kcal/ngày
Lượng nhiệt tổn thất qua lớp cách nhiệt là 10%. Vậy lượng nhiệt cần thiết là:
Q3 = 2158720,76 x 1,1 = 2374592,8 kcal/ngày
6.4.4. Tính lượng nhiệt lạnh cho cả quá trình lên men phụ
Trên thực tế cứ một lít bia non tổn hao 0,25 kcal/ngày.
Lượng bia non có trong một tank lên men của một ngày là 215656,42 kg.
Vậy nhiệt lượng cần cho một ngày là: Q41 = 215656,42 x 0,25 = 53914,1 kcal/ngày
Tổn thất qua lớp cách nhiệt là: Q42 = F x K x (Tn − Tt)
Trong đó:
K: hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt, K = 0,3 kcal/m2hoC Tn: nhiệt độ bên ngoài tank lên men, Tn = 30oC
Tt: nhiệt độ bên trong tank lên men, Tt = 1oC
F: diện tích xung quanh tank lên men, F = 228,79m2.
Q42 = 228,79 x 0,3 x (30 − 1) x 24 = 47771,35 kcal/ngày
Tổng lượng nhiệt lạnh cung cấp cho cả quá trình lên men phụ là:
Q4 = 53914,1 + 47771,35 = 101685,45 kcal/ngày
6.4.5. Tính nhiệt lạnh cho thùng men giống
Lượng men giống cần cho một ngày là 21367,63 lít. Trong quá trình cần cung cấp O2 đầy đủ để nuôi sinh khối.
Dịch đường đưa vào lên men 14oBx có d = 1,0568 kg/lít. Vậy khối lượng dịch đường là: 213680,68 x 1,0568 = 225817,74 kg
Lượng chất hòa tan có trong dịch đường là: 225817,74 x 0,14 = 31614,48 kg
Trong đó chỉ có khoảng 70% đường có khả năng lên men: 31614,48 x 0,7 = 22130,13 kg, 1kg đường lên men tỏa ra 155,56 kcal. Vậy lượng nhiệt tạo thành trong một ngày là: Q51 = 22130,13 x 155,56 = 3442563,9 kcal/ngày Tổn thất qua các lớp cách nhiệt của thùng men giống là: Q52 = (F1 + F2) x K x (Tn − Tt)
Trong đó:
K hệ số truyền nhiệt qua lớp cách nhiệt, K = 0,3 kcal/m2hoC Tn: nhiệt độ bên ngoài tank lên men, Tn = 30oC
Tt: nhiệt độ bên trong tank lên men, Tt = 1oC
F1: diện tích xung quanh thùng men giống cấp 1.
F2: diện tích xung quanh thùng men giống cấp 2.
Tổng nhiệt lượng cung cấp cho cả thùng nhân men giống là:
Q5 = Q51 + Q52 = 3442563,9 + 8179,05 = 3450742,95 kcal/ngày
6.4.6. Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp để hạ nhiệt độ bia sau khi lọc từ 50C xuống 1oC để nạp CO2
Sau khi lọc nhiệt độ của bia tăng lên 5oC ta cho vào thiết bị nạp CO2 có hệ thống làm lạnh bằng glycol để hạ nhiệt độ xuống 1oC. Nhiệt lạnh được tính theo công thức sau: Q6 = G x C x (T1 − T2)
Trong đó:
G: khối lượng bia cần nạp CO2 trong một ngày G = 201001,1 x 1,0568 = 212417,96 kg
C: tỷ nhiệt của bia sau khi lọc
C = C1 x X1 + C2 x X2 = 0,34 x 0,14 + 1 x 0,86 = 0,91 kcal/kgoC
Q6 = 212417,96 x 0,91 x (5 − 1) = 773201,38 kcal/ngày
Lượng nhiệt tổn thất qua lớp cách nhiệt là 10%. Vậy lượng nhiệt lạnh cần thiết là:
Q6 = 773201,38 x 1,1 = 850521,52 kcal/ngày
6.4.7. Tổng nhiệt lạnh cần cung cấp cho nhà máy
Qt = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5 + Q6 = 15295359 + 242264,91 + 2374592,8 + 101685,45 + 3450742,95 + 850521,52 = 22315166,63 kcal/ngày
6.4.8. Chọn máy lạnh
Lượng nhiệt lạnh cần cung cấp cho nhà máy trong một giờ là:
Qt/24 = 22315166,63 / 24 = 929798,6 kcal/giờ
Vậy ta chọn máy lạnh nén cấp một có thể chạy luân phiên hoặc đồng thời.
Các đặc tính kỹ thuật cho máy lạnh:
- Số xi lanh: 6 xi lanh
- Năng suất lạnh: 1 triệu kcal/giờ
- Công suất động cơ: 70kw.
Sưu tầm và biên soạn bởi: Valve Men Team